Đề kiểm tra định kì Năm học: 2012- 2013 môn : ngữ văn ( bài viết số 2) - lớp 8 trường THCS Thị Trấn Cát Hải
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì Năm học: 2012- 2013 môn : ngữ văn ( bài viết số 2) - lớp 8 trường THCS Thị Trấn Cát Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI Năm học: 2012- 2013 §Ò sè 1 MÔN : NGỮ VĂN ( BÀI VIẾT SỐ 2) - LỚP 8 Tuần 9 - Tiết 35 + 36 Thời gian làm bài: 90 phút I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau: Câu 1. Tác giả An-đéc-xen chuyên viết thể loại gì? A. Truyện kỳ bí; B. Truyện thần thoại ; C. Truyện hiện đại; D. Truyện cổ tích. Câu 2. Trong văn bản “Cô bé bán diêm” hình ảnh cây diêm cháy sáng thể hiện điều gì? A. Trò chơi hồn nhiên của cô bé bất hạnh . B. Niềm vui hiếm hoi nhỏ bé của cô bé bất hạnh giữa đông giáng sinh. C. Ước mơ cuộc sống yên bình, hạnh phúc, no đủ của cô bé bất hạnh luôn khao khát. D. Ảo ảnh trong cuộc đời chẳng bao giờ thành sự thực . Câu 3. Thông tin không đúng về phong cách tác giả O. Hen-ry là gì? A. Chuyên viết và thành công rực rỡ ở thể loại truyện ngắn. B. Thường viết về cuộc sống nghèo khó của phụ nữ, trẻ em, những nghệ sĩ nghèo ... C. Truyện bất ngờ với kết thúc hai lần, cốt truyện lồng trong cốt truyện. D. Truyện của ông tuyên chiến với chế độ cũ, tàn dư lạc hậu . Câu 4. Trong văn bản “Trong lòng mẹ” câu văn nào không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt hạnh phúc sung sướng cực điểm của bé Hồng? A. Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. B. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc. C. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. D. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Câu 5. Trong các câu sau đây, câu nào không có trợ từ ? A. Nó ăn những hai bát cơm. B. Bố ơi ! C. Tôi thì tôi xin chịu. D. Nó hát những ba bài . Câu 6. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh? A. Gập ghềnh . B. Leng keng. C. Ríu rít . D. Róc rách. Câu 7. Nhận xét nào không đúng về ông giáo trong truyện Lão Hạc? A. Là một người biết đồng cảm, chia sẻ với nỗi đau khổ của Lão Hạc. B. Là một người đáng tin cậy để Lão Hạc trao gửi niềm tin. C. Là người có cách nhìn mới mẻ về Lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung. D. Là người bao che, bênh vực với hành động từ chối giúp Lão Hạc của vợ mình. Câu 8. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự không có tác dụng gì ? A. Giúp nhân vật hiện lên sắc nét, sinh động. B. Giúp người viết bộc lộ tình cảm trực tiêp, sâu sắc. C. Thể hiện nội tâm nhân vật. D. Tăng nhạc điệu cho câu văn,lời văn. II. Tự luận: (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn độ dài từ 8 -10 câu, kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...) sau một thời gian xa cách (Chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể). Câu 2. (6,0 điểm) Sau khi lão Hạc mất một thời gian, người con trai trở về làng. Ông giáo đã giao lại cho anh ta ngôi nhà, mảnh vườn mà người bố tội nghiệp bấy lâu nhờ trông nom, giữ gìn và kể lại quãng đường đời lão Hạc từ khi anh phẫn chí bỏ làng đi. Em hãy đóng vai người con trai lão Hạc diễn tả lại tâm trạng của mình ở thời điểm ấy. §Ò sè 1 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN : NGỮ VĂN (BÀI VIẾT SỐ 2) - LỚP 8 Tuần 9 - Tiết 35 + 36 Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp cao TN TL TN TL Văn Thể loại C1 = 0,25 1 Văn bản “Cô bé bán diêm” C2 = 0,25 1 Tác giả C3 = 0,25 1 Văn bản “Trong lòng mẹ” C4 = 0,25 1 Lão Hạc C7 = 0,25 1 Tiếng Việt Trợ từ C5 = 0,25 1 Từ tượng thanh C6 = 0,25 1 TLV Văn tự sự C8 = 0,25 1 Viết đoạn văn, Viết bài văn tự sự C1 = 2,0 C2 = 6,0 2 Tổng số câu 05 03 01 01 10 Tổng số điểm 1.25 0,75 2,0 6,0 10 Tổng cộng 10.0 §Ò sè 1 ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN : NGỮ VĂN (BÀI VIẾT SỐ 2) - LỚP 8 Tuần 9 - Tiết 35 + 36 I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C D A B A C D II. Tự luận: (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) * Hình thức: (1,0 điểm) - Đúng đoạn văn, đủ số câu. - Chữ viết sạch, rõ nét, hành văn mạch lạc, trong sáng, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. * Nội dung: (1,0 điểm) - Đúng chủ đề. - Có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. Câu 2: (6,0 điểm) * Hình thức: (2,0 điểm) - Đảm bảo bố cục bài viết - Đúng thể loại: Phương thức kể (ngôi thứ nhất xưng tôi), kết hợp miêu tả, tưởng tượng. - Câu, từ chính xác, không sai quá 03 lỗi chính tả - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, câu văn ngắn gọn,… * Đề bài yêu cầu HS dùng trí tưởng tượng, năng lực cảm thụ văn học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. Học sinh có thể trình bày bài viết diễn tả tâm trạng anh con trai lão Hạc từ hai góc độ: - Diễn tả tâm trạng ấy như một đối tượng (người viết ở vị trí người miêu tả). - Cách viết có thể vừa diễn tả nội tâm, cảm xúc vừa miêu tả bộ dạng, hành động. - Diễn tả bằng dòng độc thoại nội tâm( người viết nhập thân vào nhân vật anh con trai Lão Hạc trong thời điểm ấy). Cách viết này giàu cảm xúc trữ tình. * Nội dung: (4,0 điểm) - Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi (đóng vai anh con trai lão Hạc) khi trở về nhận lại những thứ mà người cha quá cố để lại. