Đề kiểm tra cuối kì I khối 4 năm học 2009 - 2010 môn: Tiếng Việt

doc10 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối kì I khối 4 năm học 2009 - 2010 môn: Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Trần Quốc Toản
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I KHỐI 4
NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn: Tiếng Việt
A. ĐỌC: 
I. Đọc tiếng: 
Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 80 tiếng trong các bài sau SGK Tiếng Việt 4 tập I và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
1. “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi	Trang 115
( Đọc đoạn: Từ đầu.............. không nản chí. )
2. Vẽ trứng	Trang 120
( Đọc đoạn: lê-ô-nác-đô hiểu ra .......... củ thời đại phục hưng )
3. Người tìm đường lên các vì sao	Trang 125	
( Đọc đoạn: Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước .......... . )
4. Văn hay chữ tốt	Trang 129
( Đọc đoạn: lá đơn viết rõ ràng .......... viết chữ sao cho đẹp. )	
5. Cánh diều tuổi thơ	Trang 146
 ( Đọc đoạn: Ban đêm, trên bãi thả .......... khát khao của tôi. )
6. Kéo co 	Trang 115
 ( Đọc đoạn: Làng Tích Sơn thuộc thị xã .......... hết bài. )
7. Rất nhiều mặt trăng	Trang 168
 ( Đọc đoạn: Nhà vua rất mừng .......... khoa học đều bó tay. )
 II. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm) 
BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ
	Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao vút bỗng chốc đâm những”búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Trích Nguyễn Quỳnh
* Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau đây:
Câu 1: Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì?
A. Đầy ánh sáng
B. Đầy màu sắc
C. Đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
Câu 2: Từ “búp vàng” trong câu: “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” chỉ gì?
A. Chim vàng anh.
B. Ngọn bạch đàn.
C. Ánh nắng trời.
Câu 3: Vì sao nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ”? 
A. Vì tiếng hót còn ngân nga mãi trong không gian.
B. Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà.
C. Vì tiếng hót còn lưu luyến mãi với cữa sổ của bé Hà.
Câu 4: Câu hỏi “Sao chú chim vàng anh này đẹp thế?” dùng để thể hiện điều gì?
A. Thái độ khen.
B. Sự khẳng định.
C. Yêu cầu, mong muốn.
Câu 5: Trong các dòng dưới đây, dòng nào có hai tính từ?
A. óng ánh, bầu trời.
B. rực rỡ, cao
C. hót, bay
Câu 6: Trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” Bộ phận nào là vị ngữ?
A. bỗng chốc đâm những “búp vàng”
B. đâm những “búp vàng”
C. cao vút ấy
Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh)
A. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
B. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót.
C. Tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.
Câu 8: Câu “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà”.có mấy động từ?
A. Hai động từ (là các từ: ....................................)
B. Ba động từ (là các từ: .................................... ...............................................................)
C. Bốn động từ (là các từ: .................................................................................................)
B. VIẾT: 
I. Chính tả nghe - viết (16 - 20 phút )
VĂN HAY CHỮ TỐT
	Thuở nhỏ, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
	Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Ông còn mượn những cuốn sách chữ viết đẹp để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
	Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
II. Tập làm văn (5 điểm)
Tả đồ dùng học tập mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM TV lớp 4
A. ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc tiếng: (5 điểm) 
Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài đã nêu và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. (GV linh động hỏi)
	- Yêu cầu đọc lưu loát, giọng đọc phù hợp tình cảm nội dung bài đọc, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, tốc độ đạt 80 tiếng / 1 phút: 4 điểm
	 Trả lời đúng câu hỏi giáo viên đưa ra: 1 điểm
	+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
	(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên : 0 điểm.)
	+ Ngắt ngỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
	(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
	+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
 ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.
 + Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm.
 ( Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút : 0 điểm.)
 + Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 1 điểm.
 ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm )
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
	Từ câu 1 đến câu 6 khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm. 
	Câu 1: C	Câu 2: A	Câu 5: B	 
	Câu 3: B	Câu 4: A	Câu 6: A	 
Câu 7: C ( 1 điểm ) HS không gạch dưới hình ảnh so sánhchỉ được 0,5 điểm.
