Đề kiểm tra định kì Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013

doc10 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ 2
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN TIẾNG VIỆT 5 (Đọc) 
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Giáo viên cho học sinh bốc thăm chọn 1 trong 4 bài, đọc thành tiếng một đoạn và trả lời 1 trong 2 câu hỏi trong các bài đọc dưới đây: 	
Bài 1: Tà áo dài Việt Nam (TV5/2 trang 122 )
a- Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt nam xưa ? ( Phụ nữ Việt Nam hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.)
b- Chiếc áo dài tân thời có gì khác với chiếc áo dài cổ truyền ? ( Khác với ciếc áo dài cổ truyền là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.)
Bài 2: Út Vịnh (TV5/2 trang 136)
a- Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì ? ( Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các tahnh ray, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.) 
b- Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ? ( Út Vịnh lao ra như tên bắn la lớn: - Hoa , Lan, tàu hoả đến! Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.)
Bài 3. Lớp học trên đường (TV5/2 trang 153)
a- Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào ?( Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống )
b- Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học ? ( Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ đẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái. Bị thầy chê trách “ Ca-pi sẽ biết đọc trước” Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào. Khi thấy hỏi có thích học không, Rê-mi trả lời : Đấy là điều con thích nhất) 
Bài 4. Nếu trái đất thiếu trẻ con (TV5/2 trang 157)
a- Nhân vật Tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai ? ( Nhân vật Tôi là tác giả, nhân vật Anh là phi công vũ trụ Pô-pốp)
b- Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh ? ( Các bạn vẽ đầu phi công vũ trụ rất to, đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó rất nhiều sao trời- Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa- Mọi người đều quàng khăn đỏ- Các anh hùng là những đứa- trẻ- lớn- hơn) 
HẾT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ 1
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN TIẾNG VIỆT 5 ( Đọc ) 
Ngày kiểm tra: 27-12-2012
Thời gian: 30 phút
 PHẦN II: Học sinh đọc thầm bài “ Hạng A Cháng ”, trả lời các câu hỏi và làm bài tập sau: 
Hạng A Cháng
1. Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già tron làng đều tấm tắc
Theo ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 
SỐ PHÁCH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Điểm
..
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ 1
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN TIẾNG VIỆT 5 ( Đọc ) 
Ngày kiểm tra: 27-12-2012
Thời gian: 30 phút
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm (theo yêu cầu của từng câu hỏi)
Câu 1. Trận động đất ở Ha-i-ti đã tác hại như thế nào?
a- Đã cướp đi tài sản của hàng trăm nghìn người và làm mất tích hàng chục nghìn người.
b- Đã cướp đi tính mạng của hàng trăm nghìn người và làm hàng trăm nghìn người khác mất nhà cửa.
c- Đã làm sụp đổ hàng trăm căn nhà, giết chết hàng trăm nghìn người và rò rỉ các nhà máy hạt nhân
d- Đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn trẻ em và người già, sụp đổ hàng trăm nghìn căn nhà.
Câu 2. Cậu bé Cha-li Xim-xơn là người nước nào?
a- Anh
b- Pháp
c- Ha-i-ti
d- Ý
Câu 3. Cha-li đã quyên góp tiền bằng cách nào ? 
a- Vừa khóc vừa chạy xe đạp vận động xin tiền trong công viên
b- Vừa bàn luận với cha mẹ và vận động người dân ở gần nhà.
c- Vừa gửi thông điệp lên in-tơ-nét và vừa vận động những người giàu.
d- Vừa gửi thông điệp lên in-tơ-nét, vừa đạp xe đạp vận động ở công viên.
Câu 4. Trong buổi sáng ngày 24-1-2010, Cha-li đã quyên góp được bao nhiêu tiền để giúp đỡ các nạn nhân của trận động đất ở Ha-i-ti ? 
a- 500 bảng Anh
c- 95 000 bảng Anh
b- 1 000 bảng Anh
d- 15 3000 bảng Anh
Câu 5. Hãy điền vào chỗ chấm để cho biết số tiền Cha-li đã quyên góp được dùng để làm gì?
Câu 6. Các từ in đậm trong câu: "Chúng tôi thông báo trên mạng và thế là mọi người đã hưởng ứng." thuộc những từ loại nào?
6.1. Từ “thông báo” thuộc từ loại:
a- Danh từ
b- Động từ
c- Đại từ
d- Tính từ
6.2. Từ “người” thuộc từ loại:
a- Danh từ
b- Động từ
c- Đại từ
d- Tính từ
Câu 7. Trong câu: “Chỉ trong ít phút, trận động đất đã cướp đi tính mạng của hàng trăm nghìn người”. Hãy điền vào chỗ chấm để cho biết bộ phận nào là vị ngữ?
- Bộ phận vị ngữ là:	..
