Đề kiểm tra định kỳ lần 1 năm học 2013 - 2014 môn Toán lớp 4

doc8 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ lần 1 năm học 2013 - 2014 môn Toán lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 1
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN :TOÁN Lớp 4
( Thời gian : .phút)
ĐỀ BÀI 
A. Phần trắc nghiệm. ( 6điểm)
 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Bài 1: Số liền sau của số 2 837 560 là :
A. 2 837 570 B. 2 837 561 C. 2 837 590
 Số liền trước của số 657 880 là :
A. 675 879 B. 675 890 C. 675 899
Bài 2 :Giá trị của chữ số 7 trong số 976 560 là:
A. 7 000 B. 70 000 C.700 000
 - Số lớn nhất trong các số sau là số nào ?
756 894 ; 765 894 ; 785 649
A.756 894 B. 765 894 C. 785 649
Bài 3 : 4 tấn 25 kg = 
A. 425 kg B. 4250 kg C. 4025 kg
 1 giờ 15 phút = 
A. 65 phút B. 75 phút C. 56 phút
Bài 4: Giá trị của X trong X 5 < 5 là
 A. 1 B. 0 C. 5
Bài 5: Số lớn nhất có ba chữ số là:
 A. 900 B. 990 C. 999
Bài 6: Điền dấu >, <, = vào ô trống
 5 tấn 3 yến 503 yến
 giờ 35 phút
B . Phần 2 Tự luận( 4 điểm)
Bài 1 Đặt tính rồi tính :( 1 điểm)
 4567 + 9563 438 x 5
10 000 – 8979 40 075 : 7
Bài 2: ( 2 điểm)
 Một cửa hàng ngày đầu bán được 240 lít dầu. Ngày thứ hai bán bằng số lít dầu bán trong ngày đầu. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
Bài 3 ( 1 điểm)
 Tính nhanh:
 1523 + 3424 + 5261 + 477 + 576 + 739 
 Phú Kim ngày 4 tháng 11 năm 2013
 Người ra đề
 Nguyễn Thị Thu ĐÁP ÁN MÔN TOÁN
A. Phần trắc nghiệm. ( 6điểm : mỗi bài đúng cho 1 điểm)
Bài
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B ; A
B ; C
C ; B
B
C
= ; <
B . Phần 2 Tự luận( 4 điểm)
Bài 1 Đặt tính rồi tính :( 1 điểm: Mỗi phép tính đúng cho 0,25 đ)
 4567 10 000 438 40 075 7
 9563 – 8 979 x 5 50 5725 14130 1 0 21 2190 17
 35
 0
Bài 2: ( 2 điểm)
Giải
 Ngày thứ hai bán được số dầu là:
 240 : 3 =80 ( l) ( 0,75 đ )
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số lít dầu là
( 240 + 80 ) : 2 = 160 ( l ) (1đ )
 Đáp số: 160 l (0,25 đ )
Bài 3 ( 1 điểm)
1523 + 3424 + 5261 + 477 + 576 + 739 =
(1523+ 477 ) + ( 3424 + 576 ) + ( 5261 + 739) = (0,5 đ)
2 000 + 4 000 + 6 000 = 12 000 ( 0,5đ )ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
A. Kiểm tra đọc:
I, Đọc đúng: ( 5 điểm)
II, Phần đọc hiểu. ( 5điểm )
Bài
1
2
3
4
5 6
7 8 
Đáp án
D
B 
C 
A
C C
 C 
Biểu điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5 0,5
1 1
B . Phần Viết(10 điểm)
1, Phần chính tả: (5 điểm) 
 GV đọc cho HS viết bài: Đôi que đan (trang ) 
Chấm theo cách chấm chính tả; ( Mỗi lỗi sai trừ 0,5 đ)
2. TËp lµm v¨n: (5 ®iÓm). ( 30 phót )
 ViÕt mét bøc th­ ng¾n cho b¹n ( kho¶ng 10 dßng ) kÓ vÒ viÖc häc tËp cña em.
Yêu cầu HS viết được 1 bức thư ngắn, đúng cấu trúc 1 bức thư, hỏi thăm tình hình của bạn, kể về việc học tập của em cho bạn nghe
Tùy theo nội dung bài mà cho điểm từ 1- 5 điểm
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 1
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN : TIẾNG VIỆT - Lớp 4
( Thời gian : .phút)
A, KIỂM TRA ĐỌC:
I. Kiểm tra đọc ( 5 điểm)
 GV gọi HS đọc 1 đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1- tuần 9)
II,Đọc hiểu :
 Đọc thầm bài văn sau :
LŨY TRE
 Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm, tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một dải vàng Tre lũy làng thay lá Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cáp, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời lạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê hương của con người được bồi đắp lúc nào không rõ! 
 Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? 
 Theo Ngô Văn Phú
 Khoanh tròn vào các chữ cái ( a, b, c, d) trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Suốt năm cây tre có đặc điểm gì?
	a. Tre óng ánh chuốt vươn thẳng tắp. 
 b.Tre có màu vàng, thiếu sức sống.
