Đề kiểm tra Địa lí 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 17

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Địa lí 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Đăklăk
Trường THPT Phan Đình Phùng
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2006 – 2007)
KHỐI 10 – Ban cơ bản
Môn Địa lí (Thời gian: 45 phút)
 ĐỀ:
Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. “Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng qui ở cực, vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực” là đặc điểm của phép chiếu:
a. Phép chiếu phương vị đứng	b. Phép chiếu hình nón đứng
c. Phép chiếu hình trụ đứng	d. Cả 3 câu đều sai
Câu 2. Khu vực chính xác nhất của phép chiếu hình trụ đứng là:	
a. Khu vực xích đạo	b. Khu vực cực
 c. Khu vực vĩ độ trung bình	d. Tất cả các ý trên
Câu 3. Hướng di chuyển, khối lượng, chất lượng của đối tượng là khả năng biểu hiện của phương pháp:
a. Kí hiệu	b. Kí hiệu đường chuyển động
c. Chấm điểm	d. Bản đồ – biểu đồ
Câu 4. Để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng trên bản đồ nào sau đây:
a. Bản đồ khí hậu	b. Bản đồ địa hình
c. Bản đồ khoáng sản	d. Câu a và b
Câu 5. Vào lúc giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31/12 thì giờ và ngày ở Việt Nam là:
a. 7 giờ ngày 30/12	b. 7 giờ ngày 1/1
c. 7 giờ ngày 31/12	d. Cả 3 đều sai
Câu 6. Mặt Trời lên thiên đỉnh là:
Khi tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt Trái Đất
Lúc 12 giờ trưa hàng ngày
Khi tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với Chí tuyến Bắc
Khi tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với Chí tuyến Nam
Câu 7. Hệ quả nào sau đây thuộc hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất:
Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
Các mùa trong năm
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
Ngày đêm luân phiên nhau
Câu 8. Các địa điểm nằm trong vùng giữa 2 chí tuyến trong một năm có bao nhiêu lần Mặt Trời lên thiên đỉnh:
a. 1 lần	b. 2 lần	c. 3 lần	d. Không có lần nào
Câu 9. Lớp vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được gọi là:
Thạch quyển	b. Lớp vỏ Trái Đất	
Lớp vỏ địa lí	d. Cả a và b
Câu 10. Tiếp xúc tách giãn giữa các mảng kiến tạo sẽ tạo ra:
Sống núi ngầm ở đại dương
Các đỉnh núi trên bề mặt Trái Đất
Các vực thẳm trong đại dương
Không có kiểu nào
Câu 11. Hiện tượng biển tiến và biển thoái là kết quả của:
Vận động nâng lên của vỏ Trái Đất
Vận động hạ xuống của lớp vỏ Trái Đất 
Vận động của lớp vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng
Vận động của lớp vỏ Trái Đất theo phương nằm ngang 
Câu 12. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng là đặc điểm của tầng:
Đối lưu	c. Bình lưu 
Tầng giữa	d. Tầng iôn	
Câu 13. Các khối khí chủ yếu được hình thành ở:
a. Tầng đối lưu	b. Tầng bình lưu
c. Tầng khí quyển giữa	d. Tầng khí quyển ngoài
Câu 14. Nóng và ẩm là đặc điểm chủ yếu của khối khí:
 a. Chí tuyến	b. Xích đạo	c. Ôn đới	d. Cực
Câu 15. Loại gió nào sau đây thổi quanh năm và mang tính chất khô:
a. Gió Tây ôn đới	b. Gió Mậu dịch	c. Gió Đông ở cực	d. Gió mùa
Câu 16. Frông là gì?
Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý
Là nơi tiếp xúc giữa hai khối khí bất kỳ
Là nơi tiếp xúc giữa hai khối khí giống nhau
Câu a và b đúng
Câu 17. Gió Tây ôn đới là gió:
Thổi từ áp cao địa cực về áp thấp ôn đới
Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới
Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo
Cả 3 câu đều sai
Câu 18. Gió nào sau đây là gió địa phương:
a. Gió Mậu dịch	b. Gió Tây ôn đới
c. Gió phơn	d. Tất cả 3 câu trên
Câu 19. Khu vực nào sau đây thường có mưa nhiều:
a. Khu áp thấp	b. Sườn khuất gió 
c. Nơi có dòng biển nóng chảy qua	d. Cả 3 câu trên 
Câu 20. Khu vực thường được trồng rừng phòng hộ là:
Thượng nguồn của các lưu vực sông
Vùng ven biển 
Khắp nơi
Câu a và b
Câu 21. Nước ngầm được tạo thành chủ yếu là do:
Nước mưa ngấm xuống
Nước sông ngấm vào 
