Đề kiểm tra đầu năm Tiếng việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Đình Chu

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra đầu năm Tiếng việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Đình Chu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học đình chu
Họ và tên: ......................................
Lớp: ......................
Bài kiểm tra đầu năm
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
Thời gian: 35 phút
------------------------
A.Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
I.Đọc thầm đoạn văn sau:
Ngày xưa, có hai cha con sống với nhau. Người cha rất chiều con gái. Một hôm, cô bé nói:
-Con muốn có một chiếc váy đỏ thật đẹp.
Người cha trả lời:
-Được rồi, cha sẽ mua váy cho con.
Vào ngày chợ, ông mua cho con một chiếc váy đỏ rực rỡ như mặt trời buổi sớm.
Tết đến, cô bé lại bảo:
-Con muốn có những hạt sương để gắn lên váy.
Người cha gật đầu ưng thuận. Mờ sáng hôm sau, ông vào rừng nhặt hạt sương. Nhưng cứ chạm tay vào là sương tan đi mất. Kiệt sức ông gục ngay ở đó.
Cô bé đợi mãi không thấy cha về, liền vào rừng tìm cha. Cô tìm đến khi bụng đói, chân mỏi rồi ngã xuống và biến thành bông hoa hồng nhung.
II.Dựa vào đoạn văn trên em hãy ghi lại chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
1.Cô bé trong truyện sống với ai?
A.Sống với mẹ	B.Sống với cha C.Sống với cha mẹ	D.Sốngvới bà
2.Người cha mua cho cô bé cái gì?
A.Chiếc áo đỏ	B.Chiếc khăn đỏ	C.Chiếc váy đỏ	D.Chiếc khăn quàng đỏ
3.Tết đến cô bé lại muốn có những gì?
A.Có những hạt cườm gắn lên váy	B.Có những hạt kim cương gắn lên váy
C.Có những hạt sương gắn lên váy	D.Có những bông hoa hồng nhung gắn lên váy
4.Người cha đã làm gì để chiều theo ý con gái khi tết đến?
A.Vào rừng nhặt hạt sương	B.Vào rừng nhặt hạt cườm
C.Ông đi tìm và nhặt hạt kim cương	D.Vào rừng hái hoa hồng nhung
5.Vì sao cô bé vào rừng tìm cha?
A.Vì cô muốn có ngay hạt sương	B.Vì cô đợi mãi không thấy cha về
C.Vì cô sợ phải sống một mình
6.Câu: “Người cha rất chiều con gái” thuộc kiểu câu nào em đă học?
A.Ai là gì?	B.Ai làm gì?	C.Ai thế nào?
7.Theo em câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?
A.Không nên đòi cha mẹ mua nhiều quần áo đẹp.
B.Không nên đòi cha mẹ cho mình đi chơi.
C.Không nên đòi hỏi cha mẹ làm những điều quá sức mình.
8.Bộ phận gạch chân trong câu: “Người cha gật đầu ưng thuận” trả lời cho câu hỏi:
A.Là gì?	B.Làm gì?	C.Thế nào?
B.Em hãy ghi lại chữ cái đứng trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây.
9.Câu thơ sau có mấy lỗi chính tả?
cứ mỗi độ thu xang
Hoa cúc lại nở vàng
A.Một lỗi	B.Hai lỗi	C.Ba lỗi	D.Bốn lỗi
10.Có mấy từ chỉ đặc điểm trong câu thơ trên?
A.Một từ	B.Hai từ	C.Ba từ	D.Không có từ nào
11.Trong các cặp từ sau, cặp từ nào cùng nghĩa?
A.gay gắt – náo nhiệt	B.ồn ã - gay gắt	C.ồn ã - náo nhiệt
12.Đoạn thơ sau có mấy hình ảnh so sánh?
Mùa đông
Trời là cái tủ lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp nung
A.Một	B.Hai	C.Ba	D.Bốn
13.Bộ phận gạch chân trong câu thơ sau trả lời cho câu hỏi gì? Mẹ em là bác sĩ quân y.
A.Là gì?	B.Làm gì?	C.Như thế nào?	D.Ai?
14.Từ nào chỉ thái độ trong các từ sau?
A.chạy	B.hoảng sợ	C.say sưa	D.siêng năng
15.Từ nào chỉ hoạt động trong các từ sau?
A.lớn	B.nhanh	C.cướp	D.khoẻ
16.Câu nào đặt đúng dấu (/) ngăn cách giữa các bộ phận trả lời câu hỏi Ai? ( Cái gì?, Con gì?) với bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì?
A.Đàn sếu / đang sải cánh trên cao.	B.Sau một cuộc dạo chơi / đám trẻ ra về.
C.Các em tới chỗ ông cụ, / lễ phép hỏi	D.Chúng em tập / thể dục.
17.Từ ngữ em chọn điền vào chỗ  của câu: “Chị gái của Lan ” để tạo thành câu có mô hình “ Ai là gì?” là:
A.rất sinh	B.là cô giáo dạy vẽ	C.làm đồ chơi rất khéo
18.Tiếng mưa trong đoạn thơ sau được so sánh với những gì?
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió
A.tiếng lá rơi	B.Tiếng thác dội về, tiếng gió thổi	C.rừng cọ
19.Đáp án nào nối đúng thành ngữ ở cột A với ý nghĩa của thành ngữ đó ở cột B?
A
B
1.Chung lưng đấu cật
a.Đối xử trọn vẹn với người khác
2.Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại
b.Hợp sức nhau lại để làm việc có ích
3.Ăn ở như bát nước đầy
c.ích kỉ, mặc kệ người khác khi người ta gặp hoạn nạn.
 A. 1 – a ; 2 – b ; 3 – c	B. 1 – b ; 2 – a ; 3 – c	C. 1 – b ; 2 – c ; 3 – a
20.Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
A.đường phố	B.cánh đồng	C.nhà hát	D.công viên
C.Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 đến 7 câu) trong đó sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
.........................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docHAC HAITV4GK1.doc