Đề kiểm tra Địa lí 12 - Học kì 1 - Đề số 19

doc8 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Địa lí 12 - Học kì 1 - Đề số 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12
(Người ra đề : Lê Thị Aùnh – GV trường THPT trần Phú )
Câu 1: Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nguồn vốn quý và bền vững nhất của nước ta là gì:
a)Tài nguyên khoáng sản giàu có	
b) Đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào
c) Lực lượng lao động cần cù sáng tạo hiếu học	
d) Vị trí nằm ở trung tâm Đông Nam Á
 Câu2. Trình độ khoa học - kỹ thuật và năng lực quản lý còn yếu của lực lượng lao động nước ta đã đưa đến kết quả:
a)Năng suất lao động xã hội thấp
b)Thời gian lao động bị lãng phí lớn
c)Giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh 	
d) Cả 3 đều đúng
Câu 3. Chính sách kinh tế mới của nước ta bước đầu có tác dụng chuyển dịch lao động hợp lý hơn từ khu vực kinh tế:
a)Nhà nước sang tập thể và tư nhân 
b) Tập thể sang nhà nước và tư nhân.
c) Tư nhân sang nhà nước và tập thể	
d) Cả 3 đều sai.
Câu 4. Trong hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay, biện pháp giải quyết về việc làm mau chóng cho lực lượng lao động thành thị là:
a. Xây dựng nhiều nhà máy lớn	
b. Phát triển nhiều cơ sở công nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ
c. Phân bố lại lực lượng lao động	
d. Tổ chức xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Câu 5. Năm 1994 dân số lao động ở nước ta đạt tỷ lệ .% của tổng số dân:
a. 50,2 triệu người	b. 59,6% 
c. 46,1%	d. 65,7%
Câu 6. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta có vai trò chiến lược thể hiện ở mục tiêu nào:
a. Hình thành đạo đức và nhân cách con người mới 
b. Đào tạo đội ngũ khoa học -kỹ thuật tiên tiến
c. Nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài	 
d. Tất cả các mục tiêu trên.
Câu 7. Để thực hiện tốt biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu cần chú ý:
a. Khám và điều trị kịp thời khi nhiễm bệnh.	
b.Giữ gìn vệ sinh môi trường và rèn luyện thể dục.
c. Mở rộng phong trào tiêm chủng	
d. Câu a và c đúng.
Câu 8. Sự " ô nhiễm xã hội" là cách nói chỉ tình trạng:
a. Văn hoá truyền thống bị lu mờ. 	
b. Phổ biến lan tràn văn hoá xấu và lối sống đồi truỵ nước ngoài
c. Nhiều tệ nạn xã hội phát triển do ảnh hưởng của văn hoá ngoại lai.	
d. Câu a và b đúng	
Câu 9. Trong đường lối đổi mới hiện nay, đóng vai trò then chốt là thành phần kinh tế:
a. Tập thể .	b. Quốc doanh
c. Cá thể hộ gia đình	d. Tư bản nhà nước.
Câu 10. Sự thành công của công cuộc đổi mới ở nước ta được thấy rõ nhất:
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 	
b. Khả năng tích luỹ nội bộ
c. Sự cải thiện trong đời sống nhân dân	
d. Tất cả biểu hiện trên.
Câu 11. Trong nội bộ cơ cấu ngành, xu thế chuyển dịch hiện nay là:
a. Sản xuất vật chất sang dịch vụ	
b. sản xuất dịch vụ sang công nghiệp
c. Ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu và năng lượng sang ngành có lợi thế về nguyên liệu và lao động.
d. Các ngành thủ công sang cơ giới.
Câu 12. Sự chuyển dịch theo cơ cấu lãnh thổ đã cho phép hình thành trong khu vực :
a. Các vùng chuyên canh nông nghiệp	
b. Các khu công nghiệp chuyên ngành ra đời.
c. Các đô thị lớn với ưu thế phát triển	
d. Cả 3 đều đúng
Câu 13. Trong việc sử dụng vốn đất hiện nay cần chú ý biện pháp chuyển dịch dần từ đất:
a. Nông nghiệp sang đất chuyên dùng	
b. Chuyên dùng sang đất nông nghiệp
c. Hoang hoá sang đất lâm nghiệp	
d. Lâm nghiệp sang đất nông nghiệp.
