Đề kiểm tra cuối kì I năm học 2012 – 2013 môn Tiếng Việt – lớp 1

doc27 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra cuối kì I năm học 2012 – 2013 môn Tiếng Việt – lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH : ..
Lớp : Một ..
Tên học sinh : 
Điểm
Đọc: ...
Viết : ..
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 1
Điểm chung
I. Kiểm tra đọc : 10 điểm 
Câu 4. Nối từng ô chữ ở bên trái với ô chữ bên phải cho hợp nghĩa:
hươu sao
san sát 
phố xá 
xuôi gió 
 mùa dưa
cao cổ
 cánh buồm
chín rộ 
Câu 5. Chọn vần thích hợp điền vào chỗ trống:
ua hay ưa : 
cà ch........	; 	nụ d........ 
uông hay ương :
ch............. gió	; 	cái trống tr..........
Trường TH : .
Lớp : Một ..
Tên học sinh : 
Điểm
.................... 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 1
II. Kiểm tra viết: 
Câu 1. Viết vần 
Câu 2. Viết từ 
Câu 3. Viết câu 
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
 TỊNH BIÊN MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 1 
 Năm học: 2012 – 2013
* Cách kiểm tra 
 I. Kiểm tra đọc 
 - GV viết các câu a, b, c lên bảng lớp sau đó kiểm tra từng học sinh.
Câu 1. Đọc vần 
 	 ươi	 ;	yên	 ;	ênh	 ;	iu
 	Câu 2. Đọc từ 
 	phố phường	 ;	cây gạo	 ;	chuồn chuồn ;	 trái tim
Câu 3. Đọc câu 
 	 	Sáng chủ nhật, Hồng theo mẹ đi dạo phố và mua nhiều quà bánh.
 	- Sau khi kết thúc phần kiểm tra đọc thành tiếng, GV cho HS nghỉ khoảng 15 phút rồi phát giấy kiểm tra đã in sẵn câu 4, 5 cho từng học sinh và hướng dẫn cách làm.
 * Đánh giá : 
 1 . Kiểm tra đọc : 10 điểm 
 - Câu 1: đọc thành tiếng các vần (2,0 điểm)
 + Đọc đúng, to, rõ ràng, đảm bảo thời gian quy định đạt: 0,5 điểm/vần ;
 + Đọc sai hoặc không đọc được (dừng quá 5 giây/vần): không được điểm . 
 - Câu 2: đọc thành tiếng các từ ngữ (2,0 điểm) 
 + Đọc đúng, to, rõ ràng, đảm bảo thời gian quy định đạt: 0,5 điểm/từ ngữ ;
 + Đọc sai hoặc không đọc được (dừng quá 5 giây / từ ngữ): không được điểm. 
- Câu 3: đọc thành tiếng câu văn (2,0 điểm)
 + Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy.
 + Đọc sai hoặc đọc không được (dừng quá 5 giây/từ ngữ) : không được điểm. 
- Câu 4: Nối ô từ ngữ (2,0 điểm) 
 + Đọc hiểu và nối đúng: 0 ,5 điểm/cặp từ ngữ.
 Cặp từ ngữ nối đúng: 
hươu sao cao cổ
phố xá san sát
mùa dưa chín rộ
cánh buồm xuôi gió
 - Câu 5: chọn vần thích hợp điền vào chỗ trống ( 2,0 điểm )
 + Điền đúng mỗi vần thích hợp đạt 0,5 điểm ;
 Các vần điền đúng : 	cà chua ; nụ dưa 
 	chuông gió ; cái trống trường
 + Điền sai hoặc không điền được: không được điểm .
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁCUỐI KÌ I
 TỊNH BIÊN MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 1 
 Năm học : 2012– 2013
 II. Kiểm tra viết: (10 điểm)
- GV viết lên bảng lớp câu a, b, c cho học sinh viết vào giấy kiểm tra. GV cần hướng dẫn HS viết thẳng hàng các dòng thơ và xuống dòng sau mỗi câu thơ. 
 Câu 1: Viết vần (2,0 điểm) 
 uôi	;	yên	;	 ươn	;	ong
 + Viết đúng, thẳng dòng, đúng cỡ chữ: 0,5 điểm/vần ;
 + Viết không đều nét, không đúng cỡ chữ: 0,25 điểm/vần ;
 + Viết sai hoặc không viết được: không được điểm.