	c. Tre luôn thay đổi lá. 
 d.Tre xanh rờn, đầy sức sống.
Câu 2: Dòng nào nêu đầy đủ những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của lũy tre làng?
	a. Toàn bộ tán xanh chuyển thành màu vàng nhạt. 
 b. Lá mới òa nở, xanh lục, trong như màu ngọc.
	c. Lá mới òa nở, màu xanh lục. 
	d. Lá mới òa nở, trong như màu ngọc.
Câu 3: Tác giả so sánh bẹ măng bọc thân cây non với gì?
a. So sánh bẹ măng bọc kín thân cây non như người cha ôm ấp đứa con non nớt.
b. So sánh bẹ măng bọc kín thân cây non như người mẹ ôm ấp dứa con ốm yếu.
c. So sánh bẹ măng bọc kín thân cây non ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong trùm lần ngoài cho đức con non nớt.
d. So sánh bẹ măng bọc kín thân cây non như gà mẹ ủ ấp đàn gà con.
Câu 4: Dòng nào sau đây toàn từ láy?
	a. Ấp ủ, tầng tầng, tăm tắp. 
 b. Mềm mại, xanh xám, nõn nà.
	c. Tua tủa, cứng cáp, mềm mại. 
 d. Sang sông, xanh xao, chót vót.
Câu 5 : Em hiểu “tình mẫu tử” có nghĩa như thế nào?
	a. Tình cảm anh em 
 b. Tình cảm bạn hữu
	c. Tình cảm mẹ con 
 d. Tình cảm cha con
Câu 6: Từ nào sau đây là từ ghép có nghĩa phân loại :
	a. ruộng đồng b. cha mẹ 
 c. cây tre d. cây cối
Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “tự trọng”?
	a. Tin vào bản thân. 
 b. Quyết định nhanh công việc của mình.
	c. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. 
 d. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
Câu 8: Sắp xếp các danh từ sau đây thích hợp với kiểu danh từ:
 Cô giáo, nắng, sự sống, núi non.
 a. Từ chỉ người: 
 b. Từ chỉ vật: 
 c. Từ chỉ khái niệm:  
 d. Từ chỉ hiện tượng:......
B, PHẦN KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)
1, Phần chính tả: (5 điểm) 
 GV đọc cho HS viết bài: Đôi que đan (trang ) 
2. TËp lµm v¨n: (5 ®iÓm). ( 30 phót )
 ViÕt mét bøc th­ ng¾n cho b¹n ( kho¶ng 10 dßng ) kÓ vÒ viÖc häc tËp cña em.
 Phú Kim ngày 4 tháng 11 năm 2013
 Người ra đề
 Nguyễn Thị ThuTRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ KIM Thứ ....... ngày......... tháng 11 năm 2013
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN: TIẾNG VIỆT ( ĐỌC- HIỂU)
 HỌ VÀ TÊN:........................................... LỚP:..4.....................
Phần 1: Đọc( 5 điểm)
 GV cho HS đọc một đoạn trong các bài tập đọc từ ruần 9 đến tuần 17
Phần II. Đọc hiểu( 5 điểm) 
Đọc thầm bài: '' Hương làng" và trả lời câu hỏi sau:
 Hương làng
 Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
 Tuy vậy, khi đi trong làng, tôi luôn được thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
 Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.Tưởng như có thể sờ được, nắm đượcnhững làn hương ấy.
 Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
 Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
 Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...
 Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
 ( Băng Sơn)
 Khoanh trước chữ cái trước câu trả lời đúng:
 Câu 1: Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình do đâu?
a, Do mùi thơm của các hương liệu.
b, Do mùi thơm của cây lá trong làng.
c, Do mùi thơm của hoa.
 Câu 2: Trong câu: " Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất." Từ Đó chỉ gì:
a, Đất quê.
b, Làn hương quen thuộc của đất quê.
c, Làng.
 Câu 3: Dấu phảy in đậm trong câu: " Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi."
a, Dùng ngăn cách các bộ phận chủ ngữ. 
b, Dùng ngăn cách các bộ phận vị ngữ. 
a, Dùng ngăn cách trạng ngữ với các vế câu.
Câu 4: Từ "mùi thơm" thuộc loại từ nào?
a, Danh từ b, Tính từ c, Động từ.
Câu 5: Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì: "Khi đi trong làng, tôi luôn được thấy những làn hương quen thuộc của đất quê." 
a, Chỉ nơi chốn.
b, Chỉ nguyên nhân.
c, Chỉ thời gian.

File đính kèm:

  • docDe KTDK lan 1 Toan TV Lop 4.doc