Đề kiểm tra cuối năm Tiếng việt Lớp 5 - Đỗ Thị Thu Hường

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối năm Tiếng việt Lớp 5 - Đỗ Thị Thu Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số: 01
Đề khảo sát cuối năm học
môn: Tiếng Việt - Lớp 5
 Thời gian: 35 phút
A. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
I.Đọc thầm đoạn văn sau:
"Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ, của làng Hồ. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui."
	(Tranh làng Hồ-Nguyễn Tuân)
II.Dựa vào đoạn văn trên em hãy ghi lại chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
1.Câu văn nào thể hiện rõ nhất cảm nhận tinh tế của tác giả khi xem tranh làng Hồ?
A.Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ, của làng Hồ.
B.Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
C.Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
2.Đoạn văn đã thể hiện tình cảm nào của tác giả?
A.Say mê tranh làng Hồ và khâm phục, trân trọng những nghệ sĩ vẽ tranh làng Hồ.
B.Yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
C.Niềm vui khi tết đến.
D.Thích thú vì được ghé chơi làng Hồ.
3. Câu văn " Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ, của làng Hồ." thuộc kiểu câu nào?
A.Câu ghép	B.Câu dơn	C.Câu hỏi	D.Câu cảm
4.Trong các từ sau đây từ nào không phải là từ ghép tổng hợp?
A.Phố sá	B.Tươi vui	C.Lành mạnh	D.Bóng bàn
5.Trong các từ sau đây từ nào là từ láy?
A.Nhân dân	B.Phố phường	C.Đậm đà	D.Lành mạnh
6.Bộ phận "đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội" trong câu "Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân."là thành phần nào của câu?
A.Trạng ngữ	B.Chủ ngữ	 C.Vị ngữ	 D.Không có câu trả lời
7.Theo em, từ nào trong các từ dưới đây có thể thay thế cho từ "thuần phác" trong câu văn" Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui."?
A.Chất phác, mộc mạc
B.Sang trọng, lịch sự
C.Nhã nhặn, thanh cao
D.Tầm thường
8.Câu"Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui." thuộc kiểu câu gì?
A.Ai thế nào?
B.Ai làm gì?
C.Ai là gì?
D.Không có câu trả lời
B.Em hãy ghi lại chữ cái đứng trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây.
9.Câu nào từ "vàng" được dùng với nghĩa gốc?
A.Tấm lòng vàng	B.Huy chương vàng	C.Một ngày vàng của thể thao Việt Nam
10. Từ "Nổi bật" trong câu "Bông hoa nổi bật lên trên nền lá xanh biếc" thuộc loại từ nào?
A.Danh từ
B. Động từ
C.Đại từ
D. Tính từ
11. Từ "đá"ở hai câu dưới đây có quan hệ gì?
-Hòn đá này đã chắn ngang lối đi.
-Hoàng vừa đá quả bóng lên cao.
A.Từ đồng nghĩa
B. Từ trái nghĩa
C.từ đồng âm
D. Từ nhiều nghĩa
12. Cụm từ "Cánh diều tuổi thơ" gồm:
A.Một từ ghép và hai từ đơn
B.Bốn từ đơn
C.Hai từ ghép
13.Các vế câu trong câu "Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng, rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng" được nối với nhau bằng gì?
A.Hai dấu phẩy
B.Một quan hệ từ
C.Một dấu phẩy và một quan hệ từ
14. Câu "Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng rì rào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng" có mấy vế câu?
A.Một vế câu
B.Hai vế câu
C.Ba vế câu
D.Bốn vế câu
15. Chủ ngữ trong câu "Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ nhô lên ở chân trời" là:
A.Mặt trăng
B.Mặt trăng tròn
C.Mặt trăng tròn, to
D. Mặt trăng tròn, to và đỏ
16. Vị ngữ của câu "Quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị" là:
A.trái sai đã thắm hồng da dẻ chị
B.đã thắm hồng da dẻ chị
C.thắm hồng da dẻ chị
D.da dẻ chị
17. Cặp quan hệ từ "Tuy nhưng" trong câu ghép thể hiện quan hệ gì?
A,nguyên nhân-kết quả	B.điều kiện-kết quả	C.tăng tiến	D.nhượng bộ
18. Câu nào "ánh nắng" được nhân hoá?
A.ánh nắng tắm mượt mái tóc chị..
C.ánh nắng lọt qua kẽ lá.
B.ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị.
19.Trong các từ sau đây từ nào viết đúng chính tả?
A.năng suất
B.bổ xung
C.sung xướng
D.suất xắc
20. Nghĩa của từ "công" trong câu tục ngữ "Của một đồng, công một nén" là gì?
A.Không thiên vị
B.Thuộc về Nhà nước, chung cho mọi người
C.Sức lao động
D.Thợ, khéo tay.
