Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I môn Lịch sử & Địa lí 8 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

docx6 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 14/05/2024 | Lượt xem: 91 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I môn Lịch sử & Địa lí 8 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN VÀ BẢNG ĐẶC TẢ 
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2023 - 2024. 
Môn: Lịch sử & Địa lí- Lớp 8

TT
Chủ đề/bài học
Nội dung/ Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
 
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Tổng 
số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Phân môn Lịch sử









Tỉ lệ

20%
15%
10%
5%
 50%
Phân môn Địa lí
1
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ (3 tiết) 
– Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
– Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam
Nhận biết
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.
Thông hiểu
– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.
4TN
1TLa
15%
1,5
 điểm
2
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
(9 tiết)
– Đặc điểm chung của địa hình
– Các khu vực địa hình. Đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình
– Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế
– Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Các loại khoáng sản chủ yếu
Nhận biết
– Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người.
– Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa.
Thông hiểu
– Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
– Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
Vận dụng
– Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế.
Vận dụng cao:
- Liên hệ phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em

2TN
2TN

1TL*b
1TL*b

1TLa
1TLb
35%
3,5
điểm

Số câu/loại câu


8 câu 
 TN 
1 câu 
TL
½ câu TL
½ câu
TL
10 câu
(8TN, 2TL)
Tỉ lệ

20%
15%
10%
5%
 50%
Tổng môn LS ĐL

40%
30%
20%
10%
 100%

 ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2023 - 2024. 
Môn: Lịch sử & Địa lí- Lớp 8
PHẦN LỊCH SỬ
..
PHẦN ĐỊA LÍ:
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Theo chiều đông – tây, phần đất liền nước ta mở rộng khoảng bao nhiêu kinh độ?
A. 5.	B. 6.
C. 7.	D. 8.
Câu 2: Vị trí phần đất liền Việt Nam nằm trong khoảng những vĩ độ nào?
A. 8034'B đến 23023'B.	B. 8034'B đến 23033'B.
C. 8034'B đến 23053'B.	D. 8054'B đến 53023'B.
Câu 3: Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển nào?
A. Biển Xu-lu.	B. Biển Đông. 
C. Biển Gia-va. 	D. Biển Hoa Đông.
Câu 4. Trên đất liền, phía bắc nước ta có chung đường biên giới với quốc gia nào sau đây?
A. Lào. 	B. Thái Lan .
C. Cam-pu-chia.	D. Trung Quốc.
Câu 5. Địa hình đồng bằng nước ta chiếm 
A. ¾ diện tích phần đất liền.	B. 2/3 diện tích phần đất liền.
C. 1/4 diện tích phần đất liền.	D. 1/3 diện tích đất liền.
Câu 6. Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo?
A. Địa hình cacxtơ.	B. Địa hình đồng bằng
C. Địa hình cao nguyên.	D. Địa hình đê sông, đê biển.	
Câu 7: Địa hình của Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm gì?
A. Là những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao.
B. Đồng bằng bị chia cắt bởi hệ thống đê chống lũ, tạo thành những ô trũng.
C Bị các nhánh núi đâm ngang sát biển chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp và ít màu mỡ.
D. Cao trung bình 2-3m, vào mùa lũ có nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.
Câu 8. Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng núi nào của nước ta?
A. Vùng núi Tây Bắc.	B. Vùng núi Đông Bắc. 	
C. Vùng núi Trường Sơn Bắc.	D. Vùng núi Trường Sơn Nam.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
a. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng gì đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu ở nước ta.
b. Trình bày đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu của Việt Nam.
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Em hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở một trong những khu vực đồi núi của nước ta.
b. Liên hệ phân tích những thuận lợi của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em.
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN LỊCH SỬ:
B. PHẦN ĐỊA LÍ:
I. Trắc nghiệm (mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
B
D
C
D
B
A
II. Tự luận
Câu
Nội dung chính
Điểm
1 
(1,5 điểm)
a. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm khí hậu:
- Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.
- Phần đất liền hẹp ngang, nằm kề Biển Đông đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển; chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.

0,25
0,25
b. Đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu:
- Than đá: Trữ lượng 7 tỉ tấn, chủ yếu ở Quảng Ninh.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Trữ lượng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam.
- Bô-xit: Trữ lượng 9,6 tỉ tấn, tập trung ở Tây Nguyên và một số tỉnh phía bắc.
- Sắt: Trữ lượng 1,1 tỉ tấn, chủ yếu ở Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
- A-pa-tít: Trữ lượng 2 tỉ tấn, tập trung ở Lào Cai.
- Ti-tan: Trữ lượng 663 triệu tấn, phân bố rải rác ven biển.
- Đá vôi: Trữ lượng 8 tỉ tấn, chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
1,0

2
(1,5 điểm)
a. Lấy ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở một trong những khu vực đồi núi của nước ta. (HS lấy đúng ví dụ)
Tham khảo: Vùng núi Đông Bắc:
- Thế mạnh: Lâm sản phong phú thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp; đồng cỏ tự nhiên rộng lớn phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho trồng cây công nghieẹp lâu năm và cây ăn quả; khoáng sản phong phú đa dạng là cơ sở để phát triển ngành khai khoáng, luyện kim; khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng đặc sắc là cơ sở để phát triển du lịch. 
- Hạn chế: Địa hình bị chia cắt, khó khăn giao thông, cần chú ý phòng chống thiên tai như lũ quét, sạt lở...
1,0

b. Liên hệ phân tích thuận lợi của địa hình đối với sự phát triển kinh tế địa phương
- Địa phương em thuộc khu vực đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào, dân cư đông đúc thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành trồng trọt. Địa phương em nổi tiếng trong việc trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, ổi, vải

0,5

--- Hết ---

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ki_i_mon_lich_su_dia_li_8_nam.docx