Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học 9 - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Tân Minh (Có đáp án)

doc14 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 17/05/2024 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học 9 - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Tân Minh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH & THCS Tân Minh KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
Tuần 9 - Tiết 17 MÔN: SINH HỌC 9
 Năm học: 2023-2024
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
 Nhằm đánh giá chất lượng học tập của HS để giúp GV có biện pháp giảng dạy hiệu quả hơn:
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
- Trình bày được khái niệm tính trạng trội/ lặn; nội dung của quy luật phân li; quy luật phân li độc lập.(chuẩn)
- Xác định được ví dụ về cặp tính trạng, cặp tính trạng tương phản. chuẩn)
- Nêu được đối tượng nghiên cứu của Menđen.(chuẩn)
- Xác định được số giao tử tạo ra từ các KG khác nhau; cơ thể có KG thuần chủng.
- Nêu được cơ thể đồng hợp, dị hợp (chuẩn)
- Trình bày phương pháp để xác định giống thuần chủng hay không thuần chủng? (mức 2)
- Xác định được kết quả của các phép lai. (mức 2)
CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ
- Xác định được các kì của nguyên phân. (chuẩn)
- Xác định thời điểm NST nhân đôi.(chuẩn)
- Nêu được quá trình nguyên phân/ giảm phân xảy ra ở tế bào nào? (chuẩn)
- Tính được số lượng NST trong tế bào ở kì sau của nguyên phân. (mức 2)
- Trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật. (chuẩn)
- Tính được số tế bào trứng, tinh trùng qua giảm phân. (mức 2)
- Giải thích được quan niệm sinh con trai con gái là do mẹ quyết định đúng hay sai? (chuẩn)
- Biết bộ NST ở người; ruồi giấm. (chuẩn)
CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
- Đặc điểm cấu trúc không gian của phân tử ADN; hệ quả của NTBS. (chuẩn)
- Tính được số Nu; chiều dài của ADN. (mức 2)
2. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng trình bày bài và làm bài của HS.
3. Thái độ: GD học sinh ý thức tự giác học bài, nghiêm túc, không quay cóp. 
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực ôn tập và làm bài kiểm tra nghiêm túc.
- Vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học để làm bài đạt kết quả tốt nhất.
II. CẤU TRÚC ĐỀ
	Theo ma trận đề
III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
Ổn định lớp
Phát đề kiểm tra
Học sinh làm bài
UBND HUYỆN HÀM TÂN MA TRẬN CHỦ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KÌ I
Trường TH& THCS Tân Minh	 Môn: Sinh 9 (PPCT – Tiết 17)
 Năm học: 2023 – 2024
Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Các NL hướng tới trong chủ đề

NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU 
VẬN DỤNG 
VD CAO 
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
- Trình bày được khái niệm phép lai phân tích, tính trạng, tính trạng trội, tính trạng lặn, cặp tính trạng tương phản kiểu hình, kiểu gen; thể đồng hợp, dị hợp.
- Xác định được cặp tính trạng tương phản mà Menđen sử dụng.
- Trình bày nội dung các quy luật phân li, phân li độc lập.
- Xác định được kết quả của phép lai; kithể đồng hợp, thể dị hợp, số giao tử
- Trình bày phương pháp để xác định giống thuần chủng hay không.
- Mô tả được kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng
- Giải thích được tại sao Menđen chọn đậu Hà Lan làm thí nghiệm.
Viết được 6 sơ đồ lai một cặp (xác định được tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con) từ P tới F1.
- Xác định được kết quả của phép lai

- Giải được bài tập thuận và nghịch lai 1 và 2 cặp tính trạng: Xác định kiểu gen, kiểu hình của P

Năng lực so sánh, phân tích, giải thích
Năng lực sử dụng ngôn ngữ trình bày các vấn đề rõ ràng, logic
Năng lực phân tích qua các ví dụ trong thực tế
Năng lực viết sơ đồ lai, xác định kết quả phép lai, kiểu hình, kiểu gen
CHƯƠNG 
II: NHIỄM SẮC THỂ
- Xác định được thời điểm NST nhân đôi.
- Trình bày được quá trình phát sinh giao tử đực và cái và kết quả
- Chỉ ra được kí hiệu bộ nhiễm sắc thể ở nam, nữ.
- Trình bày khái niệm, ý nghĩa của DT liên kết.
- Mô tả cấu trúc đặc trưng của NST.

- So sánh điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật. 
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
- Mô tả cơ chế sinh con trai, con gái ở người và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính. 
- Giải thích được tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1? (cấu trúc dân số 1:1)
- So sánh nguyên phân và giảm phân. 
- Xác định được đặc điểm của NST ở các kì của nguyên phân, giảm phân.