Câu 2 : Viết từ (2,0 điểm)
mặt trăng ; ươm tơ	; xinh đẹp ; cây lúa
+ Viết đúng, thẳng dòng, đúng cỡ chữ: 1,0 điểm/từ ngữ ;
+ Viết không đều nét, không đúng cỡ chữ : 0,5 điểm/từ ngữ ;
 + Viết sai hoặc không viết được: không được điểm.
Câu 3: Viết câu (6,0 điểm)
Không sơn mà đỏ
 	Không gõ mà kêu
 Không khều mà rụng.
+ Viết đúng cả đoạn thơ đạt 6 điểm. Sai mỗi chữ trừ 1.0 điểm. Viết không đều nét, không đúng cỡ chữ từ 5 lần trở lên trừ 1 điểm toàn bài.
	Lưu ý: Chưa yêu cầu HS viết hoa chữ đầu câu. Tuy nhiên nếu HS viết được vẫn khuyến khích.
Trường TH: ...
Lớp : Hai ..
Tên học sinh: .
Điểm
Đ.thầm: ..
Đ.to : ..
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 2
Điểm chung
A. KIỂM TRA ĐỌC 
 II. Đọc thầm và làm bài tập 
 Học sinh đọc thầm bài Bông hoa niềm vui, sau đó đánh dấu x vào các ô trống trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện các yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây :
 Bông hoa niềm vui
 Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm bệnh viện. Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm vui để bố dịu cơn đau.
 Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn. Mọi người vun trồng và chỉ đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa.
 Cánh cửa kẹt mở. Cô giáo đến. Cô không hiểu vì sao Chi đến đây sớm thế. Chi nói :
 - Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng.
 Cô giáo đã hiểu. Cô ôm em vào lòng :
 - Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.
 Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. Bố còn tặng nhà trường một khóm hoa cúc đại đóa màu tím đẹp mê hồn.
 Phỏng theo XU-KHÔM-LIN-XKI
 (Mạnh Hưởng dịch)
1. Vì sao Chi muốn tặng bố một bông hoa Niềm vui ? 
 a o Vì bố Chi rất thích bông hoa này.
 b o Vì bố Chi chưa biết bông hoa này. 
 c o Vì Chi muốn bố được xoa dịu cơn đau khi nhìn thấy bông hoa này.
2. Chi chần chừ không muốn hái hoa là do ?
 a o Sợ hoa bị ngắt sẽ không đẹp do thiếu ánh nắng mặt trời
 b o Không hái để hoa mãi tươi đẹp cho mọi người cùng ngắm.
 c o Đợi hoa nở thật nhiều rồi mới hái tặng mọi người.
3. Tìm và gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu: Chi giơ tay định hái.
4. Đặt một câu nói về học tập, theo kiểu câu “Ai thế nào” ? 
Trường TH:....................
Lớp : Hai 
Tên học sinh: .....................
Điểm
CT : .
TLV : ..
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 2 
Điểm chung
B. KIỂM TRA VIẾT 
 I. Viết chính tả: ( nghe - viết )
 Thương ông 
Trường TH :.
Lớp : Hai ..
Tên học sinh : .....
Điểm
 .
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 2
II. Tập làm văn :
Sắp đến ngày sinh nhật của em. Em hãy gởi lời mời đến người bạn thân để bạn đến dự sinh nhật. 
Bài làm
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
 TỊNH BIÊN MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2 
 Năm học : 2012 – 2013
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
 I. Đọc thành tiếng : 6 điểm
 1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh . 
 - Nội dung kiểm tra : Gồm 5 bài đã học ở HK I, GV ghi tên bài, số trang đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc đúng, rõ ràng 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 40 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đã đọc do GV nêu .
