Đề kiểm tra Địa lí 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Địa lí 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD VÀ ĐT DAK LAK KIỂM TRA HỌC KỲ I(ĐỀ XUẤT) TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA Môn: ĐỊA LÍ 10 Năm học 2006-2007 Thời gian: 90 phút Câu 1. Phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm cơ bản là: a. KT là những đường cong, VT là những cung đối xứng nhau qua xích đạo. b. KT là những đoạn thẳng đồng quy, VT là những vòng tròn đồng tâm ở cực. c. KT và VT đều là những đường thẳng song song và thẳng góc với nhau. d. KT là những đoạn thẳng đồng quy, VT là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón. Câu 2. Phương pháp thường dùng để biểu hiện các hiện tượng địa lý phân tán, lẻ tẻ là: a. Phương pháp chấm điểm b. Phương pháp ký hiệu c. Phương pháp ký hiệu theo đường chuyển động d. Phương pháp bản đồ- biểu đồ. Câu 3. Một trong những vấn đề không cần thiết phải lưu ý trong quá trình học tập địa lý trên bản đồ là: a. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu b. Tìm hiểu hệ thống thông tin địa lý c. Tìm hiểu về ký hiệu và tỷ lệ bản đồ d. Xác định phương hướng trên bản đồ. Câu 4. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là: a. 164,9 triệu km b. 196,4 triệu km c. 149,6 triệu km d. 146,9 triệu km Câu 5. Hệ quả chuyển động tự quanh quanh trục của Trái Đất là: a. Các mùa trong năm b. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời c. Sự luân phiên ngày và đêm d. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Câu6. Kinh tuến đi qua múi giờ số 7 là kinh tuyến: a.9705 Đ b.1050 Đ c.1120 Đ d.1200 Đ. Câu 7: Nhiêtl lượng do Mặt Trời mang đến Trái Đất sẽ nhỏ khi : a. Tia bức xạ chiếu vuông góc với mặt đất c. Góc chiếu nhỏ. b. Tia bức xạ chiếu nghiêng với mặt đất d. Câu b và c đúng. Câu 8: Trong tầng đối lưu , khi cao lên 100m nhiệt độ sẽ giảm: a. 0,20C b. 0,60C c. 0,80C d. 0,90C . Câu 9: Nguyên nhân tạo nên sự thay đổi nhiệt năm theo vĩ độ là: a. Do dạng hình cầu của Trái Đất. b. Bức xạ Mặt Trời tăng từ xích đạo về cực. c. Do thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất. d. Bức xạ Mặt Trời giảm từ xích đạo về cực . Câu 10: Ở Việt Nam một số vùng có gió phơn là: a. Thừa Thiên Huế, Quảng Trị b. Nghệ An , Quảng Bình c. Quảng Nam , Đà Nẵng d. Nghệ An , Hà Tĩnh. Câu 11: Các nhân tố có ảnh hưởng đến lượng mưa là; a. Khí Áp, Fông b. Dòng Biển, Gió. c. Địa hình, Khối khí. d. Tất cả đều đúng. Câu 12: Miền ven Đại Dương của tây bắc Châu Phi có khí hậu nhiệt đới hoanh mạc là do: a. Quanh năm chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch . d. Câu b và c đúng. b. Chịu ảnh hưởng của gió Mùa c. Có dòng biển lạnh chảy qua. Câu 13: Lượng mưa ở các khu vực có khí áp thấp thường: a. Thấp b. Cao c. Rất thấp d. Trung bình. Câu 14 : Yếu tố không ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông : a. Địa chất b. Độ dốc lòng sông c. Chiều rộng lòng sông d. Lớp phủ thực vật. Câu 15: Hồ Tây ở Hà Nội được hình thành do: a. Băng hà chảy qua b. Sụt đất c. Khúc uốn của sông d. Miệng núi lửa. Câu 16: Ở đai chí tuyến, vùng có khí hậu ẩm, mưa nhièu là: a. Bờ phía đông của lụcđịa b. Bờ phía tây của lục địa c. Bờ phía bắc của luc địa d. Bờ phía nam của lục địa. Câu 17: Độ muối thay đổi là do: a. Tương quan giữa bốc hơi và lượng mưa b. Lượng mua của từng vùng c. Lượng nước sông trên lục địa đổ ra biển d. Câu a và b đúng. Câu 18: Nhiệt độ nước biển giảm từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao vì : a. Nhiệt độ khí quyển giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao b. Ở vĩ độ cao có nước lạnh c. Lượng mưa giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao d. Câu a và b đúng. Câu 19: Thực vật có tác dụng tốt với việc hình thành đất vì chúng : a. Che phủ, chống xói mòn đất. b. Cung cấp chất mùn c. Tạo độ phì d. Tất cả đều đúng. Câu 20: Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là : a. Nhiệt và nước b. Gió và khí áp c. Bức xạ và gió d. Số giờ nắng và số ngày mưa. Câu 21: Các hoạt động của con người có ảnh hưởng xấu đến đất là: a. Đốt nương làm rẫy b. Khai thác rừng bừa bãi c. Canh tác không hợp lý d. Tất cả đều đúng. Câu 22: Lượng mùn trong đất ở đất trống đồi trọcgiảm là vì: a. Bị