Câu 14. Đối với đồng bằng sông hồng sự chuyển đổi cơ cấu loại đất đang có xu thế:
a. Đất lâm nghiệp càng ngày càng mở rộng	.	
b. Đất hoang hoá càng ngày càng phát triển
c. Cả hai đều sai	
d. Cả hai đều đúng
Câu 15. Trong điều kiện đất nông nghiệp nước ta có hạn, để gia tăng số lượng lương thực thì biện pháp nào chính:
a. Tiến hành cơ giới hoá	
b. Ra sức khai hoang mở rộng diện tích
c. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ	
d. Trợ cấp vốn cho người nông dân.
Câu 16. Để cải tạo hợp lý diện tích đất chua phèn ở đồng Bằng Sông Cửu Long thì biện pháp nào cần thiết:
a. Tưới nước thường xuyên	
b. Bón nhiều vôi và lân
c. Cả hai đều đúng	
d. Cả hai đều sai
Câu 17. Việc định hướng 3 chương trình KT ở nước ta sản xuất lương thực thực phẩm hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu là sự nhìn nhận ưu thế vốn cócủa:
a. Nguồn nông, lâm, hải sản dồi dào	
b. Nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lơn
c. Cả hai đều đúng	
d. Cả hai đều sai
Câu 18. ĐBSCL là nơi có tỷ lệ diện tích đất:
a. Lâm nghiệp ít 	
b. Nông nghiệp lớn
c. Hoang hoá ít nhất	
d. Cả 3 đều đúng
Câu 19. Khu vực có diện tích lâm nghiệp chiếm tới nữa diện tích tự nhiên của vùng đó là vùng:
a. Đồng bằng sông Cửu long	
b. Tây nguyên
c. Miền Núi và Trung du bắc Bộ	
d. Tất cả đều sai
Câu 20. Mô hình kinh tế vườn VAC là nguồn gốc cung cấp bổ sung:
a. Rau, cá, thịt	
b. Thịt, sửa, trứng
c. Ngô, khoai, săn	
d. Tôm, cá, cua
 Câu 21. Để giải quyết tốt vấn đề lương thực ở nước ta trong điều kiện đất hẹp người đông thì biện pháp hiệu quả:
a. Hạn chế xuất khẩu gạo	
b. Phát triển mô hình kinh tế vườn VAC 
c. Tích cực thâm canh tăng vụ	
d. Trồng nhiều ngo,â khoai, sắn.
Câu 22. Để nhanh chóng đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính cần chú ý biện pháp 
a. Lai tạo giống	
b. Sản xuất thức ăn 
c. Phòng trừ bệnh và chế biến sản phẩm 	
d. Tất cả đều đúng
Câu 23. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp chè, cafê, cao su chủ yếu tập trung ở khu vực
a. Đồng bằng duyên hải Miền Trung, Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên 	
b. Trung du Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ 
c. Đồng bằng Sông Cưu Long, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc.	
d. Tây nguyên, Đồng Bằng Sông Hồng, Duyên Hải Miền Trung
Câu 24. Sự khác biệt cơ bản giữa hai hình thức thâm canh và quảng canh trong ngành chăn nuôi thuỷ sản chủ yếu là khâu:
a.Con giống	
b. Diện tích chăn nuôi
c. Cung cấp thức ăn	
d. Thu hoạch sản phẩm 
Câu 25. Khó khăn cơ bản làm hạn chế việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta là:
a. Chất lượng con giống thấp	
b. Nguồn thức ăn chưa đảm bảo chất lượng
c. Công tác kiểm dịch chưa chú ý	
d. Tất cả đều đúng
Câu 26. Đối với vùng Bắc trung Bộ, cao su ,cà phê là thế mạnh của hai tỉnh nào?
a. Quảng Trị và Nghệ An	
b. Quảng Bình và Thanh Hoá
c. Hà Tĩnh và Quảng Trị 	
d. Thừa Thiên Huế và Thanh Hoá
Câu 27. Ngành công nghiệp cơ bản nào là thế mạnh đặc biệt ở nước ta và cần phải đi trước một bước so với các ngành công nghiệp khác:
a. Công nghiệp luyện kim	
b. Công nghiệp hoá chất
c. Công nghiệp cơ khí	
d. Công nghiệp năng lượng.
Câu 28. Các ngành công nghiệp nào sau đây được coi là công nghiệp trọng điểm ở nước ta:
a. Chế biến nông, lâm, hải sản	
b. Sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, điện tử.
c. Sản xuất hoá chất, điện, dầu khí	
d. Tất cả các ngành trên.