 Bài 1 : Bà cháu	 	( TV 2 tập 1 trang 86 )
 Bài 2 : Sự tích cây vú sữa	 	 	( TV 2 tập I trang 96 )
 Bài 3 : Mẹ	 	 	( TV 2 tập I trang 101 )
 Bài 4 : Quà của bố	 	( TV 2 tập I trang 106 )
 Bài 5 : Bé Hoa	 	( TV 2 tập I trang 121 )
 - Đọc to, rõ ràng, đúng tiếng, đúng từ : 3 đểm 
 	+ Đọc sai dưới 3 tiếng : 2,5 điểm 
+ Đọc sai 3 đến 5 tiếng : 2 điểm 
+ Đọc sai 6 đến 10 tiếng : 1,5 điểm 
+ Đọc sai 11 đến 15 tiếng : 1 điểm 
+ Đọc sai 16 đến 20 tiếng : 0,5 điểm 
+ Đọc sai trên 20 tiếng : 0 điểm 
 - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu , các cụm từ rõ nghĩa (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu) : 1 điểm 
 (Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 5 câu dấu câu : 0,5 điểm ; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 6 dấu câu trở lên : 0 điểm).
 - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 1 điểm 
 	+ Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm 
+ Đọc quá 2 phút , phải đánh vần nhẩm : 0 điểm 
 - Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm 
+ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm 
+ Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm. 
	* Đối với các bài tập đọc thuộc thể thơ, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu cần đạt.
II. Đọc thầm và làm bài : 4 điểm 
 GV yêu cầu HS đọc kĩ bài văn rồi đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất hoặc theo yêu cầu của câu hỏi nêu ra, mỗi câu đúng đạt 1 điểm.
 * Phần trả lời đúng: câu 1: ý c ; câu 2: ý b ; câu 3: giơ, hái ; câu 4: HS đặt câu đúng theo yêu cầu đạt 1 điểm. GV xem xét để trừ điểm nếu có hạn chế về cách dùng từ đặt câu hoặc có mắc lỗi chính tả.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
 TỊNH BIÊN MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2 
 Năm học : 2012 – 2013
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
 I. Viết chính tả: 5 điểm 
 Thương ông
 Ông bị đau chân
 Nó sưng nó tấy
 Đi phải chống gậy.
 Việt chơi ngoài sân
 Lon ton lại gần :
 - Ông vịn vai cháu
 Cháu đỡ ông lên.
 Ông bước lên thềm :
 - Hoan hô thằng bé !
 Bé thế mà khỏe
 Vì nó thương ông.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, trình bày sạch đẹp: 5 điểm 
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, chữ thường chữ hoa): trừ 0,5 điểm.
 * Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn  trừ 1 điểm toàn bài .
	Lưu ý : Đối với HS thuộc vùng dân tộc trừ 1 điểm khi sai 3 lỗi. 
 II. Tập làm văn : 5 điểm 
Sắp đến ngày sinh nhật của em. Em hãy gởi lời mời đến người bạn thân để bạn đến dự sinh nhật. 
HS viết được lời mời ngắn gọn, đủ ý và theo các nội dung yêu cầu của mẫu đã học; biết dùng từ đúng để viết thành câu văn rõ nghĩa, không sai ngữ pháp, đúng với yêu cầu đề bài ; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 5 điểm.
(Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5) . 
 Lưu ý : HS đạt làm bài đạt điểm 4, điểm 5 là những bài có cách thể hiện tốt các ý diễn đạt về câu, rõ nghĩa, không viết dưới dạng trả lời câu hỏi. 
Trường TH :...
Lớp : Ba ..
Tên học sinh : ....
Điểm
Đ.thầm : ...
Đ.to : 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 3
Điểm chung
.
A. KIỂM TRA ĐỌC 
 II. Đọc thầm và làm bài tập 
Học sinh đọc thầm bài Người con của Tây nguyên, sau đó đánh dấu x vào các ô trống mà em cho là đúng hoặc thực hiện các yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây :
Người con của Tây nguyên
 Tháng ba, có giấy trên tỉnh kêu anh Núp đi dự Đại hội thi đua. Núp nói với anh Thế :
 - Nên để bok Pa đi. Bok kể được nhiều việc hơn tôi.
 Anh Thế cười :
 - Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà.
 Núp đi Đại hội về giữa lúc Pháp càn quét lớn. Ban ngày, anh chỉ huy đánh giặc, ban đêm kể chuyện Đại hội cho cả làng nghe. Lũ làng ngồi vây quanh anh. Ông sao Rua mọc lên giữa lòng suối như một chùm hạt ngọc. Tay Núp cầm quai súng chặt hơn. Anh nói với lũ làng : Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm. Ở Đại hội, Núp cũng lên kể chuyện làng Kông Hoa. Nghe xong, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu. Cán bộ nói :
 - Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chi Núp và làng Kông Hoa đâu ! 