Câu 8:C (1 điểm) HS không ghi đúng 4 động từ (chớp, khoe, lọc, bay) chỉ được 0,5 điểm.
II. PHẦN VIÊT: 10 điểm
1. Chính tả: (5 điểm) Học sinh nghe viết khoảng 16 đến 20 phút
	- Học sinh viết đúng cả bài, trình bày đẹp nét chữ tương đối. (5 điểm)
	- Nhầm sang tiếng khác, sót tiếng, sai dấu, sai vần, âm đầu 2 lỗi trừ 1 điểm
	- Các tiếng lỗi sai lặp lại, giống nhau chỉ trừ một lần.
	- Sai lỗi kĩ thuật toàn bài trừ 0,5 điểm.
2. Tập làm văn: (5 điểm)
 Đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm:
- Viết được bài văn miêu tả đồ dùng học tập yêu thích đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã học; độ dài bài viết khoảng 12 câu 
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. 
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5. 
Trường T.H Trần Quốc Toản
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I (LỚP 4) - Năm học: 2009-2010
Môn: Lịch sử 	Thời gian: 35 phút	 
Câu 1: Nối các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử phù hợp với nhau:
1. Chiến thắng Bạch Đằng ( năm 938)	A. Trần Quốc Toản
	2. Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.	B. Hùng Vương
	3. Dời đô ra Thăng Long	C. Lí Thái Tổ
	4. Chống quân xâm lược Mông Nguyên	D. Lí Thường Kiệt
	5. Đặt kinh đô ở Phong Châu (Phú Thọ)	E. Ngô Quyền 
	6. Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt	G. Đinh Bộ Lĩnh
 	* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 2: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
A. Khoảng năm 600 TCN.
B. Khoảng năm 700 TCN.
C. Cuối thế kỷ III TCN.
Câu 3: Vì sao Thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm vua?
A. Vì khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ.
B. Vì quân Tống đem quân sang xâm lược nước ta.
C. Vì Lê Hoàn là người tài giỏi, đang chỉ huy quân đội.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Nhà Trần làm gì để xây dựng quân đội?
A Tuyển tất cả trai tráng từ 16 đến 30 tuổi vào quân đội.
B. Tất cả các trai tráng khoẻ mạnh đều được tuyển vào quân đội sống tập trung trong doanh trại để tập luyện hàng ngày.
C. Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
Câu 5: Nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược vì:
A. Hồ Quý Ly chỉ chăm lo việc cải cách ruộng đất.
B. Hồ Quý Ly ăn chơi sa đoạ, không quan tâm đến đời sống của nhân dân.
C. Hồ Quý Ly không đoàn kết được toàn dân mà chỉ dựa vào quân đội.
Câu 6: Bộ Luật Hồng Đức ra đời dưới triều đại nào?
A. Nhà Hồ.
B. Nhà Hậu Lê
C. Nhà Trần
Câu 7: Bộ Luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
Trường T.H Trần Quốc Toản
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I (LỚP 4) - Năm học: 2009-2010
Môn: Địa lí 	Thời gian: 35 phút	 
	* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải.
B. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
C. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc.
Câu 2: Trung du Bắc Bộ là một vùng:
A. Có thế mạnh về đánh cá.
B. Có diện tích trồng cà phê lớn nhất đất nước
C. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả..
Câu 3: Đàn Tơ-rưng, đàn Krông-pút, cồng, chiêng, . . là những nhạc cụ đặc trưng của người dân:
A. Bắc Bộ
B. Nam Bộ
C. Tây Nguyên
Câu 4: Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là:
A. Người Thái
B. Người Kinh
C. Người Mông
Câu 5: Quan sát Bảng số liệu về địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn như sau:
Các dân tộc
Địa bàn cư trú ( nơi sinh sống) theo độ cao
Dân tộc Dao
700 m – 1000 m
Dân tộc Mông
Trên 1000 m
Dân tộc Thái
Dưới 700 m
Dựa vào bảng số liệu, hãy kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ thấp đến nơi cao:
.
