Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi - Môn thi: Sinh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi - Môn thi: Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi Môn thi : Sinh Thời gian làm bài : 150 phút . Câu1: So sánh cơ chế của lần phân bào 2 của giảm phân với cơ chế của quá trình nguyên phân? Câu2: Quần thể sinh vật là gì? Những đặc trưng cơ bản của quần thể? Những con gà cùng loài vừa mới mua từ các nơi khác nhau về nuôi có được gọi là quần thể không? vì sao? Câu3 : Tại sao nói NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Để NST thực hiện được chức năng nó phải có những hoạt động gì? Câu4 : Khái quát sơ đồ về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, qua đó nêu vai trò của mỗi yếu tố trong mối quan hệ ấy? Người ta đã vận dụng mối quan hệ này trong sản xuất để nâng cao năng suất như thế nào? Câu5 : ở một loài thuộc lớp chim, trong mỗi cá thể xét một tế bào sinh dưỡng thì ở một nhóm cá thể đang quan sát thấy có tất cả 10240 NST, trong đó có 2,5 % là NST giới tính và 1,875 % là NST giới tính X. 1. Xác định tên loài và tỉ lệ đực : cái trong nhóm cá thể đã cho ? 2. Nếu hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25 %, hãy tính số tế bào sinh tinh đã huy động cho quá trình thụ tinh tạo số cá thể trên 3. Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% và tất cả các trứng đều phát sinh từ 5 tế bào sinh dục sơ khai cái thì mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái đã nguyên phân mấy lần? Biết bộ NST của nhóm cá thể trên đều bình thường, tỉ lệ sống và phát triển của hợp tử là 80% và tất cả các tế bào con ở vùng sinh sản đều trở thành các tế bào sinh giao tử và vào vùng chín . Câu6 : Người ta đã tiến hành các thí nghiệm trên loài cà chua như sau: 1. Thí nghiệm 1: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả đỏ, dài thu được kết quả ỏ đời con lai với tỉ lệ trung bình: 3 cây quả đỏ, tròn; 1 cây quả vàng, tròn. 2. Thí nghiệm 2: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả vàng, tròn thu được kết quả ở đời con lai với tỉ lệ trung bình 3 quả đỏ, tròn; 1 quả đỏ, dài; 3 qủa vàng, tròn; 1 quả vàng, dài. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Đáp án và biểu chấm Môn sinh Câu Đáp án Điểm 1 (3.5đ) 1/Giống nhau: - Đều trải qua các kì phân bào như nhau . - ở kì đầu : có sự tiêu biến dần của màng nhân và nhân con , hình thành thoi vô sắc. - ở kì giữa: các NST kép đính vào dây tơ vô sắc tại tâm động và sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào . - ở kì sau: các NST đơn trong kép tách nhau ra và phân li về 2 cực của tế bào, màng tế bào bắt đầu co thắt (ở tế bào động vật) hoặc hình thành vách ngăn (ở tế bào thực vật) màng nhân và nhân con dần dần hình thành, NST bắt đầu tháo xoắn . - ở kì cuối: màng nhân và nhân con đã hình thành, NST trở về trạng thái ban đầu. Kết quả từ một tế bào đều hình thành 2 tế bào con . 2/Khác nhau : Các kì Nguyên phân Giảm phân 2 kì đầu NST bắt đầu đóng xoắn Tế bào có số NST là 2n kép NST đã ở trạng thái đóng xoắn Tế bào có số NST là n kép Kì sau Từ một tế bào mẹ 2n đơn ban đầu hình thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống hệt tế bào mẹ Từ một tế bào n kép hình thành 2 tế bào con có bộ NST n đơn nhưng khác nhau về nguồn gốc . 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0. 5đ 0. 5đ 2 (3đ) - Khái niệm: quần thể sinh vật là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, tại một thời điểm nhất định, và có khả năng giao phối sinh ra con cái (những quần thể trinh sản hoặc sinh sản vô tính thì không qua giao phối). - Đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật là: + Tỉ lệ giới tính: tỉ lệ giữa cá thể đực/cá thể cái, ở đa số các loài động vật sinh sản hữu tính tỉ lệ này thường xấp xỉ 1:1, ở một số loài động vật có xương sống thì tỉ lệ cá thể đực sơ sinh thường lớn hơn cá thể cái một chút .Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi của cá thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái . Ví dụ:.......................................................................................... + Thành phần nhóm tuổi: mỗi quần thể gồm nhiều nhóm tuổi nhóm tuổi trước sinh sản , nhóm tuổi sinh sản , nhóm tuổi sau sinh sản, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau. Tỉ lệ các nhóm tuổi không giống nhau ở các quần thể khác nhau . Ví dụ:.......................................................................................... + Mật độ quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật trên một đơn vị diện tích, nó đặc trưng cho từng quần thể sinh vật . Mật độ không cố định mà thay đổi theo mùa, năm và phụ thuộc vào chu kì sống, nguồn dinh dưỡng... của sinh vật. Ví dụ:........................................................................................... - Những con Gà cùng loài vừa được mua về từ những nơi khác nhau chưa được gọi là một quần thể vì : + Chúng được đưa về từ những khu vực sống khác nhau. + Chúng chưa có khả năng thích nghi với cùng một điều kiện môi trường sống mới 0. 