Đề kiểm tra định kì Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Gia An

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Gia An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Gia An	KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (tiết 42)
Họ và tên:. 	Môn: Ngữ văn 7
Lớp:.	Thời gian: 45phút
Gv ra đề: Lê Thị Hương Thao
Điểm
Lời phê của giáo viên
Chữ kí của phụ huynh
Đề:
I. Trắc nghiệm: (4đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng
Câu 1: (0.25đ) Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa ca dao dân ca:
A. Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng.
B. Đó là những bài thơ được truyền tụng từ xưa đến nay.
C. Đó là những bài thơ – bài hát trữ tình dân gian.
D. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên.
Câu 2: (0.25đ) Một bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ, gieo vần ở cuối câu 1, 2, 4 là đặc điểm của thể thơ:
A. Ngũ ngôn tứ tuyệt	B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú	D. Lục bát
Câu 3: (0.25đ) Năm 1299 Ông về tu ở chùa Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là vị vua:
A. Lê Thánh Tông	B. Trần Nhân Tông
C. Trần Huyền Tông	D. Trần Thái Tông
Câu 4: (0.25đ) Nguyễn Thị Hinh là tên thật của:
A. Hồ Xuân Hương	B. Lý Lan
C. Huyện Thanh Quan	D. Đoàn Thị Điểm
Câu 5: (0.25đ) Nghĩa quyết định giá trị bài thơ “Bánh Trôi Nước” của Hồ Xuân Hương là:
A. Miêu tả chiếc bánh trôi nước	
B. Miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ
C. Ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ	
D. Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ
Câu 6: (0.25đ) Tác giả của đoạn trích “ Sau phút chia li” là của:
A. Đoàn Thị Điểm	B. Đặng Trần Côn
C. Nguyễn Trãi	D. Nguyễn Khuyến
Câu 7: (0.25đ) Câu ca dao :
	“ Thương thay con cuốc giữa trời
	 Dầu kêu ra máu có người nào nghe” thuộc chủ đề nào?
A. Châm biếm	B. Than thân
C. Tình yêu quê hương, đất nước con người	D. Tình cảm gia đình
Câu 8: (0.25đ) Trong 2 câu thơ sau, sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
	“Côn Sơn suối chảy rì rầm
	 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
A. So sánh	B. Nhân hoá	C. Ẩn dụ	D. Điệp ngữ
Câu 9: (1đ) Nối các ý ở cột A với các y ở cột B để tạo ra đáp án đúng ở cột C
Tên văn bản (A)
Thể loại (B)
Đáp án (C)
1. Bài ca Côn Sơn
2. Sau phút chia li
3. Mẹ tôi
4. Qua Đèo Ngang
A. Tự sự
B. Thất ngôn bát cú đường luật
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Song thất lục bát
E. Lục bát
1+
2+.
3+.
4+.
Câu 10: (1đ) Điền từ thích hợp vào ô trống để tạo thành ghi nhớ đúng nghĩa:
- Những dòng ..tâm tình , nhỏ nhẹ và .., bài văn giúp ta hiểu thêm  thương yêu, tình cảm sâu nặng của đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
II. Tự luận: (6đ)
Câu 1: (3đ) Em hãy phân tích bài ca dao số 1 thuộc chủ đề tình cảm gia đình để thấy được công lao to lớn của đấng sinh thành?
Câu 2: (2đ) Chép thuộc lòng bài thơ “ Sông núi nước Nam”?
Câu 3(1đ) So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Huyện Thanh Quan?
