Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II năm học 2010 - 2011 môn: Tiếng Việt lớp 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II năm học 2010 - 2011 môn: Tiếng Việt lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH Nguyễn Bá Ngọc CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHỐI LỚP : 3 Độc lập -Tự do -Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Tiếng Việt Thời gian: 40 phút A. KIỂM TRA ĐỌC I/ Đọc thành tiếng: (Mỗi học sinh đọc 1 phút) HS đọc một đoạn trong các bài tập đọc ở phiếu kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc. Bài 1: Hai Bà Trưng Bài 2: Ông tổ nghề thêu Bài 3: Nhà bác học và bà cụ Bài 4: Đối đáp với vua Bài 5: Hội vật Bài 6: Hội đua voi ở Tây Nguyên II/ Đọc thầm và làm bài tập (30 phút) Em hãy đọc thầm bài văn sau: Ông tổ nghề thêu Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê. Một lần, Trần Quốc khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước. Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng nếm thử. Thì ra hai pho tượng đó nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn. Nhân được nhàn rỗi ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng. Học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Thấy những con dơi xòe cách chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuôngđất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người có tài, đặt tiệc to tiễn về nước. Về đến nước nhà, Trần Quốc Khái truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Dần dần, nghề thêu lan rộng ra khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu. Theo Ngọc Vũ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lới đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1, Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? A. Dựng một cái lầu cao, mời sứ thần Việt Nam lên chơi, cất thang. Lầu chỉ có pho tượng phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “ Phật trong lòng” và một vò nước. B. Dựng một cái lầu cao, mời sứ thần Việt Nam lên chơi, cất thang. C. Lầu chỉ có pho tượng phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “ Phật trong lòng” và một vò nước. 2, Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? A. Vì Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vì Trần Quốc Khái truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. C. Vì vua Trung Quốc khen ông là người có tài đặc biệt. 3, Bộ phận gạch chân trong câu: “ Ở Trung Quốc, Trần Quốc Khái học được nghề thêu”. Trả lời câu hỏi nào? A. Khi nào ? B. Vì sao? C. Ở đâu? 4, Em đặt dấu phẩy cho đúng chỗ trong câu sau: Hồi còn nhỏ cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. B. KIỂM TRA VIẾT 1, Chính tả (nghe – viết) thời gian: 15 phút GV đọc cho HS viết chính tả bài “Người sáng tác Quốc ca việt Nam” sách tiếng Việt 3, tập 2 trang 47 gồm đề bài và đoạn “Nhạc sĩ Văn Cao ... và làm thơ”. 2, Tập làm văn: thời gian 30 phút Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 câu) kể về một người lao động trí óc mà em biết. Gợi ý: 1, Người đó là ai, làm nghề gì? 2, Người đó hằng ngày làm những việc gì? 3, Người đó làm việc như thế nào? HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 - 2011 A. KIỂM TRA ĐỌC I/ Đọc thành tiếng: (kiểm tra miệng 1 phút/1 học sinh) HS bốc thăm chọn 1 trong 6 bài tập đọc để đọc (có phiếu kèm theo) Bài 1: Hai Bà Trưng (trang 4) H: Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta? H: Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào? H: Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? Bài 2: Ông tổ nghề thêu (trang 22) H: Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào? H: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? H: Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? Bài 3: Nhà bác học và bà cụ (trang 31) H: Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn. H: Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? H: Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? Bài 4: Đối đáp với vua (trang 49) H: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? Cao Bá Quát có mong muốn gì? H: Cao Bá Quát đã làm gì để thực hiện được mong muốn đó? H: Vì sao Cao Bá Quát đối? Cao Bá Quát đối như thế nào? Bài 5: Hội vật (trang 58) H: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh sôi động của hội vật. H: Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm keo vật thay đổi như thế nào? H: Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng? Bài 6: Hội đua voi ở Tây Nguyên (trang 60) H: Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua? H: Cuộc đua voi diễn ra như thế nào? II/ Hướng dẫn chấm điểm: (6 điểm) - Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các phiếu kiểm tra đã được in sẵn (mỗi em một phiếu). - Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn đã được in sẵn trong phiếu kiểm tra đọc và trả lời một câu hỏi. - Thời gian đọc: 1phút/1 HS. - GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm Đọc sai 3 hoặc 4 tiếng: 2 điểm Đọc sai 5 hoặc 6 tiếng 1,5 điểm Đọc sai 7 hoặc 8 tiếng 1,0 điểm Đọc sai 9 hoặc 10 tiếng 0,5 điểm Đọc sai trên 10 tiếng : 0 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ): 1 điểm Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên : 0 điểm. - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm Đọc quá 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm Đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0 điểm - Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 1 điểm Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm Không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm. II. Đọc thầm và làm bài tập: 4 điểm Mỗi câu hỏi, bài tập đúng cho 1 điểm. Câu 1: Ý a (1 điểm). Câu 2: Ý b (1 điểm). Câu 3: Ý c (1 điểm). Câu 4: Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần quốc Khái rất ham học. (1 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT 1, Chính tả: (5 điểm) - Học sinh nghe viết đúng nội dung bài chính tả, đúng độ cao, khoảng cách, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. Không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch đẹp; đúng hình thức bài văn xuôi (5 điểm) - Học sinh trình bày chưa đẹp, chữ viết xấu trừ 0,5 điểm. - Học sinh viết sai một chữ hoặc âm đầu, vần, dấu thanh trừ; không viết hoa đúng quy định mỗi lỗi 0,5 điểm. Những lỗi sai giống nhau trừ một lỗi. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... trừ 1 điểm toàn bài 2, Tập làm văn: (5 điểm) 1/ Yêu cầu bài viết: HS viết một đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc mà em biết. Câu văn dùng đúng từ, không sai ngữ pháp, diễn đạt rõ các ý, chữ viết đẹp, sạch sẽ. 2/ Nội dung chấm điểm: HS giới thiệu được người lao động trí óc là ai, làm nghề gì? (được 1 điểm). HS nói được hằng ngày người đó làm những công việc gì? (được 2 điểm). HS nói được người đó làm việc như thế nào? (được 2 điểm). 3/ Mức độ chấm điểm: * Mức 5 điểm: HS viết một đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc. - HS Viết đúng theo mẫu câu, câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp * Mức 4 điểm: - HS viết một đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc. - HS viết đúng theo mẫu câu, câu văn dùng từ đúng, sai 1-2 lỗi chính tả. * Mức 3 điểm: HS viết một đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc. - HS Viết đúng theo mẫu câu, câu văn dùng từ đúng, sai 3 - 4 lỗi chính tả *Mức 1-2 điểm: HS chỉ viết theo đề bài yêu cầu, viết chưa đúng mẫu câu, dùng từ viết chưa đúng, còn sai về ngữ pháp, chữ viết không rõ ràng. * Lưu ý: Ngoài ra, tùy mức độ bài làm của học sinh mà GV đánh giá, cho điểm dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của bài tập làm văn cụ thể (có thể cho theo các mức điểm từ 0, 5 – 1 – 1, 5 đến 5 điểm)
File đính kèm:
- De Thi TV giua ki II.doc