Đề kiểm tra cuối năm Tiếng việt Lớp 4 - Phòng GD&ĐT Mỹ Lộc

doc13 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối năm Tiếng việt Lớp 4 - Phòng GD&ĐT Mỹ Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 :A, Đọc thầm bài
 Thắng biển
Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ.
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hoà lẫn vào nước mặn chát. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
 	Theo Chu Văn
B, Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:
Viết số thứ tự 1, 2, 3 vào ô trống cho phù hợp với trình tự miêu tả cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển trong bài.
Ê Biển tấn công
Ê Con người thắng biển
Ê Biển đe doạ
Chi tiết nào miêu tả cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển?
Ê Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê
Ê Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống.
Ê Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống
Chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của con người chống lại cơn bão biển?
Ê Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn
Ê Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê
Ê Mồ hôi như suối, hoà lẫn với nước chát mặn
Trong những câu văn sau, câu văn nào nói về cuộc thắng biển của những con người dũng cảm?
Ê Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ.
 Ê Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
 Ê Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão.
Bài “Thắng biển” nói lên điều gì? (chọn ý trả lời đúng nhất)
 Ê Miêu tả cuộc chiến đấu ác liệt giữa con người với thiên nhiên
Ê Ca ngợi lòng dũng cảm và ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai, bảo vệ cuộc sống bình yên
Ê Miêu tả cơn bão biển rất dữ dội
Trong các dòng sau, dòng nào toàn là từ láy?
 Ê mỏng manh, mênh mông, dữ dội, rào rào, ầm ầm
Ê mỏng manh, mênh mông, dữ dội, rào rào, người ngã
Ê mỏng manh, mênh mông,người ngạt, rào rào, ầm ầm
7. 	a, Câu “Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả?
Ê Biện pháp so sánh
Ê Biện pháp nhân hoá
Ê Biện pháp so sánh và nhân hoá
	b, Từ dùng để so sánh trong câu văn là:..
	c, Từ dùng để nhân hoá trong câu văn là:
8. Vị ngữ trong câu: “Mặt trời lên cao dần” là:
Ê lên cao
Ê lên cao dần
Ê Mặt trời
 Đề 2 A, Đọc thầm bài
Con sẻ
Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.
Con chó của tôi dừng lại và lùi Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.
Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bang dũng cảm kia, trước tình yêu của nó
 Theo tuốc-ghê-nhép
B, Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:
Theo em, con chó định làm gì khi nhìn thấy con sẻ non trên đường đi?
Ê Chạy lại xem
Ê Sủa vang gọi chủ
Ê Chạy đến vồ sẻ non để ăn thịt.
Hình ảnh: lông: dựng ngược; miệng: rít lên tuyệt vọng và thảm thiết; là hình ảnh tác giả miêu tả con vật nào?
Ê Con chó
Ê Con sẻ non
Ê Con sẻ già
Việc gì xảy ra đột ngột khiến con chó dừng lại và lùi?
Ê Hòn đá rơi trước mõm con chó
Ê Một con sẻ non từ trên rơi xuống
Ê Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.
Sẻ già lao đến để làm gì?
Ê Để đánh nhau với con chó
 Ê Để bảo vệ và cứu con của mình
 Ê Để doạ con chó và cứu con mình
Cụm từ “Sức mạnh vô hình” trong bài diễn tả điều gì?
 Ê Tình yêu mãnh liệt của sẻ mẹ dành cho sẻ con
Ê Sức khoẻ cường tráng của sẻ mẹ
Ê Sẻ mẹ khoẻ hơn sẻ con.
Lý do nào khiến tác giả khâm phục con sẻ già nhỏ bé?
 Ê Vì thấy sẻ già thương con vô hạn
Ê Vì thấy sẻ già dũng cảm chống lại con chó
Ê Vì thấy sẻ già thương con và quên mình cứu con.
a, Câu văn “Nó rơi từ trên tổ xuống” thuộc mẫu câu nào?
 Ê Ai là gì?
 Ê Ai thế nào?
 Ê Ai làm gì?
	b, Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai là:..
8. 	a, Từ “bối rối” thuộc loại từ nào?
Ê Danh từ
Ê Động từ
Ê Tính từ
	b, Đặt câu với từ: Bối rối
Đề 2 :Phần I: 5 điểm
	Câu 1:	Đánh dấu X vào ô 1 được 0,5 điểm
	Câu 2: 	Đánh dấu X vào ô 3 được 0,5 điểm
	Câu 3: 	Đánh dấu X vào ô 3 được 0,5 điểm	
	Câu 4: 	Đánh dấu X vào ô 2 được 0,5 điểm	
	Câu 5:	Đánh dấu X vào ô 1 được 0,5 điểm
	Câu 6	:	Đánh dấu X vào ô 3 được 0,5 điểm	
	Câu 7a:	Đánh dấu X vào ô 2 được 0,5 điểm
Câu 7b: 	Chỉ ra bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai” là “nó” được 0,5 điểm
	Câu 8a: 	Đánh dấu X vào ô 3 được 0,5 điểm
	Câu 8b:	Học sinh đặt được câu đúng: 0,5 điểm
	Phần II: 5 điểm
Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
(Đọc sai từ 2-4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
(Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
 Đề 3 I/ Phần đọc hiểu (5 điểm)
 Đọc chậm rồi trả lời câu hỏi:
 Đường đi Sa Pa 
 Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ xà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời,những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.Tôi lim dim măt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
 Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ.Nắng phố huyện vàng hoe.Những em bé HMông,những em bế Tu Dí,Phù Lá cổ đeo mống hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
 Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp.Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu, thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
 Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
 Nguyễn Phan Hách.
 Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
1. Từ ngữ nào cho biết đường lên Sa Pa rất khó khăn?
A. Leo chênh vênh trên dốc cao.
B. Xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ.
C. Người ngựa dập dìu trong sương núi tím nhạt. 
2. Từ ngữ nào tả cảnh đẹp trên đường đến SaPa?
Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời .
Những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
 Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
Tất cả các ý trên
3. Những em bé dân tộc nào đang chơi đùa trước cửa hàng?
Dân tộc HMông , Tu Dí.
 Dân tộc Tu Dí, Phù lá.
4. Những từ ngữ nào tả màu sắc của các con ngựa?
Đen huyền, tráng tuyết, vàng rực.
 Trắng tuyết, vàng rực, đỏ son.
 Đen huyền trắng tuyết, đỏ son.
5. Câu văn nào tả cảnh đẹp SaPa?
Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. 
Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Tất cả những ý trên.
6. Vì sao tác giả gọi SaPa là “ Món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên?
Vì SaPa là một cảnh đẹp nổi tiếng. 
Vì tác giả đã từng đến thăm SaPa.
Vì SaPa ở vùng núi cao.
7. Đoạn văn: “ Xe chúng tôi................ liễu rủ” có mấy từ láy?
 A. 5 từ	B. 6 từ	C. 7 Từ
8. Câu: Nắng phố huyện vàng hoe thuộc mẫu câu nào?
 A. Ai làm gì?	B. Ai thế nào? 	 C. Ai là gì?
9. Tìm danh từ, động từ, tính từ của câu văn:
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh
Danh từ : 
Động từ :
Tính từ :
 Sở GD -ĐT tỉnh Nam Định Biểu điểm và đáo án chấm
 Phòng GD - ĐT huyện Mỹ Lộc Môn tiếng việt đọc 
 Năm học 2008-2009
I / Đọc hiểu : 
 Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu 0,5 điểm
 Câu 9 cho 1 điểm 
1
2
3
4
5
6
7
8
A
D
C
C
D
A
B
B
Câu 9. Danh từ: Xe, dốc, con đường, tỉnh
 Động từ: Leo, xuyên
 Tính từ: Chênh vênh 
Sai 3 từ trừ 0,5 điểm
Sai 4 từ trừ 0,75 điểm
Sai 5 từ trở lên không cho điểm 
II/ Đọc thành tiếng
- GV chọn 1 đoạn văn hoặc 1 đoạn thơ khoảng 50 tiếng trong sách tiếng việt 4 cho học sinh đọc:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ cho 3 điểm ( đọc sai dưới 3 tiếng cho 2,5 điểm; đọc sai 3 hoặc 4 tiếng cho 2 điểm, sai 5 hoặc 6 tiếng cho 0,5 điểm, sai 7 hoặc 8 tiếng cho 1 điểm, sai 9 hoặc 10 tiếng cho 0,5 điểm, đọc sai trên 10 tiếng cho 0 điểm).
- Ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp với nội dung cho 1 điểm
- Tốc độ đọc phù hợp cho 0,5 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi cho 0,5 điểm
 Đề 4 : Phần A: Đọc - Hiểu: (5 điểm)
Đọc thầm và làm bài tập trắc nghiệm (30 phút) :5 điểm
Chiếc lá
 Chim sâu hỏi chiếc lá:
Lá ơi, hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?
Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến tận bây giờ.
Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi - những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.
 Theo Trần hoài dương
Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:
Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau?
Ê Chim sâu và bông hoa.
Ê Chim sâu và chiếc lá.
Ê Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.
Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?
Ê Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.
Ê Vì lá đem lại sự sống cho cây.
Ê Vì lá có lúc biến thành mặt trời.
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Ê Hãy biết quý trọng những người bình thường.
Ê Vật bình thường mới đáng quý.
Ê Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.
Trong câu: Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hoá?
Ê Chỉ có chiếc lá mới được nhân hoá.
Ê Chỉ có chim sâu mới được nhân hoá.
Ê Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá.
a, Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu “Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường” bằng từ nào dưới đây?
Ê Nhỏ nhắn 
 Ê Nhỏ xinh
 Ê Nhỏ bé
	b, Trong 3 từ trên có từ .......................................là từ láy?