- Tính được số lượng NST có trong tế bào ở các kì của nguyên phân và giảm phân.
- Tính được số tế bào con sinh ra sau nguyên phân và giảm phân.
- Áp dụng kiến thức giải thích quan niệm sinh con trai, con gái ở người là do ai quyết định.
- Áp dụng kiến thức giải thích vì sao con người điều chỉnh được tỉ lệ đực cái ở vật nuôi.
- Áp dụng kiến thức giải thích nguyên nhân gây mất cân bằng giới tính. Từ đó có thể đề xuất ra biện pháp khắc phục hiện trạng trên.
Năng lực quan sát so sánh, phân tích
Năng lực sử dụng ngôn ngữ trình bày các vấn đề rõ ràng, logic
Năng lực phân tích qua các ví dụ trong thực tế
Năng lực giải thích và áp dụng kiến thức giải quyết vấn đề.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực quan sát, mô tả, nhận dạng.

Chương III: ADN và gen
Liệt kê thành phần cấu tạo ADN
Mô tả cấu trúc của ADN.
Biết được chức năng ADN.
Nêu được hệ quả của NTBS.
Viết được cấu trúc 2 mạch của ADN
Hiểu được quá trình nhân đôi ADN.
Tính chiều dài một cặp Nu.

Tính C, L, N của ADN.

-Năng lực quan sát, mô tả.
-Năng lực so sánh, giải thích.
-Năng lực tìm được mối liên hệ.
-Năng lực tính toán

UBND HUYỆN HÀM TÂN	MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I 
Trường TH& THCS Tân Minh	Môn: Sinh 9 (PPCT – Tiết 17)
	 Năm học: 2023 – 2024
Nội dung
Các mức độ nhận biết
Nhận biết (40%)
Thông hiểu
(30%)
VD (20%)
VD cao
 (10%)
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I:
Các thí nghiệm của Men Đen
(6 tiết).
Câu 9: Nhận biết được đối tượng nghiên cứu của Menđen.
Câu 10: Nhận biết được niệm tính trạng trội/ lặn.
Câu 11: Nhận biết được nội dung của quy luật phân li/ PLĐL.
Câu 12: Xác định được ví dụ về tính trạng/cặp tính trạng tương phản.
 Câu 3: Nêu được khái niệm thể dị hợp/ thể đồng hợp.
Câu 4: Biết được KG của cơ thể thuần chủng.

Câu 1: Xác định được số giao tử.
Câu 2: Xác định được kết quả của phép lai.

Câu 1b: Hiểu được sử dụng phép lai phân tích để xác định độ thuần chủng của giống.

Câu 1a: 
Lập sơ đồ lai xác định kết quả.



Số câu: 9
4,0đ =
40%
6 câu
1,5đ= 15%

2 câu
0,5đ = 5%
1/2 câu
0,5đ=5%

1/2 câu
1,5đ
=15%


Chương II:
Nhiễm sắc thể.
(7 tiết)
Câu 8: Xác định được bộ NST lưỡng bội ở người/ ruồi giấm.
Câu 13: Xác định được NST nhân đôi ở kì nào của nguyên phân/ giảm phân.
Câu 14: Quá trình nguyên phân/ giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào?
Câu 2: Trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật.

Câu 15, 16: Xác định được các kì của nguyên phân qua hình vẽ.

Câu 3: Giải thích việc sinh con trai hay con gái do ai quyết định?
Câu 5: Xác định được số NST đơn ở kì sau của nguyên
phân.
Câu 6: Tính được số giao tử sau giảm phân. 



Số câu: 9
4,25đ=
4,25%
3 câu
0,75đ = 7,5%
1 câu
1,5đ = 15%
2 câu
0,5đ = 5%
1 câu
1,0đ =10%
2 câu
0,5đ = 5%



Chương III
ADN và gen
(2 tiết)
Câu 7: Nêu được NTBS.


Câu 4a: Xác định được trình tự các nu trên 2 mạch của ADN. 



