Đề kiểm tra định kì đợt II – năm học 2006 – 2007

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì đợt II – năm học 2006 – 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS lê quý đôn – thành phố hải dương
Đề kiểm tra định kì đợt II – năm học 2006 – 2007
Môn : Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề )

Phần I – Trắc nghiệm ( 4 điểm )
	Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào giấy thi chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
	Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:
	“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.”
Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
Chủ tịch Hồ Chí Minh.	C- Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.	D- Cả A, B, C đều không chính xác.
Câu 2: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn trên?
	A- Câu ( 1 )	C- Câu ( 3 )
	B- Câu ( 2 )	D- Không có câu chủ đề
Câu 3 : Cụm từ “ từ cổ chí kim” là thành ngữ đúng hay sai?
	A- Đúng	B – Sai
Câu 4: Trong bài thơ Sang thu tác giả sử dụng mấy từ láy?
	A- 1 từ láy	C - 2 từ láy
	B- 3 từ láy	D - 4 từ láy
Câu 5: Dòng nào nêu đủ và đúng nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Sang thu ?
Ngôn ngữ trong sáng, cô đọng.	
 ý thơ hàm súc, chứa chan tình cảm.
Lời thơ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
Hình ảnh chọn lọc, gợi tình cảm nhiều hơn tả thực.
Câu 6: Câu thơ nào không có thành phần gọi đáp hoặc cảm thán?
Mùa xuân – ta xin hát – Câu Nam ai, Nam bình.
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.
Ơi, con chim chiền chiện – Hót chi mà vang trời.
Ôi con sông màu nâu - Ôi con sông màu biếc
Câu 7: Từ in đậm trong câu thơ Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam thuộc thành phần nào?
	A- Thành phần trạng ngữ	C- Thành phần tình thái
	B- Thành phần khởi ngữ	D- Thành phần cảm thán
Câu 8: Trong những đề bài sau , đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí?
Suy nghĩ về đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Suy nghĩ về câu Có công mài sắt có ngày nên kim.
Suy nghĩ về tấm gương vượt lên số phận.
Suy nghĩ từ câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
Phần II – Tự luận ( 6 điểm )
	Câu 1 ( 2 điểm ): Trình bày cảm nhận của em về cái hay trong đoạn văn sau:
	“ – Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết…Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.”
	( Trích “ Làng “ – Kim Lân )
	Câu 2 ( 4 điểm )
	“ Chiếc lược ngà - kết tinh của tình phụ tử. ” ( Chu Văn Sơn )
	Bằng sự hiểu biết về đoạn trích “ Chiếc lược ngà “ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng ( SGK Ngữ văn 9 tập 1), em hãy làm rõ cho lời đánh giá trên.


Biểu điểm chấm. môn ngữ văn lớp 9 – Thời gian 90 phút

Phần I – trắc nghiệm – 4 điểm
	Mỗi đáp án đúng – 0,5 điểm
 Câu 1: C
	Câu 2: A
	Câu 3: B
	Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: A
Câu 7: C
Câu 8: C
	
Phần II – Tự luận ( 6 điểm )
	Câu 1 ( 2 điểm ) : HS trình bày, phân tích cái hay của đoạn văn với các ý cơ bản sau:
	- Đoạn văn thể hiện niềm vui sướng tột độ, niềm hạnh phúc vô biên… của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – Kim Lân: muốn được cải chính với mọi người cái tin đồn nhảm “ làng chợ Dầu đi Việt gian”.
	- Đoạn văn sử dụng linh hoạt những câu văn ngắn là những câu hỏi, câu cảm, câu kể, sử dụng dấu chấm. lửng, kết hợp hợp với các từ ngữ mộc mạc để biểu lộ tâm lí vui vẻ, hồn nhiên, ham trò chuyện, ham nói chữ của nhân vật ông Hai – tạo cho nhân vật những dấu nét riêng, hấp dẫn người đọc….
	- Chấm điểm khuyến khích cho HS có những phân tích, cảm nhận riêng, độc đáo về cái hay của đoạn văn….

	Câu 2 ( 4 điểm ): 
	* Kiểu bài : nghị luận chứng minh.
* Yêu cầu về nội dung:
	- HS hiểu được ý nghĩa của lời đánh giá : “ kết tinh “ có nghĩa là sự tập trung, sự hình thành từ tất cả những gì tốt đẹp nhất -> Nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn khẳng định chiếc lược bằng ngà voi do ông Sáu làm tặng con gái là hình ảnh biểu tượng đẹp đẽ , thiêng liêng của tình cha con thiết tha, sâu nặng.
	- Bằng sự hiểu biết từ đoạn trích HS làm rõ cho lời nhận định:
	+ Chiếc lược ngà - mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt -> luôn luôn thôi thúc trong lòng người cha.
	+ ở chiến khu, ông Sáu đã tự tay làm chiếc lược cho con bằng tất cả sức mạnh và sự cố gắng của tình phụ tử (…vui khi kiếm được ngà voi…tỉ mỉ , thận trọng khi cưa từng răng lược, khi khắc dòng chữ đầy yêu thương lên thân lược….)
	+ Chiếc lược ngà trở thành vật thiêng an ủi ông Sáu, nuôi dưỡng trong ông tình cha con và sức mạnh chiến đấu…khi nhớ con ông lại ngắm nghía cây lược…..
	+ Trước khi hi sinh, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược và chuyển nó cho người bạn thân là một sự uỷ thác, một ước nguyện gìn giữ muôn đời tình cha con, ruột thịt….
	+ Chiếc lược ngà sau đó đã được ông Ba – người đồng chí thân thiết của ông Sáu trao tận tay cho bé Thu – giờ đã là một cô giao liên 18 tuổi.
	-> Chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kì diệu….
	* Yêu cầu về hình thức:
	- Bố cục đầy đủ 3 phần.
	- Lập luận chặt chẽ.
	- Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả….
	* Chấm điểm : Tuỳ từng bài viết của HS, GV chấm. điểm cho phù hợp.

File đính kèm:

  • docDe NV 9 DK 2.doc
Đề thi liên quan