Đề kiểm tra giữa học kì I môn ngữ văn 11. Năm học 2013 - 2014

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I môn ngữ văn 11. Năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI
MÔN NGỮ VĂN 11. NĂM HỌC 2013 - 2014
(Thời gian làm bài: 90 phút)

Chủ đề
Mức độ nhận thức
Cộng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao hơn

1.Tiếng Việt:
Thực hành thành ngữ, điển cố.




1 câu
2 đ

1câu
2 đ
(20%)
3. Làm văn
Nghị luận văn học: Thương vợ, Tự tình, Câu cá mùa thu




Làm một bài nghị luận văn học
8 đ
1 câu
8 đ
(80%)
Tổng số câu
Tổng số điểm


1 câu
2 đ
(20%)
1 câu
8đ
(80%)
 2câu
10 đ
(100%)

























 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI
MÔN NGỮ VĂN 11. NĂM HỌC 2013 - 2014
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1: ( 2 đ)
Đặt câu với các thành ngữ sau:
-Mẹ tròn con vuông.
-Thấy người sang bắt quàng làm họ
Câu 2: (8 đ) 
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Câu cá mùa thu” ( Nguyễn Khuyến).
    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối buông cần, lâu chẳng được,    Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Đáp án
Câu 1: 
-Tôi mừng cho chị mẹ tròn con vuông. ( 1 đ)
-Bạn đừng có thấy người sang bắt quàng làm họ nhé. ( 1 đ)
Câu 2: (8 đ)
Yêu cầu chung về kĩ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
-   Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
 -   Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
 b. Yêu cầu về nội dung:
-Giới thiệu tác giả , tác phẩm (1 đ)
- Nội dung: 3đ
a. Cảnh thu.
- Mang nét riêng của cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc bộ: Không khí dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:
- Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn
 b.Tình thu.
- Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng.
- Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.
-> Nguyễn khuyến có một tâm hồn hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.
-.Nghệ thuật ( 2 đ)
- Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh;
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
.-.Đánh giá chung ( 1 đ)
Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh
 Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 đ
































ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI
MÔN NGỮ VĂN 11. NĂM HỌC 2013 - 2014
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1: ( 2 đ)
Đặt câu với các thành ngữ sau:
-Nước đổ đầu vịt
-Nấu sử sôi kinh
Câu 2: (8 đ) 
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Thương vợ” ( Trần Tế Xương).
 Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận,
 Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không
Đáp án
Câu 1: 
-Tôi nói với bạn như nước đổ đầu vịt. ( 1 đ)
-Sau 12 năm nấu sử sôi kinh, tôi đã đạt được kết quả như mong đợi.. ( 1 đ)
Câu 2: (8 đ)
Yêu cầu chung về kĩ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
-   Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
 -   Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
 b. Yêu cầu về nội dung:
-Giới thiệu tác giả , tác phẩm (1 đ)
- Nội dung: 3đ
+Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con.
+Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp, nhân cách và tâm sự của nhà thơ.
-.Nghệ thuật ( 2 đ)
 Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ VHDG, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào.
.-.Đánh giá chung ( 1 đ)
Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh
 Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 đ




































File đính kèm:

  • docKT giua HKI Van 11 (Thao).doc