Đề kiểm tra định kì lần 4 Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Đốc Tín

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì lần 4 Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Đốc Tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC MỸ ĐỨC
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐC TÍN
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN IV
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3
Họ và tên:
Lớp 3:
 Điểm Chữ ký của giáo viên 
Giám thị:
Giám khảo:
 (Học sinh làm bài trực tiếp vào đề kiểm tra này)
Phần I : KIỂM TRA ĐỌC
 	A - Đọc thành tiếng : (5 điểm) HS đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 
29 - 34 và trả lời câu hỏi có nội dung trong bài vừa đọc .
 	B - Đọc thầm đoạn văn sau rồi làm các bài tập : (5 điểm )
1. Đọc thầm bài đọc sau:
BA ANH EM
 Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại .
 Ăn cơm xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô -sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh mì vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.
 Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói : 
Ba cháu là anh em rụôt mà chẳng giống nhau .
Ni-ki-ta thắc mắc :
Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như ba giọt nước cơ mà ? 
Bà mỉm cười : 
 Bà nói về tính nết các cháu cơ . Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi . Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ?
 Theo Giét-Xtep
2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : 
Câu1: ( 0.5 điểm) Trong câu chuyện trên có mấy nhân vật ? 
A . 2 nhân vật 
B . 3 nhân vật 
C . 4 nhân vật 
Câu 2: ( 0,5 điểm ) Tính cách của Gô-sa như thế nào ?
Nhanh nhẹn 
Láu lỉnh 
Chăm chỉ 
Câu 3: ( 0,5 điểm ) Bà nói: “ Ba chỏu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.” là bà nói về điều gì ? 
A . Tính nết của ba anh em .
B . Hình dáng của ba anh em.
C . Trò chơi của ba anh em .
 Câu 4: (1 điểm) Bộ phận in đậm trong câu: “Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà.” Trả lời cho câu hỏi nào? 
A . Làm gì ? 
B . Như thế nào ? 
C . Khi nào ? 
Câu 5: (1 điểm) Dấu phẩy trong câu : “ Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn , liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất , hối hả chạy theo anh.” được dùng trong trường hợp nào sau đây ?
A . Tách bộ phận câu nêu ý chỉ thời gian.
B . Ngăn cách các thành phần cùng loại trong câu .
C . Báo hiệu tiếp sau đó là lời nói của nhân vật .
Câu 6: (1 điểm) Đặt câu hỏi cho thích hợp cho bộ phận gạch chân:
	Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hòa vào đám trẻ láng giềng.
Câu 7: (0,5 điểm) Tìm từ cùng nghĩa với từ Tổ Quốc
PHẦN II : KIỂM TRA VIẾT :
1. Chính tả : (5 điểm) 
Học sinh nghe viết bài : “Quà của đồng nội” SGK TV3 tập 2 trang 128.
Viết từ: “Đợi đến lúc vừa nhất cho đến hết”
2. Tập làm văn : ( 5 điểm ) 
 Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 – 8 câu kể về một lễ hội mà em biết. 
Bài làm

File đính kèm:

  • docDE THI DINH KY LAN IV NAM 20122013.doc