Câu 4b: Tính được số Nu các loại, tổng số Nu và chiều dài của gen.
2 câu
1,75đ
= 17,5%
1 câu
0,25đ = 2,5%


1/2Câu
0,5đ = 5%

 


1/2Câu
1,0đ = 10%
TS câu: 20
100%=10đ
10 câu
2,5đ=25%

1câu
1,5đ = 15%
4câu
1,0đ = 10%
2 câu
2,0đ =20%
2 câu
0,5đ = 5%
1/2 câu
1,5đ = 15%

1/2câu
1,0đ =10%

TRƯỜNG TH - THCS TÂN MINH
Họ và tên: 
.................
Lớp: ......
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC 9 – Tiết 17
Năm học: 2023 - 2024
Đề chính thức
Điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án

















A. TRẮC NGHIỆM – 4,0 Điểm – Thời gian: 15 phút
Hãy chọn đáp án đúng rồi ghi vào cột số câu trả lời ở trên đây
	 Câu 1: Cơ thể có kiểu gen AaBb thì có thể tạo ra số loại giao tử tối đa là
	A. 2.	C. 6.
B. 4.	D. 8.
Câu 2: Ở lúa, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. P: thân cao dị hợp x thân thấp thu được F1 có tỉ lệ:
A. 1 thân cao: 1 thân thấp. C. Toàn thân thấp. 
B. Toàn thân cao. D. 3 thân cao: 1 thân thấp.
Câu 3: Một cơ thể có cặp gen mang hai gen tương ứng khác nhau được gọi là
A. cơ thể lai.	 C. thể đồng hợp.	 
 B. thể dị hợp.	 D. thể đồng tính.
Câu 4: Cơ thể thuần chủng có kiểu gen
AabbCCDD. 	C. aabbCCDD.	 
AABbccDD.	D. AabbCcDD.
Câu 5: Một tế bào của cải bắp 2n = 18 đang ở kì sau của nguyên phân, số NST đơn trong
 tế bào là 
9 NST. 	C. 27 NST. 
18 NST. 	 	D. 36 NST.
Câu 6: Từ 10 noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được
	 A. 10 trứng và 30 thể cực.	C. 30 thể cực.
 B. 10 trứng và 10 thể cực.	D. 1 trứng và 3 thể cực.
Câu 7: Theo nguyên tắc bổ sung, X liên kết với
T.	 	C. U.
G.	 	D. A.
Câu 8: Ở người, bộ NST lưỡng bội 2n bằng
13.	 	C. 46.	
26.	 	D. 56.
Câu 9: Đối tượng nghiên cứu công phu và hoàn chỉnh nhất của Men đen là
đậu xanh.	C. đậu Hà lan.
ruồi giấm.	D. cá chạch.
Câu 10: Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ngay ở cơ thể F1 gọi là gì? 
A. Tính trạng lặn.	C. Tính trạng trội.
B. Tính trạng trung gian.	D. Tính trạng tương ứng.
Câu 11: “Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di 
truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên như ở cơ thể thuần chủng của P”, là nội 
dung của
quy luật phân li.	C. phép lai phân tích.	
quy luật phân li độc lập.	D. khái niệm kiểu hình.
Câu 12: Quả lục và quả vàng, thân cao và thân lùn, . Đây là ví dụ về
tính trạng.	C. màu sắc quả.
hình dạng cây.	D. cặp tính trạng tương phản.
Câu 13: Trong nguyên phân, NST tự nhân đôi ở kì nào?
Kì trung gian.	C. Kì giữa.
Kì đầu.	D. Kì sau.
Câu 14: Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể?
Tế bào sinh dục chín.	C. Tinh bào bậc 1.
Tế bào sinh dưỡng.	D. Noãn bào bậc 1.
Câu 15: Hình dưới minh họa cho kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Câu 16: Hình dưới minh họa cho kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
HẾT..
TRƯỜNG TH - THCS TÂN MINH	KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Họ và tên: 	MÔN: SINH HỌC 9 – Tiết 17
.................	Năm học: 2023 - 2024
Lớp: ......	Đề chính thức
Điểm TL

Điểm tổng

Lời nhận xét của giáo viên
B. TỰ LUẬN: 6,0 điểm - Thời gian: 30 phút 
Câu 1: (2,0 điểm)
Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng.
a. Cho cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cà chua quả vàng. Hãy viết sơ đồ lai để xác
định kết quả của F1, F2.
Làm thế nào để xác định cây cà chua quả đỏ ở F2 là thuần chủng hay không thuần
chủng?
(Biết rằng tính trạng màu sắc quả do một cặp gen quy định).
Câu 2: (1,5 điểm)
Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực ở động vật.
Câu 3: (1,0 điểm )
Vợ chồng ông B sinh được 3 người con gái. Vì thế, ông bà B thường hay cãi vã, đổ lỗi cho nhau về việc không sinh được con trai. 
 Theo em, trong chuyện này ai đúng – ai sai? Giải thích ? 
Câu 4: (1,5 điểm) 
a. Một đoạn mạch ADN (gen) có cấu trúc như sau:
– G – A – T – A – T – X – G – A – T – X – G – T – A – 
Hãy viết trình tự các đơn phân của mạch còn lại của gen.
b. Cho 1 đoạn ADN có số Nuclêôtit loại A = 500; loại G là 700.
- Tính số nuclêôtit loại X và tổng số Nu của phân tử ADN trên.
- Tính chiều dài của phân tử ADN trên.
...........................................HẾT..........................
ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HK 1 Đề chính thức
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
B
A
B
C
D
A
B
C
C
C
A
D
A
B
C
D
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
2,0 điểm



