Đề kiểm tra định kì cuối học kỳ II môn Tiếng việt Khối 3

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì cuối học kỳ II môn Tiếng việt Khối 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm
Phiếu kiểm tra
Môn: Tiếng việt - Lớp 3
Thời gian: 40 phút
 Họ và tên: ..............................................................Lớp .................Trường Tiểu học ....................
I. Chính tả - bài tập:
1- Chính tả (Nghe-viết): Tiếng đàn ( TV3-T2). Viết đầu bài và đoạn: “Tiếng đàn bay ra ...cao thấp”.
2. Bài tập: a) Điền vào chỗ trống cho thích hợp: r, d hay gi ?
 hoa ...ấy, ....ản ...ị, ...ực ...ỡ, ...ải toán, ...ó ...ét, ....àn ...àng, thả ...iều.
 b) Đặt1 câu có hình ảnh nhân hoá:
II. Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một ngày hội.
Bài làm
Điểm
Phiếu kiểm tra
Môn: Tiếng việt - Lớp 3
Thời gian: 40 phút
 Họ và tên: ..............................................................Lớp .................Trường Tiểu học ...................
I. Chính tả - bài tập:
1- Chính tả (Nghe-viết): Ngày hội đua voi ở tây nguyên ( TV3-T2). Viết đầu bài và đoạn: “Đến giờ xuất phát ... về trúng đích”.
2. Bài tập: a) Điền vào chỗ trống cho thích hợp: r, d hay gi ?
 Hồ Gươm mờ mịt sương (1) ....ăng như khói thật quyến (2) ....ũ vô cùng. Cái (3) ...ét đỏng đảnh của mùa đông làm cho lá vàng (4) ...ơi lả tả. Trong màn sương mờ ảo mỗi sớm mai ấy có hình ảnh chị lao công với chiếc chổi tre cán (5) ...ài. Hồ Gươm huyền bí và (6) ...ịu (7) ...àng đang chuyển mùa.
 b) Đặt 1 câu có hình ảnh nhân hoá kể về một con vật:
II. Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một lễ hội mà em biết ( Gợi ý: Đó là lễ hội gì? Thời gian tổ chức lễ hội khi nào? Lễ hội được tổ chức ở đâu? Mọi người đi tham gia lễ hội như thế nào?Cảm nghĩ của em về lễ hội đó?)
Bài làm
Điểm
Phiếu kiểm tra
Môn: Tiếng việt - Lớp 3 ( TG: 50 phút)
 Họ và tên: .....................................................................Lớp ...........Trường Tiểu học ..................
I. Kiểm tra đọc
1- :(4đ) Đọc thầm bài Quà của đồng nội sau đó đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây(15 phút)
Quà của đồng nội
Cơn gió mùa hạ qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi tháy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.
Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy...
Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam...
 Theo Thạch Lam
Câu 1: Dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến?
Ê Mùi thơm của lúa non. Ê Gió đưa mùi thơm của lá sen. Ê Mùi thơm của ngàn hoa cỏ.
Câu 2: Hạt lúa non tinh khiết như thế nào?
Ê Như giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
Ê Như giọt sữa trắng thơm.
Ê Như bông lúa ngày càng cong xuống.
Câu 3: Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội?
Ê Vì cốm được làm ra từ lúa nếp, mang hương vị của những giọt sữa trắng thơm.
Ê Vì cốm được làm ra từ bí quyết của làng Vòng, mang hương vị của lá sen và sữa.
Ê Vì cốm mang hương vị của tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ.
Câu 4: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? trong câu sau:
Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy.
II. Kiểm tra viết (40 phút)
1- Chính tả (Nghe-viết): Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ( TV3 -T2 ). Viết đầu bài và đoạn: “ Vậy nên ... tập thể dục”. (15 phút)
2- Tập làm văn:
 Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 6 - 8 câu) kể lại một việc tốt em (hoặc người khác) đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. (25 phút)
Bài làm
Điểm
Phiếu kiểm tra
Môn: Tiếng việt - Lớp 3 ( TG: 50 phút)
 Họ và tên: .....................................................................Lớp ...........Trường Tiểu học ..................
I. Kiểm tra đọc
1- :(4đ) Đọc thầm bài Rừng đước sau đó đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây(15 phút)
Rừng đước
Rừng đước mênh mông. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân thò ra bám đất. Mặt đất lầy nhẵn thín, không một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều chưa kịp lên để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết chân của những con dã tràng bé tẹo.
Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá đầu gối thôi, chúng tôi năm bẩy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua,trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.
Câu 1: Đoạn văn tả rừng đước ở thời điểm nào?
Ê Lúc nước triều lên và lúc nước triều rút.
Ê Lúc nước triều rút.
Ê Lúc nước triều lên.
Câu 2: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác?
Ê Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.
Ê Rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay.
Ê Thân đước mọc dài tăm tắp.
Câu 3: Sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hoá?
Ê Cây đước.
Ê Rừng đước.
Ê Bộ rễ cây đước.
Câu 4: Bộ phận gạch chân trong câu sau đây trả lời cho câu hỏi nào?
Những buổi chiều lên, nước chỉ ngập quá đầu gối thôi, chúng tôi năm bẩy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua.
Ê Vì sao ? Ê Để làm gì ? Ê Khi nào ? Ê ở đâu ?
II. Kiểm tra viết (40 phút)
1- Chính tả (Nghe-viết): Buổi học thể dục ( TV3 -T2 ). Viết đầu bài và đoạn: “ Đến lượt ... cố lên”. (15 phút)
2- Tập làm văn:
 Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 6 - 8 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em thích.
Bài làm

File đính kèm:

  • docDe KTDK cuoi HK II TV L3.doc