Đề kiểm tra cuối năm Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Đồng Kho 1

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối năm Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Đồng Kho 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2011-2012
 Khối 3
 Tiếng việt
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2-3 đoạn (bài) thơ đã học ở HKII, HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 70 tiếng/phút). Biết viết một bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội (BT2); viết thông báo gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn.
- Nhận biết được các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất. Biết đặt và trả lời câu hỏi với Để làm gì ? Bằng gì ? Biết được cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm. Bước đầu biết được biện pháp nhân hóa trong bài đọc.
- Nghe viết được bài chính tả khoảng 70 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi. 
- Viết được bức thư ngắn để báo tin tức hoặc thăm hỏi người thân. Viết được đoạn văn kể, tả đơn giản (từ 7-10) câu theo gợi ý. 
_____________________________
PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 4
TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 3
 Năm học: 2011– 2012
A/Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I.Đọc thành tiếng:(6 điểm)
* Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 
1/Bài: Cuộc chạy đua trong rừng - Sgk/80
Đoạn 1: Từ “Ngày mai... vô địch...”
Đoạn 2: Từ “Ngựa cha... gặm lá”
2/Bài: Buổi học thể dục SGK/ 89; 90
Đoạn 1: Từ “Hôm nay ... mộng non”
Đoạn 2: Từ “Đến lượt Nen – li ... cố lên”
3/Bài: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục - Sgk/ 94
Đoạn 1: Từ “Giữ gìn dân chủ ... ai cũng làm được”
Đoạn 2: Từ “ Vậy nên luyện tập ... tôi cũng tập”
4/Bài: Người đi săn và con vượn Sgk/113
Đoạn 1: Từ “Ngày xưa ... khắp ngực”
Đoạn 2: Từ “Bỗng vượn mẹ . . . đi săn nữa”
5/ Bài : Cóc kiện trời – Sgk/122
Đoạn 1: Từ “Ngày xưa ... ở hai bên”
Đoạn 2: Từ “ Trời túng thế . . . trời đổ mưa”
6/ Bài : Sự tích chú Cuội cùng cung trăng - Sgk/131
Đoạn 1: Từ “Từ khi . . . như thường”
Đoạn 2: Từ “Một lần . . . cây thuốc quý”
II.Đọc thầm và làm bài tập.( 4 điểm)
 Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
 Theo VŨ TÚ NAM
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho câu hỏi 1, 2 dưới đây và trả lời câu hỏi 3, 4: 
Câu 1. Bài văn trên tả sự vật nào ?
a/ Tả cả cây gạo và chim.
b/ Tả cây gạo.
c/ Tả chim.
Câu 2. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào ?
a/ Nói với cây gạo như nói với người.
b/ Gọi cây gạo bằng một vốn từ dùng để gọi người. 
c/ Dùng một vốn từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. 
Câu 3. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa ?
................................................................................................................................
Câu 4. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì ?” trong câu sau :
Cây gạo đứng im, cao lớn, hiền lành để làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
B/Kiểm tra viết: 
 1/ Viết chính tả (5 điểm) Bài: “Cuộc chạy đua trong rừng” Sgk/ 80
 (Từ : Ngày mai . . . vô địch) 
 2/ Tập làm văn (5 điểm)
Đề : Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- Em đã làm việc gì?
- Kết quả ra sao?
- Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó.
_____________________
Trường TH Đồng Kho 1 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 
Lớp : 3 . . . Môn : Tiếng Việt (Đọc hiểu)
Tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm học : 2010-2011 
	 Thời gian : 25 phút
 Điểm
 Lời phê của thầy cô:
Đọc thầm và làm bài tập.( 4 điểm)
 Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
 Theo VŨ TÚ NAM
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho câu hỏi 1, 2 dưới đây và trả lời câu hỏi 3, 4: 
Câu 1. Bài văn trên tả sự vật nào ?
a/ Tả cả cây gạo và chim.
b/ Tả cây gạo.
c/ Tả chim.
Câu 2. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào ?
a/ Nói với cây gạo như nói với người.
b/ Gọi cây gạo bằng một vốn từ dùng để gọi người. 
c/ Dùng một vốn từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. 
Câu 3. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa ?
......................................................................................................................................
Câu 4. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì ?” trong câu sau :
Cây gạo đứng im, cao lớn, hiền lành để làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
THANG ĐIỂM CHẤM.
1. Đọc thành tiếng: (6 điểm) 
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung bài đọc, thuộc được 2-3 đoạn (bài) thơ đã học ở HKII. HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 70 tiếng/phút).
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm
(Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3-4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5- 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai 7- 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9- 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm).
- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm tứ rõ nghĩa ( có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ): 1 điểm.
(Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3- 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0 điểm).
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm. 
(Đọc quá 1-2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0 điểm).
- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm.
(Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng : 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý : 0 điểm).
2. Đọc thầm: (4 điểm) Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: ý b
Câu 2: ý c
Câu 3: Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa.
Câu 4: Cây gạo đứng im, cao lớn, hiền lành để làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
B.Kiểm tra viết (10 điểm)
1.Viết chính tả (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ) : 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định): trừ 0,5 điểm. 
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn . . . bị trừ 0,5 điểm toàn bài . 
2.Tập làm văn: ( 5 điểm).
- Viết được một đoạn văn ngắn theo yêu cầu ở đề bài.
- Viết câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
 (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5; 4 ; 3,5; 3 ; 2,5; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5).

File đính kèm:

  • docDE KT MON TIENG VIET CUOI NAMKHOI 3.doc
Đề thi liên quan