Đề kiểm tra định kì năm học 2012 – 2013 môn: Sinh học - Lớp 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì năm học 2012 – 2013 môn: Sinh học - Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
MÔN: SINH HỌC - LỚP 7
 Tiết 18 – Tuần 9
Mức độ nhận thức
Chủ đề
Tổng
Động vật 
nguyên sinh
Ruột khoang
Các ngành giun
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Nhận biết
1
7
4
1
13
0,25
1,75
1
1,5
4,5
Thông hiểu
1
1
2
1
2,5
3,5
Vận dụng
1
1
2
2
Tổng
1
1
7
1
4
2
16
0,25
1
1,75
2
1
4
10
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI Năm học 2012 – 2013
MÔN: SINH HỌC - LỚP 7 
 Tuần 9 – Tiết 18
Thời gian làm bài: 45 phút 
I. Phần trắc nghiệm khách quan: (3,0 điểm) 
Câu 1. Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án sau.
1. Trùng roi xanh có biểu hiện gì khi gặp điều kiện bất lợi?
A. Đa số bị chết. 	 B. Kết bào xác. C. Sinh sản nhanh. 	 D. Mọc chồi.
2. Tua miệng của thuỷ tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng :
A. Tự vệ và vận động. 	 B. Cảm giác. 	 C. Tự vệ và bắt mồi. D. Vận động.
3. Khi mổ giun đất cần xác định mặt lưng và mặt bụng vì:
A. Mổ động vật không xương sống phải mổ từ mặt lưng. 	
B. Nhờ xác định mặt lưng, mặt bụng mà quan sát được cấu tạo bên ngoài của giun. 	
C. Xác định được đai sinh dục, lỗ sinh dục cái và lỗ sinh dục đực. 	 
D. Cả A và B.
4. Bộ phận nào của san hô dùng để trang trí?
A. Khung xương bằng đá vôi của san hô. 	B. Lớp trong của san hô. 
C. Phần thịt của san hô.	D. Cả 3 phương án trên.
Câu 2. Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống hoàn thành các câu sau :
Bất động, bơi lội, sống bám, ăn thịt, di chuyển
 Ruột khoang biển có nhiều loài, rất đa dạng và phong phú. Cơ thể sứa hình dù, cấu tạo thích nghi với lối sống (1) . Cơ thể hải quỳ, san hô hình trụ, thích nghi với lối sống (2). Riêng san hô còn phát triển khung xương (3)và có tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn. Chúng đều là động vật (4)và có các tế bào gai độc để bảo vệ.
Câu 3 : Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột A phù hợp với các thông tin ở cột B
A
B
1. Giun đỏ.
2. Rươi.
3. Đỉa.
4. Thuỷ tức
a. Sống ở môi trường nước lợ. Cơ thể phân đốt và chi bên có tơ phát triển
b. Sống kí sinh ngoài. Bơi kiểu lượn sóng.
c. Sinh sản vừa vô tính, vừa hữu tính. Chúng có khả năng tái sinh.
d. Thường sống thành búi ở cống rãnh. Đầu cắm xuống bùn.
e. Sống trong nội tạng trâu bò
II. Phần tự luận : (7,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Để nhận biết các đại diện của ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào ? Vai trò thực tiễn của Giun đốt.
Câu 2. (2,5 điểm) Trong quá trình di chuyển ngược giun đũa gây ra tác hại gì? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ?
Câu 3. (2,0 điểm) Kể tên một số ruột khoang thường gặp ở địa phương em và cho biết vai trò của chúng ?
Câu 4. (1,0 điểm) Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? 
------------------------------------
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
MÔN: SINH HỌC - LỚP 7
 Tiết 18 – Tuần 9
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Câu 1: Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
C
D
A
Câu 2 : Điền đúng mỗi từ cho 0,25 điểm.
 (1) - bơi lội (2) - sống bám (3) - bất động (4) - ăn thịt
Câu 3 : Ghép đúng mỗi ý cho 0,25 điểm.
 	1 – d ; 	2 – a ; 	3 – b ; 	4 – c 
II. Phần tự luận (7,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
- Để nhận biết các đại diện của ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản là: cơ thể hình giun và phân đốt.	 (0,5 điểm)
- Vai trò thực tiễn của giun đốt: 
+ Với vùng đất nông nghiệp: Giun đất có vai tṛ cải tạo đất trồng, làm cho đất xốp, thoáng, màu mỡ đất; làm thức ăn cho cá và một số vật nuôi khác như: vịt, ngan. (0,5 điểm)
+ Với vựng biển: giun nhiều tơ, sá sùnglà thức ăn của người và cá. (0,5 điểm) 
Câu 2: (2,5 điểm)
- Trong quá trình di chuyển ngược giun đũa lột xác để lớn lên, xác của chúng có thể làm tắc tim, gan, mật.	 (1,0 điểm)
- Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người:
+ Ăn uống hợp vệ sinh, không ăn rau sống, không uống nước ló, rửa tay trước khi ăn, kết hợp với vệ sinh cộng đồng. 	 (1,0 điểm)
+ Nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong 1 năm	 (0,5 điểm)
Câu 3: (2,0 điểm)
- Một số ruột khoang thường gặp ở địa phương em: Sứa, roi, bông, hải quỳ, san hô
 (1,0 điểm)
- Vai trò của chúng: làm thực phẩm, làm đồ trang trí, đồ trang sức, xuất khẩu	
 (1,0 điểm)
Câu 4 : (1,0 điểm)
Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi là vì: ở đây môi trường thuận lợi (nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp) nên có nhiều loài muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra 45 phut Tuan 9 Tiet 9.doc
Đề thi liên quan