 Lũ làng nghe tới đó vui quá, đứng hết dậy :
 - Đúng đấy ! Đúng đấy !
 Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người coi : một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp.
 Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm.
 Theo Nguyên Ngọc 
1. Anh Núp là người thuộc dân tộc nào ? 
 a Ê-đê
 b Ba-na 
 c Xtiêng
 2. Tại sao khi được tỉnh, mời đi dự Đại hội anh Núp lại không muốn đi ?
 a Ngại đường xa đi một mình sẽ rất buồn.
 b Muốn ở nhà để làm nương rẫy cho buôn làng.
 c Ngại khi về sẽ không kể lại được nhiều sự việc cho dân làng nghe.
 3. Sau khi dự Đại hội về, điều gì khiến anh Núp tự hào nhất ?
 a Được Đại hội khen anh có sức khỏe phi thường.
 b Được Đại hội khen dân làng Kông Hoa giỏi trồng trọt.
 c Được Đại hội khen anh Núp và dân làng Kông Hoa đánh giặc giỏi.
 4. Câu nào sau đây được viết theo mẫu : Ai làm gì ?
 a Bạn Minh làm cho tôi con diều giấy rất đẹp.
 b Hồng học rất giỏi môn Tóan và Tiếng Việt.
 c Lan là học sinh lớp Ba A.
Trường TH :.
Lớp : Ba ..
Tên học sinh : .....
Điểm
CT : ..
TLV : 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 3
Điểm chung
.
B. KIỂM TRA VIẾT
 I. Viết chính tả (nghe – viết)
Chõ bánh khúc của dì tôi
Trường TH :..
Lớp : Ba ...
Tên học sinh : ...
Điểm
..................
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 3
II. Tập làm văn 
 Đề bài: Hãy viết thư gởi cho một người thân của em để thăm hỏi sức khỏe và hứa hẹn sẽ đến thăm vào dịp tết. 
Bài làm
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
 TỊNH BIÊN MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 
 Năm học : 2012 – 2013
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 
 I. Đọc thành tiếng: 6 điểm 
 1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh . 
 - Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở HK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 60 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đã đọc do GV nêu.
 Bài 1 : Giọng quê hương	 	(TV 3 tập I trang 76)
 Bài 2 : Vẽ quê hương	 	(TV 3 tập I trang 88)
 Bài 3 : Nắng phương Nam 	(TV 3 tập I trang 94)
 Bài 4 : Nhớ Việt Bắc	(TV 3 tập I trang 115)	 Bài 5 : Về quê ngoại	(TV 3 tập I trang 133) 
 2. Giáo viên đánh giá , cho điểm :
 - Đọc to, rõ, rành mạch, đúng tiếng đúng từ : 3 đểm 
 	+ Đọc sai dưới 3 tiếng : 2,5 điểm 
+ Đọc sai 3 đến 4 tiếng : 2,0 điểm 
+ Đọc sai 5 đến 6 tiếng : 1,5 điểm 
+ Đọc sai 7 đến 8 tiếng : 1,0 điểm 
+ Đọc sai 9 đến 10 tiếng : 0,5 điểm 
+ Đọc sai trên 10 tiếng : 0 điểm . 
 - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ) : 1 điểm 
 + Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 câu dấu câu : 0,5 điểm 
+ Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên : 0 điểm 
 - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 1 điểm 
+ Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm 
+ Đọc quá 2 phút , phải đánh vần nhẩm : 0 điểm 
 - Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm 
 + Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm 
+ Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm 
* Đối với các bài tập đọc thuộc thể thơ, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cần đạt. 
 II. Đọc thầm và làm bài tập : 4 điểm
 GV yêu cầu HS đọc kĩ bài văn rồi đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất với câu hỏi nêu ra. Mỗi câu đúng đạt 1 điểm. 
 Phần trả lời đúng :	
 câu 1 : ý b ; câu 2 : ý c ; câu 3 : ý c	;	 câu 4 : ý a
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
 TỊNH BIÊN MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 
 Năm học : 2012 – 2013
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
 I. Viết chính tả: 5 điểm 
 1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả 
Chõ bánh khúc của dì tôi
 Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.
 Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.
2. Đánh giá, cho điểm:
 	- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm. 
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; chữ thường – chữ hoa): trừ 0,5 điểm .
 Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn  bị trừ 1 điểm toàn bài .
