Đề kiểm tra định kì lần 4 Tiếng việt Lớp 5 (Kèm đáp án)

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì lần 4 Tiếng việt Lớp 5 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tờ kiểm tra định kỳ lần thứ 4
 môn Tiếng Việt lớp 5
 Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian giao đề)
 -----------------------------------------------------------------------------
Bài 1: Đọc thầm câu chuyện sau và khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.
Bốn cẳng và sáu cẳng
	Có chú lính được quan sai đi công việc gấp. Thầy cai cấp ngựa cho chú để đi cho nhanh.
	Chú lính dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo. Người đi đường thấy làm lạ bèn hỏi:
	- Sao chú không cưỡi ngựa để chạy cho mau?
	Chú lính vừa thở hổn hển vừa trả lời:
	- Anh hỏi hay thật! Bốn cẳng lại chạy nhanh hơn sáu cẳng được à!
Theo Truyện cười dân gian Việt Nam
1) Chú lính đã làm gì khi được cấp ngựa để đi công việc gấp?
a. Dắt ngựa ra đường; 
b. Dắt ngựa ra đường và chạy theo ngựa; 
c. Dắt ngựa ra đường rồi cưỡi lên lưng ngựa. 
2) Vì sao chú lính không cưỡi ngựa để đi mà chạy theo ngựa?
a. Vì chú cho rằng ngựa chạy không nhanh bằng người;
b. Vì chú sợ ngựa mệt;
c. Vì chú cho rằng chạy bằng sáu chân sẽ nhanh hơn bốn chân.
3) Câu chuyên chê chú lính ở điểm nào?
a. Chú lính thật thà;
b. Chú lính "thương người, hại mình";
c. Chú lính ngốc nghếch.
Bài 2: Đọc thầm đoạn văn và hoàn chỉnh các câu trả lời sau:
	 Hạng A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng. Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh Hai tay Cháng nắm đốc cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống một vành trăng lưỡi liềm
	Theo Ma Văn Kháng
1) Đoạn văn tả vẻ đẹp Hạng A Cháng qua các hình ảnh so sánh, đó là:
2) Qua đoạn văn trên, Hạng A Cháng là một thanh niên  ..
	Bài 3: Hãy khoanh tròn vào chữ trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi bài tập sau:
	1) Tìm từ đồng nghĩa với từ "đất nước" trong các từ sau:
	a. đất cát; b. non sông; c. quê quán; d. đất đai
	2) Tìm từ trái nghĩa với từ "thấp hèn" trong các từ sau:
	a. cao to; b. cao thượng; c. cao cao; d. cao lớn
	3. Trong các từ sau, từ nào có tiếng "trung" có nghĩa là trước sau như một?
	a. trung thu; trung hậu; c. trung điểm; c. trung gian
	4. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép?
	a. tươi tắn; b. tươi tốt; c. vui vẻ; d. quây quần
	Bài 4 : Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 15 dòng) giới thiệu về một người bạn có tinh thần vượt khó học giỏi ở lớp hoặc trường em.
Điểm bài kiểm tra: + Bài 1:/6,0 điểm; + Bài 2: /4,0 điểm
	 + Bài 3:/4,0 điểm; + Bài 4:/6,0 điểm
	Tổng:./10,0 điểm
	 Chữ kí, họ tên người chấm
 đề kiểm tra định kỳ lần thứ 4
 môn Tiếng Việt lớp 5
 Thời gian: 60 phút (Thời gian làm các bài 2, 3, 4, 5- Không kể thời gian giao đề)
 -----------------------------------------------------------------------------
	Bài 1 (5,0 điểm): Đọc thành tiếng. Thực hiện theo theo hướng dẫn kiểm tra.
	Bài 2 (4,0 điểm): Giáo viên đọc cho học sinh chép lại đoạn một bài" Cây gạo ngoài bến sông". (Từ đầu đến " Bến sông bừng lên đẹp lạ kì ") -Tiếng Việt 5, tập 2, trang 168. Thời gian viết bài chính tả là 15 phút. 
..
Bài 3 (3,0 điểm): Đọc thầm câu chuyện sau và điền tiếp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trả lời .
Người bạn mới
Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo:
- Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học...
- Mời bác đưa em vào - Thầy giáo nói.
Bà mẹ bước ra hành lang và quay trở lại với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về phía cô bé nhỏ xíu – em bị gù.
Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. Các trò ngoan của thầy đã hiểu - các em vui vẻ, tươi cười nhìn bạn mới. Thầy giáo giới thiệu:
- Tên bạn mới của các em là Ô-li-a – Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa – bạn ấy từ tỉnh xa chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà.
