Đề kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

docx6 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 14/05/2024 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh

ĐỀKIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 2023 – 2024
MÔN: KHTN 8
Thời gian: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1: Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là?
	A. Cốc đong.	B. Ống đong.
	C. Bình tam giác.	D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành?
	A. Ngửi hóa chất độc hại.	B. Tự tiện đổ các loại hóa chất vào nhau.
	C. Làm vỡ ống hóa chất. 	D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Đâu là quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm?
	A. Trước khi sử dụng cần đọc sơ qua chất nhãn dán loại hoá chất để thực hiện thí nghiệm an toàn.
	B. Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất.
	C. Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, tràn ra ngoài cần tự xử lí nhanh nhất có thể.
	D. Các hoá chất dùng xong còn thừa cần đổ trở lại bình chứa theo hướng dẫn của giáo viên.
Câu 4: Các thí nghiệm về điện ở môn Khoa học tự nhiên thường dùng nguồn điện bao nhiêu V?
	A. Pin 1,5V.	B. Pin 3V.	C. Pin 4,5V.	D. Pin 6V.
Câu 5: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm chúng ta cần lưu ý điều gì?
	A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
	B. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
	C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
	D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Câu 6: Trong số quá trình và sự việc dưới đây, đâu là hiện tượng vật lí?
(1) Hoà tan muối ăn vào nước ta được dung dịch muối ăn;
(2) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi;
(3) Nước bị đóng băng hai cực Trái Đất.
(4) Cho vôi sống CaO hoà tan vào nước.
	A. (1), (2), (3).	B. (1), (2), (4).	C. (2), (3), (4).	D. (1), (4).
Câu 7: Sản phẩm của phản ứng 4Na + O2 2Na2O là
	A. Na.	B. O2.	C. Na2O.	D. Na và O2.
Câu 8: Phản ứng tỏa nhiệt là:
A. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh.
B. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh.
C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh.
D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ.
Câu 9: Khối lượng mol của một chất là:
A. Khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
B. Khối lượng tính bằng kilogam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
C. Khối lượng tính bằng gam của 1 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
D. Khối lượng tính bằng kilogam của 1 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Câu 10: Tỉ khối của khí A đối với khí B là:
	A. dA/B = nA/nB.	B. dA/B = MA/MB.	C. dA/B = nB/nA.	D. dA/B = MB/MA.
Câu 11: Dung dịch là: 
A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan. 
B. hợp chất gồm dung môi và chất tan.
C. hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan. 
D. hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.
Câu 12: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó tan trong 100 gam dung dịch.
B. Số gam chất đó tan trong 100 gam dung môi.
C. Số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100 gam dung dịch.
D. Số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo dung dịch bão hoà.
Câu 13: Chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống: Trong một phản ứng hóa học, (1). khối lượng của các sản phẩm bằng (2) khối lượng của các chất phản ứng.
	A. (1) tổng, (2) tích.	B. (1) tích, (2) tổng.
	C. (1) tổng, (2) tổng.	D. (1) tích, (2) tích.
Câu 14: Khẳng định nào dưới đây không đúng?
A. Lập phương trình hóa học gồm có 3 bước cơ bản.
B. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học
C. Sơ đồ phản ứng chính là phương trình hóa học.
	D. Ý nghĩa của phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng cũng như giữa từng cặp chất trong phản ứng.
Câu 15: Hiệu suất phản ứng là
	A. là tổng giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.
	B. là hiệu giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.
	C. là tích giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.
	D. là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.
Câu 16: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?
	A. Tốc độ phản ứng.	B. Cân bằng hoá học.
	C. Phản ứng một chiều.	D. Phản ứng thuận nghịch.
Câu 17: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây.
	A. Thời gian xảy ra phản ứng.	
	B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
	C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng.	
	D. Chất xúc tác.
Câu 18: Khối lượng của 0,01 mol khí SO2 là
	A. 3,3 gam.	B. 0,35 gam.	C. 6,4 gam.	D. 0,64 gam.
Câu 19: Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao lần?
A. Nặng hơn không khí 2,2 lần.	B. Nhẹ hơn không khí 3 lần.
C. Nặng hơn không khí 2,4 lần.	D. Nhẹ hơn không khí 2 lần.
Câu 20: Ở 20oC hoà tan 40 gam KNO3 vào trong 95 gam nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là
	A. 40,1 gam.	B. 44, 2 gam.	C. 42,1 gam.	D. 43,5 gam.
Câu 21: Hòa tan 117 gam NaCl vào nước để được 1,25 lít dung dịch. Dung dịch thu được có nồng độ mol là
	A. 1,8M.	B. 1,7M.	C. 1,6M.	D. 1,5M.
Câu 22: Mg phản ứng với HCl theo phản ứng: Mg + HCl MgCl2 + H2. Sau phản ứng thu được 2,479 lít (đkc) khí hydrogen thì khối lượng của Mg đã tham gia phản ứng là
	A. 2,4 gam.	B. 12 gam.	C. 2,3 gam.	D. 7,2 gam.
Câu 23: Cho hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 2M dư.
Thí nghiệm 2: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 0,5M dư.
So sánh tốc độ phản ứng ở hai thí nghiệm trên.
A. Tốc độ phản ứng của thí nghiệm 1 nhỏ hơn thí nghiệm 2.
B. Tốc độ phản ứng của thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2.
C. Tốc độ phản ứng của hai thí nghiệm bằng nhau.
D. Không thể so sánh được tốc độ phản ứng của hai thí nghiệm.
Câu 24: Carbon phản ứng với oxygen theo phương trình: C + O2 CO2 
Khối lượng C đã cháy là 3 kg và khối lượng CO2 thu được là 11 kg. Khối lượng O2 đã phản ứng là
	A. 8,0 kg.	B. 8,2 kg.	C. 8,3 kg.	D. 8,4 kg.
II. TỰ LUẬN
Bài 1 (1 điểm): Chỉ ra dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra trong các quá trình sau. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng và xác định chất phản ứng, sản phẩm của phản ứng:
	 Cồn cháy trong không khí tạo thành nước và khí carbon dioxide.
Bài 2 (2 điểm): Một thanh sắt (iron) nặng 560 gam để ngoài không khí bị khí oxygen phản ứng tạo thành gỉ là iron (II, III) oxide có công thức là Fe3O4. Đem cân thanh sắt (iron) thì nặng 576 gam.
a) Viết phương trình chữ, phương trình hóa học cho phản ứng này.
b) Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra.
c) Khí oxygen đã phản ứng bao nhiêu gam?
Bài 3 (1 điểm): Có 75 gam dung dịch KOH 30%. Tính khối lượng KOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 56,25%.
----HẾT -----
( Mg = 24; Na= 23; Ca = 40;Fe=56 ; K=39;S= 32; N=14; C = 12; Cl = 35,5;
O = 16; H=1)
Sở giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh

ĐÁP ẤN ĐỀKIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 2023 – 2024
MÔN: KHTN 8
Thời gian: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 6 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
D
B
A
A
A
C
A
A
B
D
D
Câu
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Đáp án
C
C
D
A
A
C
A
C
C
A
B
A

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 4 ĐIỂM)
Câu
Lời giải
Điểm
Câu 1
(1 điểm)
- Dấu hiệu: phát nhiệt, có khí bay lên.
- Cồn + Oxygen Nước + Khí carbon dioxide
- Chất phản ứng: Cồn; Oxygen.
- Sản phẩm: Nước; Khí carbon dioxide. 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
(2 điểm)
a) mthanh sắt (iron) + mkhí oxygen → miron (II, III) oxide 
 PTHH: 3Fe + 2O2 → Fe3O4
b) Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng:
mthanh sắt (iron) + mkhí oxygen = miron (II, III) oxide 
c) Khối lượng oxygen đã phán ứng:
mO2 = mFe3O4 - mFe = 576 - 560 = 16 (gam)

0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
(1 điểm)
Khối lượng KOH có chứa trong 75gam dung dịch 30% là: 
Suy ra: mct =21g
Gọi khối lượng KOH thêm vào là a gam:
0,25đ
0,25đ
0,5đ

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_nam_ho.docx