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI Năm học: 2012- 2013 §Ò sè 2 MÔN : NGỮ VĂN ( BÀI VIẾT SỐ 2) - LỚP 8 Tuần 9 - Tiết 35 + 36 Thời gian làm bài: 90 phút I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau: Câu 1. Tác giả An-đéc-xen chuyên viết thể loại gì? A. Truyện kỳ bí . B. Truyện thần thoại . C. Truyện hiện đại . D. Truyện cổ tích. Câu 2. Trong văn bản “Cô bé bán diêm” hình ảnh cây diêm cháy sáng thể hiện điều gì? A. Trò chơi hồn nhiên của cô bé bất hạnh . B. Niềm vui hiếm hoi nhỏ bé của cô bé bất hạnh giữa đông giáng sinh. C. Ước mơ cuộc sống yên bình, hạnh phúc, no đủ của cô bé bất hạnh luôn khao khát. D. Ảo ảnh trong cuộc đời chẳng bao giờ thành sự thực . Câu 3. Thông tin không đúng về phong cách tác giả O. Hen-ry là gì? A. Chuyên viết và thành công rực rỡ ở thể loại truyện ngắn. B. Thường viết về cuộc sống nghèo khó của phụ nữ, trẻ em, những nghệ sĩ nghèo ... C. Truyện bất ngờ với kết thúc hai lần, cốt truyện lồng trong cốt truyện. D. Truyện của ông tuyên chiến với chế độ cũ, tàn dư lạc hậu . Câu 4. Trong văn bản “Trong lòng mẹ” câu văn không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt hạnh phúc sung sướng cực điểm của bé Hồng? A. Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. B. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc. C. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. D. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Câu 5. Trong các câu sau đây, câu nào không có trợ từ ? A. Nó ăn những hai bát cơm. B. Bố ơi ! C. Tôi thì tôi xin chịu. D. Nó hát những ba bài . Câu 6. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh? A. Gập ghềnh . B. Leng keng. C. Ríu rít . D. Róc rách. Câu 7. Nhận xét nào không đúng về ông giáo trong truyện Lão Hạc? A. Là một người biết đồng cảm, chia sẻ với nỗi đau khổ của Lão Hạc . B. Là một người đáng tin cậy để Lão Hạc trao gửi niềm tin . C. Là người có cách nhìn mới mẻ về Lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung. D. Là người bao che, bênh vực với hành động từ chối giúp Lão Hạc của vợ mình. Câu 8. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự không có tác dụng gì ? A .Giúp nhân vật hiện lên sắc nét, sinh động. B. Giúp người viết bộc lộ tình cảm trực tiếp, sâu sắc. C. Thể hiện nội tâm nhân vật. D. Tăng nhạc điệu cho câu văn, lời văn. II. Tự luận: (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn độ dài từ 8 -10 câu, kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...) sau một thời gian xa cách (Chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể). Câu 2. (6,0 điểm) Nếu là người được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh tên cai lệ thì em sẽ kể chuyện đó với các bạn như thế nào? §Ò sè 2 ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN : NGỮ VĂN ( BÀI VIẾT SỐ 2) - LỚP 8 Tuần 9 - Tiết 35 + 36 I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ. án D C D A B A C D II. Tự luận: (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) * Hình thức: (1,0 điểm) - Đúng đoạn văn, đủ số câu. - Chữ viết sạch, rõ nét, hành văn mạch lạc, trong sáng, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. * Nội dung: (1,0 điểm) - Đúng chủ đề. - Có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. Câu 2. (6,0 điểm) * Hình thức: (2,0 điểm) - Đúng thể loại văn tự sự. - Bố cục ba phần . - Diễn đạt từ câu lưu loát, không mắc lỗi chính tả. * Nội dung: (4,0 điểm) - HS nêu địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện. - Kể lại chi tiết cảnh chị Dậu đánh Cai Lệ. - Chú ý các chi tiết miêu tả và biểu cảm. - Tâm trạng của em khi được chứng kiến cảnh đó. §Ò sè 2 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN : NGỮ VĂN (BÀI VIẾT SỐ 2) - LỚP 8 Tuần 9 - Tiết 35 + 36 Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp cao TN TL TN TL Văn Thể loại C1=0,25 1 Văn bản “Cô bé bán diêm” C2=0,25 1 Tác giả C3=0,25 1 Văn bản “Trong lòng mẹ” C4=0,25 1 Lão Hạc C7= 0,25 1 Tiếng Việt Trợ từ C5=0,25 1 Từ tượng thanh C6=0,25 1 TLV Văn tự sự C8=0,25 1 Viết đoạn văn C1=2,0 1 Viết bài văn tự sự C2=6,0 1 Tổng số câu 05 03 01 01 10 Tổng số điểm 1.25 0,75 2,0 6,0 10 Tổng cộng 10
File đính kèm:
- De kiem tra 45 phut Tuan 9 Tiet 35 36.doc