 Lưu ý : Đối với HS thuộc vùng dân tộc trừ 1 điểm khi sai 3 lỗi. 
II. Tập làm văn : 5 điểm 
 	1. Đề bài: Hãy viết thư gởi cho một người thân của em để thăm hỏi sức khỏe và hứa hẹn sẽ đến thăm vào dịp tết. 
 	2. Hướng dẫn đánh giá , cho điểm 
 HS viết được một bức thư theo yêu cầu ; biết dùng từ đúng để viết thành câu văn rõ nghĩa, không sai ngữ pháp ; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm .
 (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5) .
Lưu ý: Bài viết đạt được điểm 4, điểm 5 là những bài có cách thể hiện tốt các ý diễn đạt, không viết dưới dạng trả lời câu hỏi. 
Trường TH : .........................................
Lớp : Bốn ..
Tên học sinh : .......................................
Điểm
Đ.thầm : ..
Đ.to : .
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I 
Năm học 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4
Điểm chung
..
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
II. Đọc thầm và làm bài tập 
Học sinh đọc thầm bài Cánh diều tuổi thơ, sau đó đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện các yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây : 
Cánh diều tuổi thơ
 Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
 Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
 Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : “Bay đi diều ơi ! Bay đi” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. 
 Theo TẠ DUY ANH
1. Tác giả đã tả cánh diều bằng những giác quan nào ?
 	a Mắt và mũi 
b Tai và mắt
c Mắt và tai
2. Trò chơi nào đã được đám trẻ mục đồng tìm đến vào những buổi chiều trên bãi thả ?
 	a Thi thả diều.
 	b Thi thổi sáo.
c Thi hò hát.
3. Tác giả tả cảnh thi thả diều theo thứ tự thời gian nào ?
a Từ sáng đến trưa.
 	b Từ trưa đến chiều.
c Từ chiều đến tối.
4. Câu: “Bay đi diều ơi ! Bay đi” muốn nói lên điều gì ?
 	a Ca ngợi vẻ đẹp của các cánh diều khi bay lên trời cao.
 b Niềm khát khao, hy vọng với những ước mơ tươi đẹp từ thuở nhỏ của các chú bé thả diều. 
c Sự vui sướng khi làm được diều và cùng các bạn thả lên trời.
5. Tìm trong bài và viết ra 2 câu có dùng hình ảnh so sánh.
6. Dòng nào sau đây có từ là động từ:
a Tuổi thơ; Bầu trời; Tâm hồn
 	b Nâng lên; Hò hét; cầu xin
c Vui sướng; Mềm mại; Trầm bổng
7. Tìm 3 từ chỉ những trò chơi mà thuở nhỏ em và các bạn hay chơi ?
 8. Qua bài “Cánh diều tuổi thơ” đã nói lên điều gì ?
Trường TH : ...........................................
Lớp : Bốn ..
Tên học sinh : ........................................
Điểm
CT : .
TLV : ...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4
Điểm chung
..
 II. Kiểm tra viết:
 1. Viểt chính tả (nghe – viết) 
Ông Trạng thả diều
Trường TH : ........................................
Lớp : Bốn 
Tên học sinh : ......................................
Điểm
..
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 20121 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4
 II. Kiểm tra viết :
 2. Tập làm văn 
 Đề bài : Mẹ vừa mua cho em một cái bàn mới để ở góc học tập. Em hãy tả lại cái bàn đó và nói lên cảm nghĩ của em về cái bàn.
Bài làm
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 	HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
 TỊNH BIÊN MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
 Năm học : 2012 – 2013
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
 I. Đọc thành tiếng: 5 điểm 
 1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. 
 - Nội dung kiểm tra: Gồm 5 bài đã học ở HK I, GV ghi tên bài, số trang, đoạn văn (khổ thơ) vào phiếu gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc 1 đoạn văn (khổ thơ) khoảng 80 tiếng/phút (trong bài bốc được) sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn (khổ thơ) đọc do GV nêu .