Nước biển ngấm vào
Nước có sẵn từ lòng đất
Câu 22. Vào các ngày có dao động thuỷ triều lớn nhất ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng:
Tròn 	c. Trăng khuyết
Không trăng	d. Câu a và b
Câu 23. Lượng mùn trong đất ở vùng đất trống đồi trọc giảm là vì:
Bị xói mòn, rửa trôi
Nguồn cung cấp mùn không có
Do đá mẹ nghèo chất khoáng
Câu a và b đúng
Câu 24. Thực vật có tác dụng tốt đối với sự hình thành đất vì chúng:
Che phủ đất, chống xói mòn
Cung cấp chất mùn
Tạo độ phì
Tất cả đều đúng
Câu 25. Các yếu tố địa hình có ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật là:
Độ cao địa hình 	c. Vị trí địa hình
Hướng địa hình 	d. Tất cả đều đúng
Câu 26. Vai trò to lớn của sinh quyển là:
Cung cấp oxi qua quá trình quang hợp
Tham gia vào quá trình hình thành khoáng sản
Tham gia vào quá trình hình thành đất
Tất cả đều đúng
Câu 27. Nguyên nhân gây ra sự phân bố thảm thực vật và đất theo độ cao là:
Nhiệt, ẩm thay đội theo độ cao
Aùp suất thay đổi theo độ cao
Gió thay đổi theo độ cao
Cả a và b
Câu 28. Hai khối núi ở cùng một đới khí hậu nhưng có độ cao khác nhau thì:
Khối núi có độ cao lớn sẽ có số lượng vành đai nhiều hơn
Cả hai đều có số lượng vành đai như nhau
Khối núi có độ cao thấp sẽ có số lượng vành đai nhiều hơn
Số lượng vành đai ở hai khối núi đều thay đổi bất thường
Câu 29. Khi con người tác động đến một thành phần của môi trường thì:
Một số thành phần khác sẽ thay đổi theo 
Tất cả các thành phần khác sẽ thay đổi theo
Không có thành phần nào thay đổi
Các thành phần khác thay đổi không đáng kể
Câu 30. Phá huỷ rừng sẽ gây biến đổi khí hậu vì:
Cân bằng O2, CO2bị thay đổi
Lũ lụt, hạn hán xảy ra
Xói mòn đất
Cả a và b
Câu 31. Thành phần tự nhiên có sự thay đổi theo qui luật địa đới là:
Khí hậu 	c. Thổ nhưỡng
Thực vật 	d. Tất cả đều đúng
Câu 32. Điều kiện chủ yếu để hình thành các đới địa lí (đới cảnh quan) trong vòng đai địa lí là:
Chế độ nhiệt 	c. Chế độ gió
Chế độ ẩm 	d. a và b đúng
Câu 33. Dân số của một quốc gia được gọi là dân số trẻ khi:
Nhóm tuổi trên 60 chiếm trên 15%.
Nhóm tuổi trên 60 chiếm dưới 10%.
Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi chiếm trên 35%.
Cả b và c.
Câu 34. Dân số tăng nhanh là đặc điểm cơ bản của kiểu tháp dân số:
Kiểu mở rộng 	c. Kiểu ổn định
Kiểu thu hẹp	d. Cả 3 đều sai
Câu 35. Đặc điểm của quần cư nông thôn là: 
Xuất hiện sớm
Gắn với chức năng sản xuất nông nghiệp
Mang tính chất phân tán trong không gian
Tất cả các ý trên 
Câu 36. Các đặc điểm: dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh, dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn, phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. Đây là những đặc điểm của quá trinh:
Công nghiệp hoá	c. Gia tăng dân số
Đô thị hoá	d. Cả b và c đúng
Câu 37. Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam có xu hướng chuyển dịch:
Tăng tỷ trọng ngành dịch vụ.
Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng.
Giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
Tất cả các ý trên.
38. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành nông nghiệp và công nghiệp là:
Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi.
Đất trồng là tư liệu sản xuất.
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Câu 39. Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước; đất phù sa và cần nhiều phân bón đồng thời thích hợp ở miền nhiệt đới là đặc điểm của cây:
Lúa gạo 	c. Cả 2 đều đúng
Lúa mì 	d. Cả 2 đều sai
Câu 40. Ngành chăn nuôi có vai trò:
Cung cấp thực phẩm cho con người.
Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt.
Tất cả các ý trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I(2006-2007)
Khối 10 – cơ bản
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
a
a
b
d
b
a
b
b
a
a
c
a
a
b
b
a
b
c
c
d
Câu 
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đáp án
a
d
d
d
d
d
d
a
b
d
d
d
d
a
d
b
d
c
a
d

File đính kèm:

  • doc0607_Dia10ch_hk1_TPDP.doc
Đề thi liên quan