Bài Làm:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7 – TIẾT 42
I.Trắc nghiệm: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
B
C
D
A
B
A
Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 9: Mỗi đáp án đúng được 0.25đ
1+E	2+D	3+A	4+B
Câu 10: Mỗi đáp án đúng được 0.25đ
- Nhật kí
- Sâu lắng
- Tấm lòng
- Người mẹ
II. Tự luận: (6đ)
Câu 1:
Công cha như núi (0.25đ)
Nghiã mẹ như nước (0.25đ)
- Sử dụng nghệ thuật so sánh (0.25đ)
- Công lao của cha mẹ đối với con cái không gì đo đếm được (1đ)
 (cao như núi, nước trong nguồn không bao giờ cạn) (0.25đ)
- Trách nhiệm của người làm con trước công lao to lớn ấy (1đ)
Câu 2:
- Chép đúng, đủ 4 câu thơ. Viết hoa đúng chỗ ( viết hoa đầu dòng)
- Trình bày khoa học, không sai lỗi chính tả, không tẩy xoá. (2đ)
- Thiếu 1 câu trừ 0.5đ
- Sai 1 lỗi chính tả trừ 0.25đ
- Viết hoa không đúng một chỗ trừ 0.25đ
- Trình bày thiếu cẩn thận, tẩy xoá nhiều trừ 0.25đ
Câu 3:
- Cụm từ “ ta với ta” của bài thơ Qua Đèo Ngang chỉ riêng mình tác giả. Nỗi sầu cô đơn tuyệt đối. (0.5đ)
- Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà là 2 người: tình cảm bạn bè thắm thiết (0.5đ)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN VĂN – TIẾT 42
 Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Những câu hát về tình cảm gia đình
C1
0.25đ
C1
3đ
1câu
0.25đ
1câu
3đ
Phò giá về kinh
C2
0.25đ
1câu
0.25đ
Buổi chiều trông ra
C3
0.25đ
1câu
0.25đ
Qua đèo ngang
C4
0.25đ
1câu
0.25đ
Bánh trôi nước
C5
0.25đ
1câu
0.25đ
Sau phút chia li
C6
0.25đ
1câu
0.25đ
Những câu hát than thân
C7
0.25đ
1câu
0.25đ
Bài ca Côn sơn
C8
0.25đ
1câu
0.25đ
Bài ca Côn sơn, Sau phút chia li, Qua đèo ngang
C9
 1đ
1câu
1đ
Cổng trường mở ra
C10
 1đ
1câu
1đ
Sông núi nước Nam
C2
 2đ
1câu
2đ
Bạn đến chơi nhà, Qua đèo ngang
C3
 1đ
1câu
1đ
Tổng số câu
6câu
2 câu
2câu
2câu
1câu
10câu
3câu
Tổng số điểm
1.5đ
0.5đ
2đ
5đ
1đ
4đ
6đ
Trường THCS Gia An	KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (tiết 46)
Họ và tên:. 	Môn: Ngữ văn 7
Lớp:.	Thời gian: 45phút
Gv ra đề: Lê Thị Hương Thao
Điểm
Lời phê của giáo viên
Chữ kí của phụ huynh
Đề:
I. Trắc nghiệm: (4đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng
Câu 1: (0.25đ) Từ nào dưới đây không phải từ láy
A. Bâng khuâng	B. Nức nở	C. Nhà trường	D. Xôn xao
Câu 2: (0.25đ) Những đại từ “ hắn, nó, y” thuộc ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất	B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba số ít	D. Ngôi thứ ba số nhiều
Câu 3: (0.25đ) Trong những từ dưới đây, từ nào là từ ghép chính phụ Hán Việt có yếu tố chính đứng sau
A. Đại thắng	B. Ái quốc	C. Thủ môn	D. Thiên lí
Câu 4: (0.25đ) 	“Ai làm cho bướm lìa hoa
	 Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”
Từ “Ai” trong câu ca dao trên là đại từ dùng để
A. Chỉ người	B. chỉ hoạt động	C. hỏi về người	D. hỏi về hoạt động
Câu 5: (0.25đ) Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “trông”
A. Ngó	B. Dòm	C. Liếc	D. Rọi
Câu 6: (0.25đ) Những cặp từ nào sau đây là đồng nghĩa không hoàn toàn:
A. Hi sinh = bỏ mạng	B. Hoa = Bông
C. Heo = Lợn	D. Trái = Quả
Câu 7: (0.25đ) Những từ nào sau đây có nghĩa trái với từ “cái đầu”
A. Ngẩng đầu	B. Lắc đầu	C. Gật đầu	D. Đau đầu
Câu 8: (0.25đ) Ví dụ sau đây mắc phải lỗi gì?