Câu 8. Em hãy tìm một từ đồng nghĩa với từ “nhân hậu” và đặt một câu với từ vừa tìm được.
- Từ đồng nghĩa với từ nhân hậu:.
- Đặt một câu: .
..
HẾT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
MÔN TIẾNG VIỆT 5 (Đọc)
PHẦN I: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Học sinh bốc thăm chuẩn bị, đọc một đoạn rồi trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
	+ Đọc sai 2 đến 3 tiếng: 0,5 điểm
	+ Đọc sai trên 5 tiếng: 0 điểm
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
	+ Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm
	+ Không ngắt nghỉ hơi đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm
3. Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
	+ Giọng đọc có biểu cảm tương đối: 0,5 điểm
	+ Giọng đọc không biểu cảm: 0 điểm.
4. Tốc độ đọc: 1 điểm
	+ Đọc đạt yêu cầu: 120 tiếng/ phút: 1 điểm.
	+ Đọc trên 1 phút: 0,5 điểm.
	+ Đọc trên 3 phút: 0 điểm
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm
	+ Trả lời chưa đủ ý hoặc chưa diễn đạt rõ ràng: 0,5 điểm
	+ Trả lời sai hoặc trả lời không được: 0 điểm.
	* Câu trả lời đúng.
Bài 1: Tà áo dài Việt Nam (TV5/2 trang 122 )
a- Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt nam xưa ? ( Phụ nữ Việt Nam hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.)
b- Chiếc áo dài tân thời có gì khác với chiếc áo dài cổ truyền ? ( Khác với ciếc áo dài cổ truyền là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.)
Bài 2: Út Vịnh (TV5/2 trang 136)
a- Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì ? ( Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các tahnh ray, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.) 
b- Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ? ( Út Vịnh lao ra như tên bắn la lớn: - Hoa , Lan, tàu hoả đến! Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.)
Bài 3. Lớp học trên đường (TV5/2 trang 153)
a- Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào ?( Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống )
b- Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học ? ( Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ đẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái. Bị thầy chê trách “ Ca-pi sẽ biết đọc trước” Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào. Khi thấy hỏi có thích học không, Rê-mi trả lời : Đấy là điều con thích nhất) 
Bài 4. Nếu trái đất thiếu trẻ con (TV5/2 trang 157)
a- Nhân vật Tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai ? ( Nhân vật Tôi là tác giả, nhân vật Anh là phi công vũ trụ Pô-pốp)
b- Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh ? ( Các bạn vẽ đầu phi công vũ trụ rất to, đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó rất nhiều sao trời- Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa- Mọi người đều quàng khăn đỏ- Các anh hùng là những đứa- trẻ- lớn- hơn) 
1. Chính tả (nghe – viết).
	* Bài viết:
Thầy thuốc như mẹ hiền
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc tuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giả nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
2. Tập làm văn:
 Em hãy tả thầy giáo (cô giáo) đã dạy em những năm học trước mà em nhớ nhất.
HẾT
SỐ PHÁCH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Điểm
.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ 1
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN TIẾNG VIỆT 5 ( Viết ) 
Ngày kiểm tra: 26-12-2012
Thời gian: 60 phút
1. Chính tả (nghe – viết):
2. Tập làm văn: 
 Em hãy tả thầy giáo (cô giáo) đã dạy em những năm học trước mà em nhớ nhất.
Bài làm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
MÔN TIẾNG VIỆT 5 (Viết)
1. Chính tả: (5điểm)
+ Đạt 5 điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả.
+ Trừ 0,5 điểm: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; viết hoa không đúng quy định).
+ Trừ 1 điểm toàn bài: Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – Khoảng cách – kiểu chữ hoặc trình bày bẩn...
2. Tập làm văn: (5 điểm)
1. Mở bài (0,5 điểm)
Giới thiệu được thầy (cô) giáo, tên là gì, dạy lớp mấy, năm học nào?
2. Thân bài:
a. Tả bao quát về hình dáng của thầy giáo (cô giáo) (2điểm)
Thân hình, mái tóc, khuôn mặt, mắt, mũi, miệng, tay, chân.
b. Tả hoạt động của thầy (cô) khi lên lớp (1,5 điểm) 
Lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với những người xung quanh 
3. Kết bài (0,5 điểm)
Nêu cảm nghĩ của em về thầy giáo (cô giáo) đó.
* Bài viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả được cộng thêm (0,5 điểm)
HẾT

File đính kèm:

  • docTieng Viet 5 CHK2.doc