Đề kiểm tra định kì lần 4 Đọc hiểu Lớp 4 - Năm học 2008-2009
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì lần 4 Đọc hiểu Lớp 4 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm đề thi định kỳ lần 4 lớp 4 - Năm học 2008 - 2009 Môn: Tiếng Việt/Phần đọc hiểu - Đề chẵn (Thời gian: 30 phút - Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ........................................................... Lớp: ...................... ______________________________________________________________________________ ăn “mầm đá” Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành. Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo: - Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi biết thứ gì ngon mách cho ta. Trạng bẩm: - Chúa đã xơi “mầm đá” chưa ạ? Nghe có món lạ, chúa bèn sai Trạng dâng lên. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”. Bữa ấy, Trạng để chúa đợi món “mầm đá” đến tận khuya. Biết Chúa đã đói lả, Trạng mới tâu: - Xin chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn “mầm đá” thần xin dâng sau. Rồi Trạng truyền dọn cơm với tương lên. Chúa đang đói nên ăn rất ngon miệng. Thấy chiếc lọ đề hai chữ “đại phong”, chúa lấy làm lạ, bèn hỏi: - Mắm “đại phong” là mắm gì mà ngon thế? - Bẩm, là tương ạ! - Vậy ngươi đề hai chữ “đại phong” là nghĩa làm sao? - Bẩm, “ đại phong ” là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ạ. Chúa bật cười: - Lâu nay ta không ăn , quên cả vị. Sao tương ngon thế? - Bẩm chúa , lúc đói ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi sau: 1. Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”? A. Vì “mầm đá” là một món ăn nổi tiếng. B. Vì Trạng Quỳnh ca ngợi món “mầm đá” rất ngon. C. Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng. Thấy “mầm đá” là món lạ nên muốn thử ăn. 2. Trạng Quỳnh đã chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? A. Trạng chuẩn bị một lọ nước mắm ngon. B. Trạng sai người lấy đá về ninh còn mình thì chuẩn bị một lọ tương có đề hai chữ “Đại phong”. C. Trạng sai người lấy đá về đập nhỏ ra và ninh nhừ. 3. Cuối cùng, chúa có được ăn mầm đá không? Vì sao? A. Chúa không chờ được mầm đá vì làm món này mất rất nhiều thời gian. B. Chúa được ăn mầm đá vì Trạng Quỳnh gọi cơm nguội là mầm đá. C. Chúa không được ăn mầm đá vì không có món ăn này. 4. Vì sao chúa ăn cơm với tương vẫn thấy ngon miệng? A. Vì đây là lần đầu tiên chúa được ăn tương. B. Vì lúc đó chúa quá đói. C. Vì đó là một loại tương đặc sản chuyên dùng để tiến vua. 5. Theo em, Trạng Quỳnh là người như thế nào? A. Trạng là người rất thông minh. B. Trạng là người hóm hỉnh C. Trạng là người láu lỉnh. 6. Xác định TN-CN-VN trong câu sau: Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. ......................................................................... 7. “Dã vị” có nghĩa là gì? A. Món ăn bình dân nấu theo lối cổ truyền. B. Món ăn có nhiều vị. C. Món ăn được giã và cho nhiều vị vào nấu. 8. Nội dung bài là: A. Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, hóm hỉnh. B. Trạng Quỳnh là người thông minh. Ông dùng lối nói hài hước để châm biếm thói xấu của quan lại. C. Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, khôn khéo vừa biết cách làm Chúa ngon miệng, vừa khéo khuyên răn, chê bai Chúa. 9. Câu “ Vậy ngươi đề hai chữ “đại phong” nghĩa là sao?” là: A. Câu cảm B. Câu hỏi C. Câu kể 10. Trong câu: “Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.” có mấy từ láy. A. 2 từ láy, đó là: ............................................................................................................................... B. 3 từ láy, đó là: ............................................................................................................................... C. 4 từ láy, đó là: ............................................................................................................................... Điểm đề thi định kỳ lần 4 lớp 4 - Năm học 2008 - 2009 Môn: Tiếng Việt - Phần dọc hiểu/Đề lẻ (Thời gian: 30 phút - Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: .......................................................................... Lớp: ...................... ______________________________________________________________________________ ăn “mầm đá” Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành. Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo: - Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi biết thứ gì ngon mách cho ta. Trạng bẩm: - Chúa đã xơi “mầm đá” chưa ạ? Nghe có món lạ, chúa bèn sai Trạng dâng lên. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”. Bữa ấy, Trạng để chúa đợi món “mầm đá” đến tận khuya. Biết Chúa đã đói lả, Trạng mới tâu: - Xin chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn “mầm đá” thần xin dâng sau. Rồi Trạng truyền dọn cơm với tương lên. Chúa đang đói nên ăn rất ngon miệng. Thấy chiếc lọ đề hai chữ “đại phong”, chúa lấy làm lạ, bèn hỏi: - Mắm “đại phong” là mắm gì mà ngon thế? - Bẩm, là tương ạ! - Vậy ngươi đề hai chữ “đại phong” là nghĩa làm sao? - Bẩm, “ đại phong ” là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ạ. Chúa bật cười: - Lâu nay ta không ăn , quên cả vị. Sao tương ngon thế? - Bẩm chúa , lúc đói ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi sau: 1. Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”? A. Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng. Thấy “mầm đá” là món lạ nên muốn thử ăn. B. Vì “mầm đá” là một món ăn nổi tiếng. C. Vì Trạng Quỳnh ca ngợi món “mầm đá” rất ngon. 2. Trạng Quỳnh đã chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? A. Trạng sai người lấy đá về ninh còn mình thì chuẩn bị một lọ tương có đề hai chữ “Đại phong”. B. Trạng chuẩn bị một lọ nước mắm ngon. C. Trạng sai người lấy đá về đập nhỏ ra và ninh nhừ. 3. Cuối cùng, chúa có được ăn mầm đá không? Vì sao? A. Chúa được ăn mầm đá vì Trạng Quỳnh gọi cơm nguội là mầm đá. B. Chúa không được ăn mầm đá vì không có món ăn này. C. Chúa không chờ được mầm đá vì làm món này mất rất nhiều thời gian 4. Vì sao chúa ăn cơm với tương vẫn thấy ngon miệng? A. Vì lúc đó chúa quá đói. B. Vì đây là lần đầu tiên chúa được ăn tương. C. Vì đó là một loại tương đặc sản chuyên dùng để tiến vua. 5. Theo em, Trạng Quỳnh là người như thế nào? A. Trạng là người láu lỉnh. B. Trạng là người hóm hỉnh C. Trạng là người rất thông minh. 6. Xác định TN-CN-VN trong câu sau: Bữa ấy,Trạng để chúa đợi món “mầm đá” đến tận khuya. ................................................................................................... 7. “Dã vị” có nghĩa là gì? A. Món ăn B. Món ăn có nhiều vị. C. Món ăn bình dân nấu theo lối cổ truyền. 8. Nội dung bài là: A. Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, hóm hỉnh. Chúa tham ăn, ngốc nghếch. B. Trạng Quỳnh là người thông minh, ông dùng lối nói hài hước để châm biếm thói xấu của quan. C. Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, khôn khéo vừa biết cách làm Chúa ngon miệng, vừa khéo khuyên răn, chê bai Chúa. 9. Câu “ Chúa đã xơi “mầm đá” chưa ạ?” là: A. Câu hỏi B. Câu kể C. Câu cảm 10. Trong câu: “Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.” có mấy từ láy. A. 4 từ láy, đó là: ............................................................................................................................... B. 3 từ láy, đó là: ............................................................................................................................... C. 2 từ láy, đó là: ............................................................................................................................... Điểm đề thi định kỳ lần 4 lớp 5 - Năm học 2008 - 2009 Môn: Tiếng Việt - Phần đọc hiểu/Đề chẵn (Thời gian: 30 phút - Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ........................................................... Lớp: ...................... ______________________________________________________________________________ Cây gạo ngoài bến sông Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xoà tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoà thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kỳ. Chiều nay, đi học về, Thương cùng lũ bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông... Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn. Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xoà ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn... Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng. 1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu? A. Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, móc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa. B. Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. C. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. 2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi? A. Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn. B. Cây gạo nở thêm một mùa hoa. C. Cây gạo xoà thêm được một tán là tròn vươn cao lên trời. 3. Trong chuỗi câu “Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa nhỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kỳ.”, từ bừng nói lên điều gì? A. Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên. B. Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên. C. Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ. 4. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê? A. Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra. B. Vì sông cạn nước, thuyền bè không có. C. Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới. 5. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo? A. Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây bị trơ ra. B. Lấy cát đổ đầy gốc cây gạo. C. Báo cho uỷ ban xã biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xấu. 6. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì? A. Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu. B. Thể hiện tinh thần đoàn kết. C. Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường. 7. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. B. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. C. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoà thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. 8. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió” được nối với nhau bằng cách nào? A. Nối bằng từ “vậy mà”. B. Nối bằng từ “thì”. C. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). 