xói mòn rửa trôi b. Do đá mẹ nghèo chất khoáng c. Gió và khí áp d Bức xạ và gió. Câu 23: Các điều kiện có ảnh hưởng đến sự phong phú của lớp phủ thực vật là: a. Nhiệt ẩm dồi dào b. Ánh sáng đầy đủ c. Đất có tầng dầy tốt d. Tất cả đều đúng. Câu 24: Các hoạt động của con người có tác động đến sự phân bố sinh vật là: a. Mở rộng vùng phân bố cây trồng vật nuôi b. Gây nên sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật c. Tất cả đều đúng. d. Thu hẹp diện tích rừng làm mất nơi sinh sống. Câu 25: Nguyên nhân gây ra sự phân bố thảm thự vật và đất theo độ cao là : a. Nhiệt ẩm thay đổi theo độ cao. b. Áp suất thay đổi theo độ cao. c. Câu a và b đúng d. Gió thay đổi theo độ cao. Câu 26: Khi con người tác động đến một thành phần của môi trường thì : a. Đất bị xói mòn, mất mầu mỡ. b. Một số thành phần khác sẽ thay đổi theo. c. Các thành phần khác thay đổi không đáng kể. d. Tất cả các thành phần khác sẽ thay đổi theo. Câu 27: Thành phần tự nhiên có sự thay đổi theo quy kuật địa đới là: a. Hướng địa hình. b. Thổ nhưỡng. c. Hình dạng lãnh thổ. d. Độ dốc địa hình. Câu 28: Điều kiện chủ yếu để hình thành các đới địa lý trong vòng đai địa lý là: a. Chế độ nhiệt. b. Chế độ gió. c. Chế độ ẩm. d. Câu a và b đúng. Câu 29: Quy mô dân số thế giới năm 2005là: a. 6.000 triệu người. b. 6,1 tỷ. c. 6.5 tỷ. d. 6,477 triệu người. Câu 30: Tỷ suất sinh thô là: a. Tổng số trẻ em sinh ra trong một năm b. Số trẻ em sinh ra trong năm tính trên 1000 phụ nữ. c. Số trẻ em sinh ra trong năm so với dân số trung bình ở cùng thưồi điểm. d. Số trẻ em sinh ra trong năm trừ đi số người chết. Câu 31: Tỉ suất tử thô là: a. Số người chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm. c. Số trẻ em bị chết trong năm b. Tổng số người chết trong một năm d. Số trẻ em bị chết tính trên 1000 phụ nữ. Câu 32: Những tiêu chí đánh giá cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá là: a. Tỷ lệ người lớn biết chữ b. Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục trong GDP c. Số năm đến trường d. Số học sinh đi họcc. Câu 33: Mật độ dân số được tính bằng: a. Số lao động trên một đơn vị diện tích b. Số người sinh sống trên một quốc gia. c. Số dân trên một đơn vị diện tích tương ứng với số dân đó. d. Số dân trên 1 diện tích đất canh tác. Câu 34: Sự phân bó dân cư phụ thuộc vào: a. Lịch sử khai thác lãnh thổ b. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. c. Chuyển cư. d. Tất cả các yếu tố trên. Câu 35: Đô thị hoá được hiểu là: a. Sự tăng nhanh dân số thành thị và sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. b. Sự phát triển các đô thị lớn và hình thành cấu trúc không gian mới. c. Sự tăng nhanh số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị , sự tập trung dân cư vào các thàmh phố lớn và sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. d. Sự nâng cao vai trò của các đô thị , sự hình thành cấu trúc không gian mới và lối sống đô thị. Câu 36: Những ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá là: a. Thiếu việc làm , thất nghiệp. b. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. c. Dân số tăng nhanh. d. Thu nhập bình quân đầu người tấp. Câu 37: Khu vực có tỷ lệ dân thành thị cao nhất thế giới là : a. Bắc Mỹ, Úc b. Niu Di Lân, Úc c. Tây âu d. Đông Á. Câu 38: Cơ cấu kinh tế là: a. Tổng thể các ngành , lĩnh vực, bộ phận kinh tế. b. Các bộ phận kinh tế có mối quan hệ hữu cơ . c. Các ngành kinh tế có mối quan hệ hữu cơ tươngđối ổn định. d. Tổng thể các ngành, lĩnh vực ,bộ phận kinh tế có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định. Câu 39: Nông nghiệp có vai trò rất to lớn là vì: a. Góp phần phân bố lại dân cư. b. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống. c. Góp phần xuất khẩu thu lại nguồn ngoại tệ. d. Cung cấp nguyên liệu cho ngành Dệt May. Câu 40: Nhân tố có tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản là: a. Dân cư và ngupồn lao động. b. Tiến bộ khoa học kỹ thuật c. Thị trường tiêu thụ. d. Trình độ phát triển sản xuất. ĐÁP ÁN: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 b a b c c b d b a c d d b a c a d d d a 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 d a d d c d b d d c a a c d c a a d c c
File đính kèm:
- 0607_Dia10ch_hk1_TKAN.doc