Đề kiểm tra đại trà - Môn: Sinh Học - Đề 1

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra đại trà - Môn: Sinh Học - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề đại trà 1. Năm học 2007 - 2008
Môn : SInh học. Thời gian: 60 phút
Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3,5 điểm )
Câu 1: Điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Men Đen là:
	a. Cặp tính trạng đem lai phải tương phản
	b. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.
	c. Theo dõi sự di truyền của tất cả tính trạng qua các thế hệ lai.
	d. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm.
Câu 2: Prôtêin thực hiện được chức năng chủ yếu ở những cấu trúc nào sau đây:
	a. Cấu trúc bậc 1	b. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
	c. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3	d. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
Câu 3: Một đoạn nào đó của 1NST quay ngược 1 góc 1800 làm đảo ngược trật tự phân bố các gen trên NST đó, được gọi là đột biến gì?
	a. Lặp đoạn	b. Đảo đoạn	
	c. Chuyển đoạn	d. Mất đoạn
Câu 4: Đặc trưng cơ bản nhất của quần thể là: 
 A. Tỉ lệ giới tớnh	B. Thành phần nhúm tuổi
	C. Mật độ quần thể	D. Tỉ lệ tử vong
Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến bệnh, tật di truyền là gì? Chọn câu trả lời đúng nhất.
	a. Do quá trình trao đổi chất nội bào bị rối loạn
	b. Do môi trường bị ô nhiễm
	c. Do tác động vật lí, hoá học tác động vào quá trình phân bào.
	d. Cả a, b, c
Câu 6: Phép lai nào dưới đây có kiểu gen ít nhất
	a. aaBb x aaBb	b. aaBb x aabb
	c. Aabb x aaBb	d. aaBB x aaBb
Câu 7: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 8 có bao nhiêu crômatit trong một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân bình thường
	a. 8	b. 16	c. 24	d. 32
Câu 8: Một đoạn mạch gen có cấu trúc như sau:
Mạch 1: A- X - T - X - G
Mạch 2: T - G - A - G - X
	Giả sử mạch 2 là mạch khuôn mẫu tổng hợp ARN. Đoạn mạch ARN nào dưới đây là phù hợp:
	a. A- X - T - X - G	b. A - X - U - X - G
	c. T - G - A - G- X	d. U - G - A - G - X.
Câu 9: Hai đứa trẻ sinh đôi đều là con trai có cùng nhóm máu AB, dính ngón tay 2, 3, cùng dạng tóc quăn, cùng màu da (Đánh dấu nhân vào ô đúng hoặc sai)
Đúng
Sai
1. Hai đứa trẻ này sinh đôi cùng trứng
2. Hai đứa trẻ này sinh đôi khác trứng
Câu 10: Hãy quan sát hình ở các chu kì tế bào và ghép các thông tin ơ cột B sao cho phù hợp với các số ở cột A
 Hỡnh sơ đồ cỏc kỡ của chu kỡ tế bào
Các số A
Các kì ở chu kì tế bào
1
2
3
4
5
a. Kì trung gian.
b. Kì đầu.
c. Kì giữa.
d. Kì sau.
e, Kì cuối.
Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống thay các số 1, 2, 3 để hoàn thiện các câu sau:
	Trội không hoàn toàn là hiện tượng...(1)...trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện...(2)...trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 có ...(3)...kiểu hình là 1trội : 2 Trung gian : 1 lặn
Phần II: Tự luận (6,5điểm)
Câu 1( 1,0 điểm): 
1. Đặc điểm cơ bản phân biệt quần thể với quần xã sinh vật.
2. Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào ? Đặc trưng nào là cơ bản nhất?
Câu 2:(1,5điểm)
	Thế nào là di truyền liên kết? Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết? Vì sao ruồi giấm là một đối tượng thuận lợi trong nghiên cứu di truyền.
Câu 3: (2,0điểm)
	Nêu mối quan hệ giữa các thành phần và bản chất của mối quan hệ đó qua sơ đồ
(1)
(3)
(2)
Gen (một đoạn ADN)	m ARN	Prôtêin	Tính trạng
Câu 4: (1,5 điểm)
	1. Thường biến là gì? Cho ví dụ 
	2. Phân biệt thường biến với đột biến
Câu 5: ( 1 điểm ) Chuỗi thức ăn là gì? Hãy nêu sơ đồ của 3 chuỗi thức ăn có số mắt xích theo thứ tự lần lượt là 3, 5, và 7.
 đáp án Đề đại trà1. Năm học 2007 - 2008
Môn : SInh học. Thời gian: 60 phút
Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3,0 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
b
d
b
c
d
d
b
b
điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9: ( 0,25điểm )
Đúng
Sai
1. Hai đứa trẻ này sinh đôi cùng trứng
X
2. Hai đứa trẻ này sinh đôi khác trứng
X
Câu 10: ( 0,5 điểm )
Các số A
Các kì ở chu kì tế bào
1b
2c
3a
4e
5d
a. Kì trung gian.
b. Kì đầu.
c. Kì giữa.
d. Kì sau.
e, Kì cuối.
Câu 11: ( 0,25 điểm )	1. Di truyền	2. Tính trạng	3. Tỉ lệ
Phần II: Tự luận (7, 0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
( 1,0 điểm )
1- Quần thể sinh vật là tập hợp các sinh vật cùng loài
- Quần xã sinh vật là tập hợp quần xã sinh vật khác loài
0,25
0,25
2. Đặc điểm đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật: Tỉ lệ đực cái, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.
- Mật độ quần thể là đặc trưng nhất
0,25
0,25
Câu 2:
( 1,5 điểm )
- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùngnhau, được qui định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào
- Nguyên nhân...: Do các cặp gen quy định tính trạng cũng nằm trên một cặp NST tương đồng ( mỗi NST mang nhiều gen khác nhau và các gen trên cùng 1 NST cũng phân li, cũng tổ hợp với nhau trong giảm phân tạo giao tử và trong thụ tinh tạo hợp tử)
- Ruồi giấm là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì: Dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn từ 8-14 ngày cho 1 thế hệ, số lượng NST ít, có nhiều biến dị để quan sát
0, 5
0, 5
0,5
Câu 3
( 2 điểm )
- Mối quan hệ giữa các thành phần:
	+ ADN là khuôn mẫu để tổng hợp mARN	
	+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axít amin (cấu trúc bậc 1 của prôtêin)
	+ Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào đ biểu hiện thành tính trạng	
0,25
0,25
0,25
- Bản chất của mối quan hệ
	Trình tự các Nuclêôtít trong mạch khuôn của ADN qui định trình tự các Nuclêôtít trong mạch mARN, sau dó trình tự này qui định trình tự các axítamin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
	Như vậy, thông qua Prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen qui định tính trạng.	
1
0,25
Câu 4
( 1,5 điểm )
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường	
Ví dụ (nếu được ví dụ đúng)	Phân biệt thường biến với đột biến
Thường biến
- Là biến dị kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen nên không di truyền cho đời sau.
- Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng tương ứng với điều kiện môi trường có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật
Đột biến
- Là những biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST) nên di truyền được
- Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên và thường có hại
0,25
0,25
1
Câu 5
( 1 điểm )
- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loại sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn được xem là một mắt xích, vừa tiêu thụ vừa bị mắt xích sau nó tiêu thụ
+ Mỗi chuỗi thức ăn thường mở đầu bằng sinh vật sản xuất và kết thức bằng sinh vật phân giải
- Mỗi ví dụ đúng 0,25
0,25
0,75

File đính kèm:

  • docDe thi thu HSG Sinh Hoc 9 Hung Yen 2008.doc
Đề thi liên quan