Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 (Có đáp án)

doc9 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 17/05/2024 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN + BẢN ĐẶC TẢ + ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 SINH HỌC 9
a) Ma trận
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì I, khi kết thúc nội dung: 
- Thời gian làm bài: 45 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 30% trắc nghiệm, 70% tự luận).
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm, gồm 12 câu hỏi (ở mức độ nhận biết: 12 câu)
- Phần tự luận: 7,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm, Thông hiểu: 3,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) 
- Nội dung nửa đầu học kì 1: 30% (3,0 điểm)
- Nội dung nửa học kì sau: 70% (7,0 điểm)
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số 
Điểm số

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Số ý tự luận
Số câu trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Chương IV:
Ứng dụng di truyền học
(5 tiết)

4
(1,0)








4
1,0
Sinh vật và môi trường
Chương I: Sinh vật và môi trường (7 tiết)
 
4
(1,0)







4
1,0
Chương II: Hệ sinh thái
(5 tiết)






1
(1,0)

1

1,0
Chương III: Con người, dân số và môi trường
(5 tiết)
1
(1,0)
4
(1,0)
1
(2,0)





2
4
4,0
Chương IV: Bảo vệ môi trường (4 tiết)


1
(1,0)

1
(2,0)



2

3,0
Số ý TL/
Số câu TN
1
12
2

2
0
1
0
5
12
10,00
Điểm số
1,0
3,0
3,0
0
2,0
0
1,0
0
7,0
3,0
10 
Tổng số điểm
4,0 điểm
3,0 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
10 điểm
10 điểm

b) Bản đặc tả
Nội dung
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số ý TL/số câu hỏi TN
Câu hỏi
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
TL
( ý số)
TN
(câu số)
Chương IV:
Ứng dụng di truyền học

Nhận biết

- Biết được thế nào là công nghệ tế bào;
- Nêu được ứng dụng của công nghệ gen;
- Nêu được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn;
- Nêu được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi.


4
C1
C1
C2
C3
C4
Sinh vật và môi trường
Chương I:
Sinh vật và môi trường

Nhận biết
- Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ đến hình thái của cây; 
- Nêu được đặc điểm của sinh vật hằng nhiệt; 
- Nêu được nhân tố vô sinh của môi trường;
- Nêu được ảnh hưởng của ánh sáng đến hình thái của cây.

4

C5
C6
C7
C8
Chương II:
Hệ sinh thái
Vận dụng cao

Xây dựng được chuỗi thức ăn đơn giản.

1

C4

Chương III: Con người, dân số và môi trường
Nhận biết
- Nêu được tác động có hại của con người đến môi trường;
- Nêu được tác động có lợi của con người đến môi trường;


4

C9
C10
C11
C12
Khái niệm ô nhiễm môi trường
1

C1

Thông hiểu
Giải thích được con đường phát tán của các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học gây ô nhiễm môi trường.
1

C2.1

Chương IV: Bảo vệ môi trường
Thông hiểu
Phân biệt được tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh. Cho ví dụ
1

C2.2

Vận dụng thấp
HS đề xuất được biện pháp góp phần bảo vệ thiên nhiên
1

C3

3. Đề kiểm tra:
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi đáp án đúng 0,25đ.
Câu 1. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được gọi là gì?
A. Công nghệ tế bào.
B. Công nghệ gen.
C. Kỹ thuật PCR.
D. Công nghệ sinh học.
Câu 2. Dùng vi khuẩn E.coli để sản xuất hoocmon insulin là ứng dụng của...
A. công nghệ tế bào	B. công nghệ gen
C. phương pháp chọn lọc cá thể	D. phương pháp chọn lọc hàng loạt
Câu 3. Đối với thực vật, muốn duy trì ưu thế lai cần sử dụng phương pháp 
A. chiết cành	B. gieo trồng bằng hạt	
C. giao phấn	D. tự thụ phấn
Câu 4. Để tạo ưu thế lai ở động vật, người ta dùng phương pháp
A. lai kinh tế.
B. lai phân tích.
C. lai khác thứ.
D. lai khác dòng.
Câu 5. Cây có lớp bần dày ở vỏ vào mùa đông là do ảnh hưởng của nhân tố...
A. đất	B. ánh sáng	C. nhiệt độ	D. các cây sống xung quanh
Câu 6. Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?
A. Nhóm sinh vật biến nhiệt.	B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.	
C. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.	D. Không có nhóm nào cả.
Câu 7. Nhân tố vô sinh của môi trường gồm...
A. đất, đá, nước	 B. đất, đá, cá	C. nước, sinh vật, cỏ cây	D. khí hậu, thực vật
Câu 8. Lá lốt là nhóm thực vật...
A. ưa sáng	 B. ưa bóng	C. ưa ẩm	 	D. ưa khô
Câu 9. Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là	
A. phục hồi và trồng rừng mới.	B. tạo giống vật nuôi, cây trồng mới.	
C. săn bắn nhiều loài động vật.	D. phá hủy thảm thực vật.
Câu 10. Con người tác động nhiều nhất tới môi trường trong thời kì nào ?
A. Thời kì nguyên thủy.	B. Thời kì xã hội nông nghiệp.	
C. Thời kì xã hội công nghiệp.	D. Cả A và B.
Câu 11. Tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường không khí và mất sinh vật nhiều nhất?
A. Cháy rừng.	B. Rác thải xây dựng.	C. Thức ăn hỏng.	D. Rác thải sinh hoạt.
Câu 12. Hoạt động nào của con người không phá hủy môi trường tự nhiên?
A. Hái lượm.	B. Săn bắt động vật hoang dã.
C. Chăn thả gia súc.	D. Trồng cây.
Phần II. Câu tự luận (7,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Ô nhiễm môi trường là gì ?
Câu 2 (3,0 điểm)
2.1. Giải thích con đường phát tán của các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học gây ô nhiễm môi trường?
2.2. Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? Cho ví dụ.
Câu 3 (2,0 điểm): Bản thân là học sinh em làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
Câu 4 (1,0 điểm): Hãy lập 4 chuỗi thức ăn khác nhau từ các loài sinh vật sau: cỏ, dê, thỏ, gà, hổ, cáo, vi sinh vật. 
Đáp án - Biểu điểm
I. TRẮC NGHIỆM. (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
A
A
C
B
A
C
D
C
A
D

II. TỰ LUẬN. (7,0 điểm)
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
Câu 1

 Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đới sống của con người và các sinh vật khác.

1,0
Câu 2
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi) " nước mưa " đất (tích tụ) " Ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hoá chất " nước mưa " ao hồ, sông, biển (tích tụ) " bốc hơi vào không khí.
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
2.2 
Tài nguyên tái sinh
Tài nguyên không tái sinh
- Là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu được quản lý tốt.
Ví dụ: tài nguyên đất, nước, sinh vật, biển,..
- Là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần.
Ví dụ: tài nguyên khoáng sản, 

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3

- Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh công cộng, vệ sinh công viên, trường học, đường phố...
- Hạn chế sử dụng túi nilong, chất thải nhựa; ưu tiên sử dụng các vật liệu tác chế, các sản phẩm thân thiện với môi trường trong học tập hay lựa chọn quần áo trang phục,.....
- Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây.
- Tuyên truyền về giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
4 chuỗi thức ăn có thể có là:
Cỏ Dê Hổ Vi sinh vật
Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật
Cỏ Thỏ Hổ Vi sinh vật
Cỏ Gà Cáo Vi sinh vật


0,25
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_9_co_dap_an.doc
Đề thi liên quan