	Đừng nên dùng hình thức đánh giá kẻ khác
A. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
B. Thiếu quan hệ từ
C. Thừa quan hệ từ
D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
Câu 9: (1đ) Điền từ thích hợp vào ô trống để tạo thành ghi nhớ đúng nghĩa:
.dùng để biểu thị các..quan hệ sở hữu,..,nhân quả, .. giữa các .của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Câu 10: (1đ) Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B để tạo ra đáp án đúng ở cột C
Ví dụ (A)
Sử dụng nghệ thuật (B)
Đáp án (C)
1. Nó gầy nhưng khoẻ
2. Tóc lan dài, tóc An ngắn
3. Tôi mới mua 5 trái xoài, tôi cho bạn 1 quả.
4. Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu. 
A. Từ đồng nghĩa
B. Từ trái nghĩa
C. Từ đồng âm
D. Quan hệ từ
E. So sánh
1+
2+
3+
4+
II. Tự luận: (6đ)
Câu 1: (2đ) Thế nào là từ đồng nghĩa? Dựa vào đâu để phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn với từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
Câu 2: (2đ) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa từ ghép chính phụ thuần việt và từ ghép chính phụ hán việt?
Câu 3: (2đ) Viết một đoạn văn ngắn chủ đề nói về quê hương có sử dụng từ trái nghĩa.
Bài Làm:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN NGỮ VĂN 7
I.Trắc nghiệm: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
A
A
D
A
A
B
Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 9: Mỗi đáp án đúng được 0.25đ
- Quan hệ từ
- Ý nghĩa
- so sánh
- bộ phận
Câu 10: Mỗi đáp án đúng được 0.25đ
1+ C	2+B	3+D	4+A
II. Tự luận: (6đ)
Câu 1: (2đ)
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. (1đ)
- Phân biệt: dựa vào sắc thái biểu cảm. (1đ)
Câu 2:
- Giống nhau: đều có tiếng chính và tiếng phụ (0.5đ)
- Khác nhau: 
	+ Từ ghép chính phụ thuần việt: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. (0.5đ)
	+ Từ ghép chính phụ hán việt: có một số trường hợp tiếng phụ đứng trước. (0.5đ)
Câu 3:
- Hình thức: Viết mạch lạc, trôi chảy, trình bày khoa học, sạch đẹp, viết hoa đúng chỗ, không sai chính tả.
- Nội dung: viết đúng đề tài, có sử dụng từ trái nghĩa thích hợp, đúng nghĩa.
- Trình bày cẩu thả, sai chính tả, có câu ý lủng củng trừ 0.5đ.
- Viết sai đề tài nhưng có sử dụng từ trái nghĩa trừ 1đ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN VĂN – TIẾT 46
 Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Từ láy
C1
0.25đ
1câu
0.25đ
Đại từ
C2
0.25đ
C4
0.25đ
2câu
0.5đ
Từ hán việt
C3
0.25đ
1câu
0.25đ
Từ đồng nghĩa
C5
0.25đ
C6
0.25đ
C1
 2đ
2câu
0.5đ
1câu
 2đ
Từ trái nghĩa
C7
0.25đ
C3
 2đ
1câu
0.25đ
1câu
 2đ
Chữa lỗi QHT
C8
0.25đ
1câu
0.25đ
Quan hệ từ
C9
 1đ
1câu
1đ
Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, QHT
C10
 1đ
1câu
1đ
Từ ghép, từ hán việt
C2
 2đ
1câu
 2đ
Tổng số câu
5câu
5 câu
3câu
10câu
3câu
Tổng số điểm
1.25đ
2.75đ
6đ
4đ
6đ

File đính kèm:

  • dockt van 7.doc.doc
Đề thi liên quan