Đề kiểm tra giữa học kì I môn : ngữ văn 9 thời gian: 90 phút năm học: 2013 - 2014

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I môn : ngữ văn 9 thời gian: 90 phút năm học: 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng gd&®t THANH OAI
TRƯỜNG THCS KIM THƯ
®Ò kiÓm tra GIỮA häc k× i 
M«n : Ng÷ v¨n 9
 Thêi gian: 90 phót
Năm học: 2013 - 2014


ĐỀ BÀI:

Câu 1: (4 điểm) Cho câu thơ sau:
 Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
 1. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo? Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm? 
 2. Nhân vật được nhắc đến trong khổ thơ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao lại vi phạm như vậy?
 3. Qua khổ thơ vừa chép em hiểu gì về hoàn cảnh và tình cảm của nhân vật chữ tình trong những câu thơ đó? 
Câu 2: (6 điểm) 
 Trong bài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có câu:
 “ Võng mắc chông chênh đường xe chạy”
 1. Từ láy “chông chênh” được hiểu như thế nào? Câu thơ đã phản ánh hiện thực cuộc sống, chiến đấu của người lính lái xe Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ như thế nào? 
 2. Tìm và chép lại 2 câu thơ trong bài thơ nói trên có sử dụng liên tiếp từ ngữ phủ định? Việc dùng liên tiếp các từ ngữ phủ định như vậy có tác dụng như thế nào? 
 3. Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ có 2 câu thơ em vừa chép trong bài thơ? 
----------------------Hết----------------------









Phßng gd&®t THANH OAI
TRƯỜNG THCS KIM THƯ


KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I
Năm học 2013 – 2014

Hướng dẫn chấm Ngữ văn 9

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1: (4 điểm) 
 1. Chép chính xác 6 câu thơ 0,5đ
Những câu thơ trên trích trong bài thơ “Bếp lửa” (0,25đ) 
Của Bằng Việt (0,25 đ) 
hoàn cảnh ra đời: Năm 1963 (0,25đ) Khi nhà thơ đang học tập tại Liên Xô cũ. (0,25đ)
 2. Nhân vật được nhắc đến trong khổ thơ đã vi phạm phương châm hội thoại về chất.(0,25đ)
 Vì bà muốn con yên tâm công tác nên bà đã dặn cháu dấu sự thật về gia đình. (0,25đ) 
 3. Qua khổ thơ vừa chép em hiểu hoàn cảnh của hai bà cháu rất cơ cực vì chiến tranh và nghèo đói và đây cũng là hoàn cảnh chung của đất nước ta trong những năm tháng gian lao của cuộc kháng chiến chống Pháp. (1đ)
 Tình cảm của nhân vật chữ tình trong những câu thơ: đó chính là tình cảm yêu thương hết mực của bà dành cho con cho cháu, bà hy sinh tất cả vì con cháu, vì cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc của dân tộc. 
Câu 2: (6 điểm) 
 Trong bài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có câu:
 “ Võng mắc chông chênh đường xe chạy”
Từ láy “chông chênh” là từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm, diễn tả sự không thăng bằng, không vững trãi, gợi sự nguy hiểm (0,25) 
 Đặt trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ từ “chông chênh” còn gợi tả tư thế hiên ngang dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bom đạn quân thù hòng huỷ diệt sự sống nhưng hình ảnh những chiếc võng mắc “chông chênh” chứng minh một điều ngược lại sự sống không những tồn tại mà còn tồn tại một cách kiêu hãnh. (0,75)
 Câu thơ đã tái hiện một cách tinh tế hiện thực cuộc sống, chiến đấu gian khổ của người lính lái xe Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, các anh phải ngủ những giấc ngủ ngắn trong xe hoặc trên đường ra trận dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù.(0,5đ)
 2. Tìm và chép đúng 2 câu thơ trong bài thơ nói trên có sử dụng liên tiếp từ ngữ phủ định: “ Không có kính..... 
 ..... Thùng xe có xước” 0,25đ
 Việc dùng liên tiếp các từ ngữ phủ định như vậy có tác dụng nhấn mạnh sự hư hại của những chiếc xe không kính để diễn tả những hy sinh mất mát của cuộc chiến. (0,25đ)
 3. Đoạn văn: 4đ
Hình thức: Viết đúng đoạn văn diễn dịch. (Biết viết câu mở đoạn mang ý nghĩa khái quát chung cho cả đoạn.) 0,5 đ
Về nội dung: Hs có thể đạt được một số ý sau: 3,5 đ.
+ Phân tích được điệp từ; nhịp thơ của bốn câu thơ kết.
+ Hai câu đầu: Chiến tranh ngày một diến ra ác liệt, chiếc xe phải hứng chịu nhiều vết thương mới: Không kính nay mất cả đèn, mui, có xước à Vết tích của chiến tranh.
+ Điệp từ không, hình ảnh liệt kê: tăng thêm sự biến dạng của những chiếc xe, tăng thêm sự tàn phá khốc liệt, dữ dội, nghiệt ngã của chiến tranh. Nó vừa là một từ phủ định nhưng lại mang tính khẳng định cho sự nguy hiểm ngày càng tăng với tính mạng của lính lái xe, đồng thời ranh giới giữa sự sống và cái chết đối với họ càng mong manh.
+ Đối lập với hình ảnh chiếc xe, những người lính vẫn băng mình ra trận với một ý chí quyết tâm “Xe vẫn …. trái tim”
+ Câu cuối lý giải vì sao chiếc xe ngày một hỏng hóc, biến dạng, méo mó đi mà vẫn có thể tiếp tục chạy được à Đó là quyết tâm, ý chí phi thường, sức mạnh kiên cường của người lính lái xe.
+ Hình ảnh hoán dụ: “Trái tim” ở câu cuối như một lời khẳng định, một lời hứa quyết tâm sắt đá: Trái tim người lính lái xe – linh hồn của cả đoàn xe vẫn hướng về miền Nam phía trước….
+ Chiếc xe có thể thiếu thốn nhưng không thể thiếu “Một trái tim người cầm lái”. Đó chính là trái tim yêu nước nồng nàn của cả đoàn xe. Bài thơ không chỉ nói đến quyết tâm của tiểu đội xe mà là quyết tâm của cả dân tộc để giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. 
(GV tùy thuộc vào bài viết đoạn văn của hs mà cho điểm sao cho phù hợp. 
Thiếu 1 ý trừ 0,5 điểm.)

File đính kèm:

  • docde khao sat giua ki ngu van 9 Kim Thu.doc