Trong câu chuyện trên câu nói “Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu” của nhân vật nào?
 Ê Chiếc lá
 Ê Bông hoa
 Ê Chim sâu
Trong câu chuyện trên có mấy kiểu câu kể?
 Ê Chỉ có một kiểu câu. Đó là:..............................................................................
Ê Có hai kiểu câu. Đó là:.....................................................................................
Ê Có ba kiểu câu. Đó là:......................................................................................
Bộ phận vị ngữ trong câu “Tôi không bịa chút nào đâu”
 Ê Tôi
 Ê chút nào đâu
 Ê không bịa chút nào đâu
Đề 4 :Biểu điểm kiểm tra cuối năm
Môn tiếng việt đọc
Năm học 2008-2009
Phần đọc - hiểu: (5 điểm)
	Câu 1:	Đánh dấu X vào ô 3 được 0,5 điểm
	Câu 2: 	Đánh dấu X vào ô 2 được 0,5 điểm
	Câu 3: 	Đánh dấu X vào ô 3 được 0,5 điểm	
	Câu 4: 	Đánh dấu X vào ô 3 được 0,5 điểm	
	Câu 5a:	Đánh dấu X vào ô 3 được 0,5 điểm
	Câu 5b:	Viết được từ láy “nhỏ nhắn” vào dấu chấm được 0,5 điểm
	Câu 6	:	Đánh dấu X vào ô 1 được 0,5 điểm	
	Câu 7:	Đánh dấu X vào ô 3 được 0,5 điểm
	 Viết đủ 3 kiểu câu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? được 0,5 điểm
	Câu 8: 	Đánh dấu X vào ô 3 được 0,5 điểm
Phần II: 5 điểm
Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
(Đọc sai từ 2-4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
(Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
Đề 5 : I . Đọc - hiểu
 A, Đọc thầm bài
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.
Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.
Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý
 Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
B, Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:
Sau khi học xong bậc Trung học ở Sài Gòn, ông Trần Đại Nghĩa học đại học ở đâu?
Ê ở Pháp
Ê ở Anh
Ê ở Nga
Lý do đúng nhất ông Trần Đại Nghĩa rời bỏ cuộc sống đầy đủ ở nước ngoài để trở về Tổ quốc
Ê Nghe theo lời kêu gọi của Bác Hồ
Ê Muốn góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Pháp, giành độc lập cho đất nước
Ê Muốn trực tiếp chiến đấu chống Pháp
Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn cho kháng chiến?
Ê Chế tạo ra thuốc chống sốt rét
Ê Chế tạo ra các loại vũ khí có sức công phá lớn
Ê Chế tạo ra nhiều giống lúa mới
4 . Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?
Ê Năm 1948, ông được phong thiếu tướng
Ê Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng lao động
Ê Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý
Ê Tất cả các danh hiệu và giải thưởng trên.
5 .Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn cho đất nước như vậy?
Ê Nhờ ông có tài năng, có tinh thần làm việc tận tụy với công việc chung 
 Ê Nhờ ông có lòng yêu nước
 Ê Cả hai lý do nêu trên
 6 . Câu: “Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.” Thuộc mẫu câu nào?
 Ê Ai làm gì?
 Ê Ai là gì?
 Ê Ai thế nào?
7 . Câu “Ngoài ra ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí” có mấy từ ghép?
 Ê Hai từ. Đó là:.................................................................
Ê Ba từ. Đó là:...................................................................
Ê Bốn từ. Đó là:.....................................................................
 8 . Em hiểu nghĩa của từ “cống hiến” là:
 Ê là một sự hi sinh
 Ê là một sự đóng góp
 Ê là một sự đóng góp có giá trị
Đặt câu có từ “cống hiến” theo cách em hiểu
Đề 5 . Phần I: 5 điểm
	Câu 1:	Đánh dấu X vào ô 1 được 0,5 điểm
	Câu 2: 	Đánh dấu X vào ô 2 được 0,5 điểm
	Câu 3: 	Đánh dấu X vào ô 2 được 0,5 điểm	
	Câu 4: 	Đánh dấu X vào ô 4 được 0,5 điểm	
	Câu 5:	Đánh dấu X vào ô 3 được 0,5 điểm
	Câu 6	:	Đánh dấu X vào ô 1 được 0,5 điểm	
	Câu 7:	Đánh dấu X vào ô 3 được 0,5 điểm
Chỉ ra đúng các từ ghép: miệt mài, nghiên cứu, kĩ thuật, vũ khí được 0,5 điểm
	Câu 8: 	Đánh dấu X vào ô 3 được 0,5 điểm
	 Học sinh đặt được câu đúng: 0,5 điểm
	Phần II: 5 điểm
Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
(Đọc sai từ 2-4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
(Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

File đính kèm:

  • docde kiem tra cuoi nam doc 4 (5).doc