Câu 6: Chợ Phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Câu 7: Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
Trường T.H Trần Quốc Toản
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I (LỚP 4) - Năm học: 2009-2010
Môn: Khoa học 	Thời gian: 35 phút	 
Câu 1 : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
a) Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá bạn cần:
A. Uống nước lã, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện bằng xà phòng.
B. Không cần xử lí phân, rác và các loại nước bẩn.
C. Thực hiện ăn sạch, uống sạch (Thức ăn phải rửa sạch, nấu chín, uống nước đã đun sôi). Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện bằng xà phòng.
b). Để có cơ thể khỏe mạnh, bạn cần :
Ăn nhiều thịt, cá.
Ăn nhiều hoa quả.
Ăn nhiều rau xanh.
D. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí.
c). Để phòng bệnh do thiếu i- ốt, hằng ngày bạn nên sử dụng :
Muối tinh. B. Bột ngọt.
C. Muối hoặc bột canh có bổ sung I -ốt. D. Thịt, cá.
d). Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn cứa nhiều chất đạm ?
A. Rau xanh B. Thịt gà.
C. Cá. D. Thịt bò.
e). Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước ?
A. Hạn chế tắm giặt.
B. Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước ; không xả rác, nước thải vào nguồn nước.
C. Uống ít nước đi 
D. Dùng nước sạch.
Câu 2 : Điền vào ô 	 chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
Để phòng tránh tai nạn đuối nước, chúng ta cần :
	a) Lội qua suối khi trời mưa lũ
	b) Đậy nắp chum, vại, bể nước, giếng nước
c) Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối...
Câu 3: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp:
 A B
 Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà
 Thiếu chất đạm
 Bị còi xương
 Thiếu vi-ta-min A
 Bị suy dinh dưỡng
 Thiếu i- ốt
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bưới cổ.
 Thiếu vi-ta-min 
Câu 4 : Chọn và điền các từ ngữ : bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy vào chỗ (...) của sơ đồ sau cho phù hợp cho phù hợp :
Nước ở thể lỏng
 .... (1) .... (2)
 Hơi nước Nước ở thể rắn
 .... (4) .... (3)
 Nước ở thể lỏng
Câu 5 : Để đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa, chúng ta cần làm gì ?
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, GHI ĐIỂM KHOA HỌC 4
Câu 1 : 2,5 điểm. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
	a) A	b) D	c) C	d) A e) B
Câu 2 : 1,5 điểm. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
	a) S	b) Đ	c) Đ	
Câu 3: (2 điểm). Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
 A B
 Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà
 Thiếu chất đạm
 Bị còi xương
 Thiếu vi-ta-min A
 Bị suy dinh dưỡng
 Thiếu i- ốt
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bưới cổ.
 Thiếu vi-ta-min 
Câu 4 : (2 điểm). Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
	Thứ tự 1, 2, 3, 4 cần điền là : ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy, bay hơi.
Câu 5  (2 điểm) Để đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa, chúng ta cần :
	- Giữ vệ sinh ăn uống, ăn uống sạch sẽ (0,5 điểm).
	- Giữ vệ sinh cá nhân : rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện (0,5 điểm).
	- Giữ vệ sinh môi trường : sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ; xử lí phân, tác thải đúng cách ; diệt ruồi, muỗi thường xuyên (1 điểm).
* ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỊA LÍ 4
	*Từ câu 1 – câu 4 mỗi câu đúng ghi 1 điểm
Câu: 1B 2C	 3C	 4B
Câu 5: ( 2 điểm )	 
Câu 6: ( 1 điểm )
	Chợ Phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Hàng hoá bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương.
Câu 7: ( 3 điểm )
	- Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ; có những gỗ quý như: Cẩm lai, giáng hương, . . . Ngoài ra rừng còn có tre, nứa, mây . . . . và các loại cây làm thuốc như sa nhân, hà thủ ô và có nhiều thú quý như: Voi, bò rừng . . . . (2 điểm)
* ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM LỊCH SỬ 4
Câu 1: ( 3 điểm ). Mỗi ý đúng được 0,5 điểm, sai hoặc không làm không có điểm của ý đó.
