Đề kiểm tra Địa lí 12 - Học kì 1 - Đề số 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Địa lí 12 - Học kì 1 - Đề số 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất của trường THPT Krông Buk ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12 1). Đất chuyên dùng và đất thổ cư ở nước ta được mở rộng chủ yếu từ : a). Đất lâm nghiệp. b). Đất chưa sử dụng. c). Đất nông nghiệp. d). Đất có điều kiện canh tác khó khăn. 2). Việt nam trở thành thành viên chính thức của A.P.E.C từ : a). Tháng 11-1995 b). Tháng 11-1997 c). Tháng1 - 1998 d). Tháng 11-1998 3). Loại đất thích hợp nhất để phát triển cây cói là : a). Đất đỏ bazan b). Đất nhiễm mặn c). Đất nhiễm phèn d). Đát xám 4). Diện tích đất canh tác binh quân trên đầu người của nước ta binh quân hiện nay đạt: a). Dưới 0,1 ha b). Trên 0,1 ha c). Khoảng 0,4 ha d). Khoảng 0,2 ha 5). Ngành nào sau đây không được xem là một bộ phận của kinh tế đối ngoại: a). Vận tải viễn dương . b). Đầu tư nước ngoài. c). Xuất khẩu nông sản. d). Hội nghị quốc tế. 6). Yếu tố hàng đầu quyết định sự hình thành của trung tâm công nghiệp Thái Nguyên là : a). Tài nguyên b). Chính trị c). Vị trí địa lí d). Lao động 7). Trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta ngành tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn là: a). Dầu mỏ . b). Xuất khẩu gạo. c). Xuất khẩu lao động. d). Xuất khẩu thuỷ sản. 8). Số dự án đầu tư và số vốn của các dự án đầu tư nước ngoài năm 1999 là : a). 1000 dự án và 10 tỷ USD b). 2200 dự án và 31,4 tỷ USD c). 2800 dự án và37,1 tỷ USD d). 2400 dự án và 35,5 tỷ USD 9). Vùng có độ che phủ lớn nhất nước ta hiện nay là: a). Bắc trung bộ. b). Tây bắc. c). Tây nguyên. d). Đông bắc 10). Biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí đất nông nghiệp ở đồng bằng sông cửu long là: a). Thay đổi cơ cấu mùa vụ. b). Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ lợi. c). Cải tạo diện tích đất nhiễm phèn. d). Đẩy mạnh thâm canh lúa ở vùng đất phù sa ngọt hai bên sông Tiền, sông Hậu. 11). Ở trìng độ phát triển kinh tế như hiện nay, loại tài nguyên có vị trí quan trọng nhất nước ta là: a). Khoáng sản. b). Sinh vật. c). Đất . d). Biển. 12). Nguyên nhân chủ yếu lam cho nguồn tai nguyên nước ta bi suy giảm nghiêm trọng là do: a). Chiến tranh. d). Khai thác không hợp lí. b). Công nghệ khai thác còn lạc hậu. c). Dân số tăng nhanh , nhu cầu sử dụng lớn. 13). Thành tựu to lớn nhất của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo ở nước ta là: a). Đã xây dựng được hệ thống trương lớp , với đủ cấp học phân bố khắp nước. b). Đã hình thanh nhiều trung tâm cán bộ khoa học kĩ thuật. c). Có khoảng 92% dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc, biết viết. d). Số sinh viên cao đẳng và đại học hàng năm không ngừng tăng lên. 14). Đầu mối giao thông vận tải lớn có cơ cấu đa dạng nhất nước ta là: a). Hà nội. b). Hải phòng. c). Thành phố Hồ chí minh. d). Đà nẵng. 15). Thời kì tăng nhanh nhất của sản lượng lương thực nước ta : a). 1996-1999 b). 1990-1995 c). 1995-1996 d). 1976-1990 16). Trong quá trình công nghiệp hoá của một nước , ngành công nghiệp phải đi trước một nước là: a). Công nghiệp cơ khí. b). Công nghiệp điện lực c). Công nghiệp luyện kim. d). Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng 17). Trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển giao thông vận tải ở nước ta là : a). Vị trí địa lí không thuận lợi. b). Điều kiện tự nhiên không thuận lợi: địa hình đồi núi,thiên tai lũ lụt, bão tố. c). Thiếu vốn đầu tư và kĩ thuật. d). Thiêú đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề. 18). Ngành nào sau đây là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: a). Công nghiệp luyện kim. b). Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. c). Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. d). Công nghiệp cơ khí. 19). Từ đầu thập niên 1990 công nghiệp nhómA có xu hướng: a). Tăng dần tỉ trọng b). Giảm dần tỉ trọng c). Không thay đổi d). Thời kì đầu giảm ,thời kì sau tăng dần. 20). Ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động nữ nước ta là: a). Vật liệu xây dựng. b). Điện tử. c). Cơ khí. d). Sản xuất hàng tiêu dùng. 21). Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm . a). Vật liệu xây dựng b). Luyện kim c). Cơ khí d). Hoá chất 22). Ngành nào sau đây có vị trí hàng đầu trong việc vận chuyển hành khách và hàng hoá ở nươcù ta: a). Đường ô tô. b). Đường sắt. c). Đường sông + đường biển. d). Đường sắt + đường sông. 23). Loại hình nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi nhất để nước ta giao lưu với các nước Đông nam á : a). Đường biển và đường hàng không. b). Đường ô tô và đường sắt. c). Đường biển và đường sông . d). Đươừng ô tô và đường hàng không. 24). Ngành kinh tế có tỉ lệ lao động thấp nhất nước ta là: a). Nông nghiệp. b). Công nghiệp. c). Dịch vụ. d). Tuỳ theo vùng. 25). Nguồn lực có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế xã hội nước ta là: a). Dân cư và nguồn lao động. b). Vị trí địa lí. c). Vốn đầu tư nước ngoài . d). Tài nguyên thiên nhiên. 26). Tuyến đường sắt mới được xây dựng từ sau 1945 có khổ rộng 1,435 m là: a). Hà nội- Lào cai. b). Thái nguyên -Uông bí c). Hà nội -Thái nguyên. d). Hải phòng - Hà nội -Lào cai. 27). Các cơ sở công nghiệp nhiệt điện có quy mô lớn ở nước ta thường tập trung ở các vùng : a). Có các cơ sở công nghiệp lớn. b). Có dân số đông có nhu cầu tiêu thụ lớn. c). Có sự hiện diện của các nguồn tài nguyên. d). Có cơ sở hạ tầng tốt, để hạ giá thành sản phẩm. 28). Giao thông vận tải được gọi là ngành sản xuất đặc biệt vì : a). Có vị trí đặc biệt trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. b). Làhuyết mạch của nền kinh tế đất nước c). Vừa mang tính chất sản xuất vật chất vừa mang tính chất dịch vụ. d). Vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội. 29). Luật đầu tư của nước ta được ban hành vào năm: a). 1986 b). 1994 c). 1995 d). 1987 30). Mỹ bỏ cấm vận nước ta và Hiệp ước thương mạiViệt- Mỹ được kí kết vào năm nào? a). 1996 và 2000 b). 1994 và 2001 c). 1995 và 2001 d). 1997 và 2001 31). Trong cơ cấu công nghiệp của nước tathuộc nhóm ngành vật liệu bao gồm các ngành: a). Xi măng, hoá chất, luyện kim. b). Khai thác than , dầu , điện c). Điện tử , cơ khí, điện. d). Chế biến hàng thực phẩm , hàng tiêu dùng 32). Không được xem là tiêu chí quan trọng để xác định ngành công nghiệp trọng điểm: a). Có thế mạnh lâu dài. b). Đem lại hiệu quả c). Có tác động đến sự phát triển các ngành khác. d). Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sản lượng. 33). Cán cân xuất nhập khẩu là: a). Tổng giá trị hàng xuất nhập khẩu. b). Sự so sánh giữa số lượng hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu. c). Mỗi quan hệ so sánh giữa số giá trị hàngxuất khẩu với giá trị hàng nhập khẩu . d). Tỉ lệ giữa giá trị hàng xuất khẩu vứi gia trị hàng nhập khẩu tính bằng %. 34). Nối Đông nam bộ với Tây nguyên có các tuyến đường: a). Quốc lộ: 20 , 13 b). Quốc lộ: 1A , 14 c). Quốc lộ: 14 , 20 d). Quốc lộ 20 , 21 35). Từ Hà Nội đi về phía Đông Bắc sẽ là cụm công nghiệp có chuyên môn hoávề : a). Cơ khí , năng lượng b). Luyện kim , cơ khí c). Vật liệu xây dựng , hoá chất d). Dệt may , vật liệu xây dựng 36). Loại hình vận tải đóng vai trò không đáng kể trong việc vận tải hành khách là: a). Đường hàng không . b). Đường sắt. c). Đường biển. d). Đường biển và đường hàng không. 37). Theo tổnh điều tra dân số ngày 01/04/1999 thì dân số nước ta là: a). 73,6 triệu người. b). 74,2 triệu người. c). 72,5 triệu người. d). 76,3 triệu người. 38). Nước ta khai thác tấn dầu đầu tiên vào năm: a). 1981 b). 1990 c). 1986 d). 1992 39). Trồng rừng phi lao và xây dựng thuỷ lợi để tưới nước trong mùa khô là biện pháp quan trọng để sử dụng hợp lí đất đai ở vùng: a). Đồng bằng sông Cửu long. b). Bắc trung bộ. c). Duyên hải miền trung. d). Duyên hải nam trung bộ. 40). Tuyến đường có khả năng tạo mỗi liên hệ kinh tế xã hội liên lạc gần 1/2 số tỉnh thành nước ta là: a). Đường sắt thống nhất. b). Đường biển Hải phòng ,Sài gòn. c). Đường hàng không Nội bài , Tân sơn nhất. d). Quốc lộ 1 A. Trac nghiem tren may vi tinh. + Dap an de so : 1 = = = = = = = = = = Câu : 01 . Đất nông nghiệp. Câu : 02 . Tháng 11-1998 Câu : 03 . Đất nhiễm mặn Câu : 04 . Dưới 0,1 ha Câu : 05 . Hội nghị quốc tế. Câu : 06 . Tài nguyên Câu : 07 . Dầu mỏ . Câu : 08 . 2200 dự án và 31,4 tỷ USD Câu : 09 . Tây nguyên. Câu : 10 . Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ lợi. Câu : 11 . Đất . Câu : 12 . Khai thác không hợp lí. Câu : 13 . Có khoảng 92% dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc, biết viết. Câu : 14 . Thành phố Hồ chí minh. Câu : 15 . 1996-1999 Câu : 16 . Công nghiệp điện lực Câu : 17 . Thiếu vốn đầu tư và kĩ thuật. Câu : 18 . Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Câu : 19 . Tăng dần tỉ trọng Câu : 20 . Sản xuất hàng tiêu dùng. Câu : 21 . Vật liệu xây dựng Câu : 22 . Đường ô tô. Câu : 23 . Đường biển và đường hàng không. Câu : 24 . Tuỳ theo vùng. Câu : 25 . Dân cư và nguồn lao động. Câu : 26 . Thái nguyên -Uông bí Câu : 27 . Có sự hiện diện của các nguồn tài nguyên. Câu : 28 . Vừa mang tính chất sản xuất vật chất vừa mang tính chất dịch vụ. Câu : 29 . 1987 Câu : 30 . 1994 và 2001 Câu : 31 . Xi măng, hoá chất, luyện kim. Câu : 32 . Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sản lượng. Câu : 33 . Mỗi quan hệ so sánh giữa số giá trị hàngxuất khẩu với giá trị hàng nhập khẩu . Câu : 34 . Quốc lộ: 14 , 20 Câu : 35 . Vật liệu xây dựng , hoá chất Câu : 36 . Đường biển và đường hàng không. Câu : 37 . 76,3 triệu người. Câu : 38 . 1986 Câu : 39 . Duyên hải miền trung. Câu : 40 . Quốc lộ 1 A.
File đính kèm:
- 0607_Dia12_hk1_TKBK.doc