 Câu 29. Trong cơ cấu công nghiệp ở nước ta thuộc vào nhóm tạo công cụ sản xuất bao gồm các ngành sản xuất nào:
a. Điện tử, cơ khí	
b. Dầu khí, than, điện tử 
c. Xi măng, hoá chất, luyện kim	
d. Hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng
 Câu 30. Sự ra đời của trung tâm công nghiệp chuyên ngành nào sau đây là kết quả tác động của đầy đủ các yêu tố: vị trí địa lý, tài nguyên, lao động và cơ sở hạ tầng tốt:
a. Hà Nội	
b. Vũng Tàu
c. Tp. Hồ Chí Minh	
d. Nam Định 
Câu 31. Yếu tố đóng vai trò quyết định sự hình thành một cơ cấu công nghiệp linh hoạt chính là:
a. Sự thiếu hụt năng lượng và nguyên liệu 	
b. Sự nghèo nàn về vốn
c. Sự đòi hỏi của thị trường trong nước và thế giới	
d. Sự dư thừa lao động 
Câu 32. Tình trạng các nguồn đầu tư của nước ngoài bị thu hút về hai cực của Bắc và Nam nước ta thể hiện ưu thế của vùng này về phương diện:
a. Vị trí địa lý tài nguyên	
b. Lao động và thị trường tiêu thụ 
c. Cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh	
d. Tất cả các phương diện trên
Câu 33. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nào mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thế mạnh lâu dài:
a. Chế biến đường, dầu ăn.	
b. Chế biến thịt, sữa
c. Chế biến thuỷ sản.	
d. Chế biến rau quả.
Câu 34. Hai trung tâm thuỷ điện nào có công suất trên 100.000KW được xây dựng sớm nhất ở nước ta:
a. Sông Đà, Thác Bà.	
b. Đa Nhim, Thác Bà
c) Trị An, Ya-Li	
d. Sông Đà, Trị An
Câu 35. Tuyến GTVT nào có thể cho phép mở rộng giao thương trực tiếp đến gần 1/2 số tỉnh và thành phố ở nước ta.
a. Quốc lộ 1A	
b. Đường sắt thống nhất.
c. Hàng không Quốc nội	
d. Đường biển Bắc - Nam.
Câu 36. Thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong vùng Đông Nam Aù sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xay dựng các loại hình GTVT sau:
a. Đường ôtô và đường sắt	
b. Đường hàng không và đường biển
c. Đường biển và đường sông	
d. Đường ôtô và đường không 
Câu 37. Phát triển mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại là điều kiện giúp đất nước:
a. Phát huy mọi nguồn lực sẵn có ở bên trong 	
b. Tiếp thu có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài 
c. Cả hai đều đúng	
d. Cả hai đều sai.
Câu 38. Đường lối đa phương hoá trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta thể hiện ở việc:
a. Mở rộng thị trường từ khu vực truyền thống sang khu vực các nước đang phát triển và phát triển.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực truyền thống sang khu vực sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ.
c. Tăng cường các nông sản nhiệt đới	
d. Tất cả đều sai
Câu 39. Theo kinh nghiệm của các nước Đông Nam Aù, một lĩnh vực kinh tế đối ngoại mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn và ổn định lại có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề cho nhân dân là:
a. Sản xuất các mặt hàng gia công may mặc và lắp ráp điện tử.	
b. Phát triển dịch vụ du lịch
c. Hợp tác quốc tế và xuất khẩu lao động	
d. Dịch vụ hội nghị và hàng không quá cảnh 
Câu 40. Từ 1989 đến nay, mối quan hệ kinh tế nước ta đang hướng về thị trường chính là:
a. Các nước Châu Âu	
b. Các nước Châu Á	
c. Các nước đang phát triển.
d.Các nước Châu Phi
ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng 0,25 điểm )
Câu 1 :C Câu2:	D	Câu 3:	A	Câu 4:	B	Câu 5:	B	Câu 6: D
Câu 7 :D	Câu 8:	C	Câu 9:	B	Câu 10: D	Câu 11:C	Câu 12 :D
Câu13:C	Câu 14:C	Câu 15:C	Câu 16:C	Câu 17:C	Câu18:D
Câu 19:B	Câu 20:A	Câu 21:C	Câu 22: D	Câu 23: B 	Câu24:C
Câu 25: D	Câu 26:A	Câu 27: D	Câu 28: D	Câu29: A	Câu 30:C
Câu 31: C	Câu 32: D	Câu 33:C	Câu 34:C	Câu 35: D	Câu 36: B
Câu 37:C	Câu 38:A	Câu 39: C	Câu 40: B
Đề đã được kiểm tra lại và công nhận là đúng
(kí ghi rõ họ tên )

File đính kèm:

  • doc0607_Dia12_hk1_TTPU.doc