Tất cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay:
- Em nhường chỗ cho bạn...
Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.
Theo xu-khôm-lin-ski
	1.Thầy giáo đã nói..khi thấy cả lớp nhìn bạn mới với ánh mắt ngạc nhiên.
	2. Những cử chỉ biểu hiện thái độ thân thiện các bạn là:..
	3. Cô bé Ô-li-a nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy vì..
	4. Câu chuyện gây xúc động đối với người đọc bởi cách ứng xử..
	5. Câu chuyện trên có  lời thoại trực tiếp của nhân vật. Đó là lời thoại của
	6. Các vế của câu ghép "Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo" được nối với nhau bằng.
	Bài 4 (2,0 điểm): Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
	1. Dòng nào dưới đây gồm có tất cả các từ đồng nghĩa với từ "tin cậy"?
	a) tin đồn , tin tưởng, bản tin 
	b) tin tưởng, tin yêu, tin dùng
	c) tin tưởng, tin yêu, tin học
	2. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm?
	a) đánh cá/ đánh xe
	b) ăn cơm/ ăn nắng
	c) thi đậu/ hạt đậu tương
	Bài 5 (6,0 điểm) Hãy tả lại cảnh đẹp nơi em ở hoặc một nơi đã đến tham quan mà em yêu thích
..
..
..
..
Kết quả chấm: Bài 1:....../5 điểm; Bài 2:......./4 điểm; Bài 3:........./3 điểm; Bài 4:....../2 điểm; Bài 5:./6 điểm.
Tổng:............./10 điểm.
 Người chấm thi
 hướng dẫn kiểm tra, đánh giá 
	 định kỳ lần thứ 4 môn Tiếng Việt lớp 5
	A. Kiểm tra, đánh giá kỹ năng đọc (10,0 điểm):
	Bài 1 (5,0 điểm): 
	1. Cách kiểm tra: - Chọn một số đoạn văn, thơ trong SGK TV 5, tập 2 (đoạn có số chữ khoảng 100 đến 120 chữ) để làm ngữ liệu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng. Chọn khoảng 10 bài.
	- Làm thăm bài đọc. Thăm ghi rõ đọc bài nào, trang mấy, từ đâu đến đâu.
	- Tổ chức kiểm tra: 
	+ Cho HS lên bắt thăm bài đọc rồi đọc đoạn văn được chỉ định trong thăm trong khoảng 1 phút.
	+ Trả lời 1 đến 2 câu hỏi nhỏ liên quan đến nội dung bài đọc.
	Ghi chú: Bài kiểm tra đọc thành tiếng có thể cho KT trước hoặc sau thời điểm kiểm tra các bài 2, 3, 4, 5.
	2. Cách đánh giá:
	a) Đánh giá kỹ năng đọc (4 điểm):
	+ Đọc trôi chảy, rõ ràng, đảm bảo thời gian; biết ngắt nghỉ hợp lý; biết nhấn dọng diễn cảm hoặc đọc đúng vai đối thoại (4đ);
	 + Nếu đọc trôi chảy rõ ràng nhưng ngắt nghỉ không hợp lý hoặc không diễn cảm, cho 3 điểm; 
	 + Nếu đọc chậm ngắc ngứ hoặc đánh vần một vài chỗ trừ 1/2 số điểm; 
	 + Nếu đánh vần hầu hết các tiếng, không cho điểm.
	b) Trả lời được câu hỏi, cho 1 điểm
	Bài 3 (3,0 điểm): Hoàn chỉnh đúng ý mỗi câu trả lời, cho 0,5 điểm.
	Bài 4 (2,0 điểm): Đúng mỗi câu, cho 1,0 điểm.
	Câu 1: ý b; câu 2: ý c.
	B. Kiểm tra kỹ năng viết (10 điểm)
	Bài 2 (4,0 điểm): 
	1. cách tổ chức kiểm tra: GV đọc cho HS chép lại đoạn văn theo yêu cầu đề bài trong thời gian khoảng 15 phút. (GV đọc trước một lượt, sau đó, đọc chậm cho HS chép).
	2. Cách đánh giá: 
	+ Viết đủ nội dung đọc; viết đúng mẫu, cỡ chữ; chữ viết rõ ràng, đẹp; không mắc lỗi chính tả; trình bày đẹp, cho 4,0 điểm.
	+ Viết đủ nội dung đọc; viết đúng mẫu, cỡ chữ nhưng chưa đẹp; mắc không quá 2 lỗi chính tả, cho tối đa 3 điểm.
	+ Viết đủ nội dung đọc; viết đúng mẫu, cỡ chữ nhưng chưa đẹp; mắc quá 2 lỗi chính tả; hoặc viết còn sai mẫu, cỡ chữ, cho tối đa 2 điểm.
	+ Viết sót hoặc không đủ nội dung, sai mẫu, cỡ chữ nhiếu; mắc trên 5 lỗi chính tả, cho 1,0 điểm.
	Bài 5 (6,0 điểm):
	1) Tả được những nét cơ bản của đối tượng tả là nơi em ở hoặc nơi đến tham quan và nêu được cảm xúc của người tả (3,0 điểm)
2) Biết dùng những từ ngữ gợi tả về hình dáng, màu sắc, âm thanh, từ láy trong văn tả (1,0 điểm)
3) Bố cục bài văn rõ ràng, có mở bài, thân bài, kết bài (1,0 điểm)
4) Sai không quá 4 lỗi dùng từ, chính tả, đặt câu; chữ viết đẹp (1,0 điểm)
	C. Tính điểm bài kiểm tra: 
	Điểm bài KT môn Tiếng Việt bằng trung bình cộng điểm bài KT kỹ năng đọc và kiểm tra viết (sau khi làm tròn thành điểm nguyên). Bài KT kỹ năng đọc, viết có thể cho điểm thập phân đến 0,5 điểm.

File đính kèm:

  • docDe KTDK TV Lop 5 Lan 4.doc