Đáp án đúng: 1 – E, 2 – G, 3 – C, 4 – A, 5 – B, 6 – D.
	Từ câu 2 đến câu 6 khoanh tròn đúng mỗi câu ghi 1 điểm.
Câu: 2B, 3D, 4C, 5C, 6B.
Câu 7: ( 2 điểm )
	Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức là:
	Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ; bảo vệ chủ quyền quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Trường T.H Trần Quốc Toản
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI (LỚP 4) - Năm học: 2009-2010.
Môn : Toán	 Thời gian: 40 phút
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng .
a. Giá trị của chữ số 5 trong số “32 425 176” là:
5000	B. 50000 	C. 500 	D. 500000 
b.Trong các số 65 874 ; 56 874 ; 65 784 ; 65 748. Số lớn nhất là:
 A.65 784 	B. 56 874 	 C. 65 874 	D. 65 748
c. 1245 x 23 = ? 
A. 6225	B. 28635 	 C. 27635	D. 27425 
d. 1tạ 45 kg = ? kg 
A. 1045 	B. 46	 C. 154	D. 145 
Bài 2: Hình vuông có cạnh 5 m.
a. Chu vi hình vuông là: 
	A. 25 m	B. 10 m	 C. 20 m	D. 18 m
b. Diện tích hình vuông là: 
	A. 20 m2	B. 25 m2	 C. 25 m 	D. 10 m2 
Bài 3: Tìm số trung bình cộng của: 35; 65 và 20.
Bài 4: Tính bằng cách nhanh nhất .
 132 x 5 x 2 
Bài 5: Đặt tính rồi tính
 a..23145 x 24; b. 156 x 243; c. 326 x 203; d. 12570 : 5; e. 1025 : 25. .
Bài 6: Một lớp học có 36 học sinh. Số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là 12 bạn. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ ?
Bài 7: Điền số thích hợp vào * * * .
 1 * *
 X
 * *
 4 * 2
 * * *
 2 * * 2
* HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ GHI ĐIỂM TOÁN 4
Bài 1: (2 điểm) Đúng mỗi câu ghi 0,5 điểm
	a.A	b. C	c. B	d. D
Bài 2 (1 điểm) Đúng mỗi câu ghi 0,5 điểm
	a.C	b. B
Bài 3: (1 điểm)
 ( 35 + 65 + 20 ) : 3 ( 0,5 điểm )
 = 120 : 3
 = 40 ( 0,5 điểm )
Bài 4: (1 ®iÓm)
 132 x 5 x 2 = 132 x ( 5 x 2 ) (0,5 điểm )
 = 132 x 10 ( 0,25 điểm )
 = 1320 ( 0,25 điểm )
Bài 5: (2,5 ®iÓm) mçi phÐp tÝnh ®óng 0,5 ®iÓm 
 a. 555480 d. 2514
 b. 37908 e. 41
 c 66178
 ( Nếu HS đặt tính đúng kết quả sai thì không ghi điểm)
Bài 6: (2 điểm ) HS có thể giải bằng nhiều cách khác nhau 
 Bài giải :
 Số học sinh nam là : ( 0,25 điểm ) 
 (36 + 12 ) : 2 = 24 (học sinh ) ( 0,5 điểm )
 Số học sinh nữ là: ( 0,25 điểm )
 36 – 24 = 12 ( học sinh ) ( 0,5điểm )
 Đáp số : 24 học sinh nam. (0,25 điểm)
 12 học sinh nữ. ( 0,25 điểm)
 *Lưu ý: - Lời giải sai, phép tính đúng không ghi điểm.
 - Không ghi đơn vị, sai, thiếu đơn vị toàn bài trừ 0,5 điểm.
Bài 7: 0,5 điểm ( HS ghi phép tính đúng, tương ứng như số đã cho được 0,5 điểm)

File đính kèm:

  • doclop 4.doc