Đề kiểm tra đọc cuối năm Tiếng việt Lớp 4 - Đề số 3 - Phòng GD&ĐT Mỹ Lộc
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra đọc cuối năm Tiếng việt Lớp 4 - Đề số 3 - Phòng GD&ĐT Mỹ Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng Giáo dục - đào tạo huyện Mỹ Lộc ---------- Bài kiểm tra đọc kiểm tra CuốI NĂM học - năm 2008-2009 Môn Tiếng Việt lớp 4 Số BD Chữ kí của giám thị 1 2 Số phách Điểm Số phách (Thời gian làm bài 40’) Họ và tên: Lớp: Trường: Môn Tiếng Việt đọc - Lớp 4 (Thời gian đọc và làm bài tập trắc nghiệm 30 phút, sau đó kiểm tra đọc thành tiếng) Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) Hoa mai vàng Nếu như hoa đào là đặc sản của miền Bắc, thì hoa mai vàng là đặc sản của miền Nam. Mai vàng thuộc họ hoàng mai, vốn là một loại cây rừng. Cây mai vàng cũng rụng lá vào mùa đông, thân lá cành mềm mại hơn cành đào. Hoa mai vàng mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Hoa mai màu vàng có mùi thơm e ấp và kín đáo. Mai vàng có giống sau khi cho hoa còn kết trái màu đỏ nhạt bóng như ngọc. Mai tứ quý là mai nở hoa bốn mùa, còn nhị độ mai là mai nở hai lần trong năm Người ta nhân giống mai bằng cách chiết cành hoặc trồng từ hạt. Có thể trồng mai vàng ngoài vườn, vào bồn hay vào chậu cũng đều được. Mai ưa ánh sáng và đất ẩm. Người miền Nam chơi hoa mai vàng vào những ngày Tết nên rất kiêng kị hoa héo. Còn giống hoa mai được gọi là mai chiếu thuỷ, cây lá nhỏ, hoa mọc thành chùm màu trắng, nhỏ và thơm, thường được trồng vào núi non bộ, ra hoa mùa xuân, cây và cành được uốn tỉa thành cây thế Những năm gần đây, hoa mai vàng miền Nam đã được trồng nhiều ở miền Bắc. Việc trồng hoa mai vàng ở đất Bắc cần nhất là tránh gió rét mùa đông. Những cây mai vàng trồng ở miền Bắc thường cho hoa muộn vào cuối tháng hai âm lịch. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: Hoa mai vàng là đặc sản của vùng miền nào? Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Đặc điểm riêng của hoa mai so với hoa đào là gì? Rụng lá vào mùa đông Thân cành mềm mại Hoa mọc thành chùm Bài văn cho ta biết có mấy loại hoa mai Một loại Hai loại Ba loại Bốn loại Người ta nhân giống mai bằng cách nào? Chiết cành Trồng từ hạt Cả chiết cành và trồng từ hạt Câu: “Mai vàng thuộc họ hoàng mai vốn là một loại cây rừng” Thuộc kiểu câu gì? Kiểu câu Ai là gì? Kiểu câu Ai làm gì? Kiểu câu Ai thế nào? Chủ ngữ trong câu trên là gì? Mai vàng Mai vàng thuộc họ hoàng mai Một loại cây rừng. Trạng ngữ trong câu “Những năm gần đây, hoa mai vàng miền Nam đã được trồng nhiều ở miền Bắc” bổ sung ý nghĩa gì cho câu? ý nghĩa nơi chốn ý nghĩa thời gian ý nghĩa mục đích Xác định bộ phận trạng ngữ trong câu trên: Những năm gần đây Miền Nam ở miền Bắc Xác định bộ phận trạng ngữ trong câu trên: Những năm gần đây Miền Nam ở miền Bắc 8. chủ ngữ của câu : " Những cây mai vàng trồng ở miền Bắc thường cho hoa muộn vào cuối tháng hai âm lịch." là : A. " Những cây mai vàng trồng ở miền Bắc B. Những cây mai vàng C. " Những cây mai vàng trồng ở miền Bắc thường cho hoa muộn 10. Tìm từ đồng nghĩa với từ " mềm mại " và có thể thay thế nó trong bài II. Đọc thành tiếng :5 điểm Học sinh đọc một đoạn thơ (hoặc văn) trong SGK Tiếng Việt 4 theo yêu cầu của thầy giáo (cô giáo). Hướng dẫn chấm bài kiểm tra đọc cuối năm Môn Tiếng Việt lớp 4 (hoa mai vàng) Năm học 2008 – 2009 Phần I: 5 điểm Câu 1: Khoanh vào C Câu 2: Khoanh vào B Câu 3: Khoanh vào D Câu 4: Khoanh vào C Câu 5: Khoanh vào A Câu 6 : Khoanh vào B Câu 7: Khoanh vào B Câu 8: Khoanh vào A Phần II: 5 điểm Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (Đọc sai từ 2-4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm) Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm) Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
File đính kèm:
- KT doc 4 (4).doc