9. Trong chuỗi câu “Chiều nay, đi học về, Thương cùng lũ bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm...”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào? A. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. C. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ. 10. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.”có tác dụng gì? A. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. B. Ngăn cách các vế câu. C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Điểm đề thi định kỳ lần 4 lớp 5 - Năm học 2008 - 2009 Môn: Tiếng Việt - Phần đọc hiểu/Đề lẻ (Thời gian: 30 phút - Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ........................................................... Lớp: ...................... ______________________________________________________________________________ Cây gạo ngoài bến sông Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xoà tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoà thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kỳ. Chiều nay, đi học về, Thương cùng lũ bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quáng lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông... Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn. Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xoà ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn... Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng. 1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu? A. Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. B. Cây gạo già thân cây xù xì, gai góc, móc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa. C. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. 2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi? A. Cây gạo xoà thêm được một tán là tròn vươn cao lên trời. B. Cây gạo nở thêm một mùa hoa. C. Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn. 3. Trong chuỗi câu “Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa nhỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kỳ.”, từ bừng nói lên điều gì? A. Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên. B. Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ. C. Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên. 4. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê? A. Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới. B. Vì sông cạn nước, thuyền bè không có. C. Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra. 5. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo? A. Lấy cát đổ đầy gốc cây gạo. B. Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây bị trơ ra. C. Báo cho uỷ ban xã biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xấu. 6. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì? A. Thể hiện tinh thần đoàn kết. B. Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu. C. Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường. 7. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoà thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. B. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. C. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. 8. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió” được nối với nhau bằng cách nào? A. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). B. Nối bằng từ “vậy mà”. C. Nối bằng từ “thì”. 9. Trong chuỗi câu “Chiều nay, đi học về, Thương cùng lũ bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm...”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào? A. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. B. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ. C. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ. 10. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.”có tác dụng gì? A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. C. Ngăn cách các vế câu. Đề kiểm tra định kì đọc lần 4- lớp 2- NĂm học 2008-2009 Em hãy đọc đoạn 1 trong bài “ Người làm đồ chơi” TV 2 tập 2 trang 133 Đề kiểm tra định kì đọc lần 4- lớp 2- NĂm học 2008-2009 Em hãy đọc đoạn 1 trong bài “ Bóp nát quả cam” TV 2 tập 2 trang 124 Đề kiểm tra định kì đọc lần 4- lớp 2- NĂm học 2008-2009 Em hãy đọc đoạn 2 trong bài “ Chuyện quả bầu” TV 2 tập 2 trang 116 Đề kiểm tra định kì đọc lần 4- lớp 2- NĂm học 2008-2009 Em hãy đọc đoạn “ Cờ mọc.....thành công” trong bài “ Lá cờ” TV 2 tập 2 trang 128 Đề kiểm tra định kì đọc lần 4- lớp 2- NĂm học 2008-2009 Em hãy đọc đoạn “ Trên quảng trường.......lứa đầu” trong bài “ Cây và hoa bên lăng Bác” TV 2 tập 2 trang 111 Đề kiểm tra định kì đọc lần 4- lớp 3- NĂm học 2008-2009 Em hãy đọc đoạn “Mặt đất.......bay ra xa” trong bài “ Trên con tàu vũ trụ” TV 3 tập 2 trang 136 đề kiểm tra định kì đọc lần 4- lớp 3- NĂm học 2008-2009 Em hãy đọc đoạn “Cơn gió.... trong sạch của trời” trong bài “Quà của đồng nội TV 3 tập 2/127 Đề kiểm tra định kì đọc lần 4- lớp 3- NĂm học 2008-2009 Em hãy đọc đoạn 1 trong bài “ Sự tích chú Cuội cung trăng” TV 3 tập 2 trang 131 Đề kiểm tra định kì đọc lần 4- lớp 3- NĂm học 2008-2009 Em hãy đọc đoạn 2 trong bài “ Cóc kiện Trời” TV 3 tập 2 trang 122 Đề kiểm tra định kì đọc lần 4- lớp 3- NĂm học 2008-2009 Em hãy đọc đoạn 2 trong bài “ Người đi săn và con vượn” TV 3 tập 2 trang 113
File đính kèm:
- De kiem tra doc hieu cuoi nam.doc