5đ 0. 5đ 0. 5đ 0. 5đ 1đ 3 (2đ) - NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào vì các hoạt động của NST gắn liền với hoạt động phân chia của tế bào trong cơ thể. Qua nguyên phân hoặc giảm phân, tế bào mẹ sản sinh ra các tế bào con chứa đựngcác thông tin di truyền từ NST truyền sang. - Để NST thực hiện được chức năng của nó thì NST phải có những hoạt động trong các quá trình nguyên phân và giảm phân như: nhân đôi, đóng xoắn, duỗi xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào. Nhờ đó thông tin di truyền trong NST được nhân lên và phân chia cho các tế bào con. 1 đ 1 đ 4 (3.5đ) 1. Mối quan hệ, vai trò của mỗi yếu tố: a. Mối quan hệ: Kiểu gen môi trường Kiểu hình. b. Vai trò của mỗi yếu tố trong mối quan hệ trên: - Kiểu gen quy định khả năng biểu hiện kiểu hình trước các điều kiện khác nhau của môi trường . - Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. - Môi trường là điều kiện để kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình. 2. ứng dụng: - Trong sản xuất nông nghiệp : + Kiểu gen được hiểu là giống vật nuôi, cây trồng + Môi trường là các điều kiện chăm sóc, các biện pháp kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt . + Kiểu hình là năng suất thu được. - Mối quan hệ: + Nếu có giống tốt mà biện pháp kĩ thuật sản xuất không phù hợp thì không tận dụng được năng suất của giống. + Nếu biện pháp kĩ thuật phù hợp nhưng giống không tốt cũng không thu được năng suất cao. + Để thu được năng suất cao nhất thì phải kết hợp giữa chọn giống tốt với sử dụng biện pháp kĩ thuật hợp lí nhất. Sơ đồ: Giống Biện pháp , kĩ thuật Năng suất. 0.5đ 0. 5đ 0. 5đ 0. 5đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 5 (4.5 đ) 1. Số NST giới tính trong nhóm cá thể được xét là: - 10240 . 2,5% = 256(NST) Số NST giới tính X là : 10240 . 1,875% = 192(NST) - ở chim, con cái có cặp NST giới tính là XY; con đực có cặp NST giới tính là XX. Số NST Y trong nhóm cá thể được xét là : 256 - 192 = 64(NST) tương ứng với số cá thể cái số cá thể cái = 64(cá thể). - Số NST X trong nhóm cá thể cái = NST Y = 64(NST).Vậy số NST X trong số cá thể đực là: 192 - 64 = 128(NST ). Số cá thể đực là 128 : 2 = 64 (cá thể). Tỉ lệ đực : cái trong nhóm cá thể đem xét là 64 : 64 = 1 : 1. - Tổng số cá thể được quan sát là 64 + 64 = 128. Vậy bộ NST của loài là 10240 : 128 = 80(NST) . Đây là bộ NST của Vịt nhà. 2. Số tế bào sinh tinh : - 80% Số hợp tử phát triển thành 128 cá thể số hợp tử tạo thành = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh = 128 . = 160. số tinh trùng đã được tạo ra là 160 . = 2560 Số tế bào sinh tinh: 2560 : 4 = 640(tế bào) 3. Số lần nguyên phân : Số trứng tạo ra : 160 . = 320 . Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái số tế bào con sinh ra sau nguyên phân = số tế bào sinh trứng = số trứng tạo ra 5 . 2x = 320 2x = 320 : 5 = 64 x = 6. Mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân được 6 lần . 0.5đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 6 (3.5 đ) Theo giả thiết bài ra thì sự di truyền của các tính trạng màu sắc và hình dạng quả ở cà chua tuân theo quy luật di truyền của MenDen. - Xét riêng sự di truyền của từng cặp tính trạng ta có: ở phép lai 1: quả đỏ: quả vàng = 3:1 quả đỏ là trội so với quả vàng. Quy ước: A: đỏ; a: vàng. ở phép lai 2: quả tròn : quả dài = 6:2 = 3:1 quả tròn là trội so với quả dài. Quy ước: B : tròn; b: dài. 1. Xét phép lai 1: - Ta có đỏ : vàng = 3:1 đây là kết quả của phép lai P. aa aa vì lai cây quả tròn với cây quả dài mà thu được kết quả 100% biểu hiên tính trạng quả tròn P. BB bb. Vậy cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen là: quả đỏ, tròn (aaBB) và quả đỏ, dài (aabb) - Sơ đồ lai: P. aaBB aabb GP : AB, aB Ab, ab. F : 1 AABb; 2 aaBb; 1 aaBb KH: 3 quả đỏ , tròn ; 1 qủa vàng, tròn. 2. Xét phép lai 2: - Ta có quả đỏ: quả vàng = (3+1) : (3+1) = 1:1 là kết qủa của phép lai phân tích P. aa aa Quả tròn : qủa dài = (3+3) : (1+1) = 3:1 P. Bb Bb Kiểu gen của bố, mẹ đem lai là: aaBb ( quả đỏ, tròn) và aaBb (quả vàng, tròn) - Sơ đồ lai: P. aaBb aaBb GP : AB, aB, Ab, ab aB, ab. F: 1 aaBB; 2 aaBb; 1 aabb; 1aaBB; 2 aaBb; 1 aabb. KH: 3 quả đỏ tròn; 1 quả đỏ, dài; 3 qủa vàng, tròn; 1 quả vàng, dài. 0. 5đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ 0.5đ
File đính kèm:
- de kiem tra doi tuyen hoc sinh gioi mon sinh lop 9.doc