 Bài 1 : Có chí thì nên	 	 (TV 4 tập I trang 108)
 Bài 2 : Văn hay chữ tốt	 (TV 4 tập I trang 129)
 Bài 3 : Chú đất nung	(TV 4 tập I trang 134)
 Bài 4 : Tuổi ngựa	(TV 4 tập I trang 149)
 Bài 5 : Kéo co	(TV 4 tập I trang 155)
 2. Giáo viên đánh giá , cho điểm :
 - Đọc rành mạch, trôi chảy, đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm 
+ Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0 ,5 điểm
+ Đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm 
 - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm
 	+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ : 0,5 điểm 
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm 
 - Giọng đọc có thể hiện diễn cảm : 1 điểm
 - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 1 điểm 
 + Đọc từ 1 đến 2 phút : 0,5 điểm 
+ Đọc quá 2 phút : 0 điểm 
 - Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 1 điểm 
 + Trả lời chưa đúng ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm
+ Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm.
 	 * Đối với các bài tập đọc thuộc thể thơ, giáo viên yêu học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu cần đạt.
II. Đọc thầm và làm bài tập : 5 điểm 
 GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi đánh dấu x vào trước ý cho là đúng nhất với câu hỏi nêu ra hoặc làm đúng yêu cầu của câu hỏi, mỗi ý đúng (câu đúng) đạt theo biểu điểm sau:
Câu 1: c (0.5 đ) ;	 Câu 2: a (0.5 đ) ; Câu 3: c (0.5 đ) ; Câu 4: b (0.5 đ) 
Câu 5: Cánh diều mềm mại như cánh bướm/ Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,.../Bầu trời tự do đẹp như thảm nhung khổng lồ. (1.0 đ) Câu 6: a (0.5 đ) Câu 7: HS ghi được một số trò chơi như: chuyền chuyền, nhảy dây, trốn tìm, ...) : (0.5 đ) Câu 8: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ thơ. (1.0 đ) 
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
 TỊNH BIÊN MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 
 Năm học : 2012 – 2013
B. KIỂM TRA VIẾT : 10 điểm
 I. Viết chính tả : 5 điểm 
 1. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả 
Ông Trạng thả diều
 Vào đời vua Trần Nhân Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
 Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. 
 2. Đánh giá, cho điểm 
 	- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm. 
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần , thanh ; chữ thường – chữ hoa) : trừ 0,5 điểm .
 Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ , hoặc trình bày bẩn  trừ 1 điểm toàn bài .
 Lưu ý : Đối với HS thuộc vùng dân tộc trừ 1 điểm khi sai 3 lỗi. 
II. Tập làm văn : 5 điểm 
 1. Đề bài : Mẹ vừa mua cho em một cái bàn mới để ở góc học tập. Em hãy tả lại cái bàn đó và nói lên cảm nghĩ của em về cái bàn.
 2. Hướng dẫn đánh giá, cho điểm 
 - Học sinh viết được một bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh theo đề bài đã cho, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
 - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 - Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ.
- Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong bài văn miêu tả.
- Bài tả sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
 (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý , về diễn đạt và chữ viết , có thể cho các mức điểm : 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5 ).
Lưu ý : Đối với những bài đạt được điểm 4, điểm 5 là những bài có cách thể hiện tốt các ý cần diễn đạt để làm cho bài văn thêm sinh động. 
Trường TH : ..........................................
Lớp : Năm .............................................
Tên học sinh : .......................................
Điểm
Đ.thầm : ...
Đ.to : ..
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học 2012 – 2013
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Điểm chung
..
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
 II. Đọc thầm và làm bài tập
Học sinh đọc thầm bài Chuyện một khu vườn nhỏ, sau đó đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện các yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây : 
Chuyện một khu vườn nhỏ
 Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
 Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng Có điều Thu chưa vui : Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn !
 Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng : Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi ! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông : 
- Ông ơi, đúng là chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ !
 Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa : 
- Ừ, đúng rồi ! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu ? 
 Theo VĂN LONG
Câu 1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?
a Để ngắm các loại cây ngoài ban công.
b Để nghe ông kể chuyện về từng loài cây.
c Để ngắm chim và bướm đậu trên các loài cây.
Câu 3. Đặc điểm của cây hoa Tigôn là:
a Thích leo trèo. 
b Thích theo gió ngọ nguậy.
 c Thích leo trèo, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.
Câu 3. Cây đa Ấn độ có điểm gì nổi bật ?
a Liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt.
b Liên tục bật ra những búp đỏ, cứ thò những cái râu ra.
 c Liên tục bật ra những búp đỏ, lá dày, 

File đính kèm:

  • docDe thi cuoi HKI tham khao TV Khoi 1 5.doc