C.Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 câu đến 10 câu) tả cảnh đồng lúa chín vào một buổi sáng.
Đề số; 2
Đề khảo sát cuói năm học
 môn: Tiếng Việt - Lớp 5
 Thời gian: 35 phút
A. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
I.Đọc thầm đoạn văn sau:
"Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ, của làng Hồ. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui."
	(Tranh làng Hồ-Nguyễn Tuân)
II.Dựa vào đoạn văn trên em hãy ghi lại chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Bộ phận "đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội" trong câu "Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân."là thành phần nào của câu?
A.Trạng ngữ	B.Chủ ngữ	 C.Vị ngữ	 D.Không có câu trả lời 
2 Trong các từ sau đây từ nào không phải là từ ghép tổng hợp?
A.Phố sá	B.Tươi vui	C.Lành mạnh	D.Bóng bàn
3. Trong các từ sau đây từ nào là từ láy?
A.Nhân dân	B.Phố phường	C.Đậm đà	D.Lành mạnh
4. .Đoạn văn đã thể hiện tình cảm nào của tác giả?
A.Say mê tranh làng Hồ và khâm phục, trân trọng những nghệ sĩ vẽ tranh làng Hồ.
B.Yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
C.Niềm vui khi tết đến.
D.Thích thú vì được ghé chơi làng Hồ.
5. Câu văn " Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ, của làng Hồ." thuộc kiểu câu nào?
A.Câu ghép	B.Câu dơn	C.Câu hỏi	D.Câu cảm 
6. Câu văn nào thể hiện rõ nhất cảm nhận tinh tế của tác giả khi xem tranh làng Hồ?
A.Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ, của làng Hồ.
B.Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
C.Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
7.Theo em, từ nào trong các từ dưới đây có thể thay thế cho từ "thuần phác" trong câu văn" Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui."?
A.Chất phác, mộc mạc
B.Sang trọng, lịch sự
C.Nhã nhặn, thanh cao
D.Tầm thường
8.Câu"Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui." thuộc kiểu câu gì?
A.Ai thế nào?
B.Ai làm gì?
C.Ai là gì?
D.Không có câu trả lời
B.Em hãy ghi lại chữ cái đứng trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây.
9.Câu nào từ "vàng" được dùng với nghĩa gốc?
A.Tấm lòng vàng	B.Huy chương vàng	C.Một ngày vàng của thể thao Việt Nam
10. Cụm từ "Cánh diều tuổi thơ" gồm:
A.Một từ ghép và hai từ đơn
B.Bốn từ đơn
C.Hai từ ghép
11. Từ "đá"ở hai câu dưới đây có quan hệ gì?
-Hòn đá này đã chắn ngang lối đi.
-Hoàng vừa đá quả bóng lên cao.
A.Từ đồng nghĩa
B. Từ trái nghĩa
C.Từ đồng âm
D. Từ nhiều nghĩa
12. Từ "Nổi bật" trong câu "Bông hoa nổi bật lên trên nền lá xanh biếc" thuộc loại từ nào?
A.Danh từ
B. Động từ
C.Đại từ
D. Tính từ
13. Chủ ngữ trong câu "Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ nhô lên ở chân trời" là:
A.Mặt trăng
B.Mặt trăng tròn
C.Mặt trăng tròn, to
D. Mặt trăng tròn, to và đỏ
14. Câu "Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng rì rào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng" có mấy vế câu?
A.Một vế câu
B.Hai vế câu
C.Ba vế câu
D.Bốn vế câu
15. Các vế câu trong câu "Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng, rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng" được nối với nhau bằng gì?
A.Hai dấu phẩy
B.Một quan hệ từ
C.Một dấu phẩy và một quan hệ từ
16. Câu nào "ánh nắng" được nhân hoá?
A.ánh nắng tắm mượt mái tóc chị..
C.ánh nắng lọt qua kẽ lá.
B.ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị.
17. Cặp quan hệ từ "Tuy nhưng" trong câu ghép thể hiện quan hệ gì?
A,nguyên nhân-kết quả	B.điều kiện-kết quả	C.tăng tiến	D.nhượng bộ
18. Nghĩa của từ "công" trong câu tục ngữ "Của một đồng, công một nén" là gì?
A.Không thiên vị
B.Thuộc về Nhà nước, chung cho mọi người
C.Sức lao động
D.Thợ, khéo tay.
19.Trong các từ sau đây từ nào viết đúng chính tả?
A.năng suất
B.bổ xung
C.sung xướng
D.suất xắc
20. Vị ngữ của câu "Quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị" là:
A.trái sai đã thắm hồng da dẻ chị
B.đã thắm hồng da dẻ chị
C.thắm hồng da dẻ chị
D.da dẻ chị
C.Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10-15 câu) tả cảnh đồng lúa mượt mà vào một buổi sáng.

File đính kèm:

  • docDe KS TV cuoi nam lop 5.doc