a. Quy ước gen: Gọi gen A quy định quả đỏ
 gen a quy định quả vàng
- Kiểu gen của P:
 + Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen: AA.
 + Cây cà chua quả vàng có kiểu gen: aa.
- Sơ đồ lai: 
 Pt/c : Quả đỏ (AA) x quả vàng (aa)
 Gp: A a
 F1: KG: 100% Aa (100% quả đỏ)
F1 x F1: Quả đỏ (Aa) x quả đỏ (Aa)
 G: 1A: 1 a 1A: 1 a
 F2: KG: 1AA : 2Aa: 1aa
 KH: 75% quả đỏ: 25% quả vàng
b. Để biết cây cà chua quả đỏ có thuần chủng hay không ta sử dụng phép lai phân tích: lai với cây cà chua quả vàng.

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
2
1,5 điểm


Quá trình phát sinh giao tử đực ở động vật
- Các tế bào mầm thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào. Sự tạo tinh bắt đầu khi tinh nguyên bào hình thành. 
- Tinh nguyên bào giảm phân, lần phân bào 1 tạo 2 tinh bào bậc 2, lần phân bào 2 tạo 4 tế bào con, từ đó phát triển thành 4 tinh trùng.
- Kết quả: Từ 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân tạo 4 tinh trùng.

0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
3
1,0 điểm


Bà B đúng, việc sinh con trai là do người bố quyết định. Giải thích : 
-Trong quá trình giảm phân: Mẹ chỉ cho 1 loại trứng 22A + X; Còn bố tạo ra 2 loại tinh trùng 22A + X và 22A + Y. 
- Trong quá trình thụ tinh, nếu tế bào trứng kết hợp với tinh trùng 22A + X của bố sẽ sinh con gái, nếu kết hợp với tinh trùng 22A + Y của bố sẽ sinh con trai. 
Nên sinh con trai hay gái là do người bố quyết định.
0,25đ
0,25đ
0,5đ

4
1,5 điểm


a. Trình tự các đơn phân của mạch còn lại của gen :
- X – T – A – T – A – G – X – T – A – G – X – A – T -
b. Tính số nuclêôtit loại : Theo NTBS : X = G = 700 (Nu).
Tổng số Nu của ADN trên : N = 2x(A+G) = 2x(500 + 700) = 2400(Nu)
 - Chiều dài của đoạn phân tử ADN: L = N/2 x3,4 = 4080 (A0)

0,5đ
0, 25đ
0,5đ
0,25đ

(HS có thể trình bày theo cách khác đúng vẫn ghi điểm )
TRƯỜNG TH - THCS TÂN MINH
Họ và tên: 
.................
Lớp: ......
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC 9 – Tiết 17
Năm học: 2023 - 2024
Đề dự bị
Điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án

















A. Trắc nghiệm - 4,0 điểm - Thời gian: 15 phút
Hãy chọn đáp án đúng rồi ghi vào cột số câu trả lời ở trên đây
Câu 1: Cơ thể có kiểu gen BbDD thì có thể tạo ra số loại giao tử tối đa là
	A. 2.	C. 4.
B. 6.	D. 8.
Câu 2: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được
A. 1 quả đỏ : 1 quả vàng.	C. toàn quả vàng.
B. 3 quả đỏ : 1 quả vàng.	 	 D. toàn quả đỏ.
Câu 3: Một cơ thể có cặp gen tương ứng giống nhau được gọi là
A. cơ thể lai.	 C. thể đồng hợp.	 
 B. thể dị hợp.	 D. thể đồng tính.
Câu 4: Cơ thể thuần chủng có kiểu gen
 A. abbCCDD. 	C. aabbCCDD.	 
B. AABbccDD.	D. AabbCcDD.
Câu 5: Một tế bào của lúa nước 2n = 14 đang ở kì sau của nguyên phân, số NST đơn trong tế bào là 
 A. 7 NST. 	C. 28 NST. 
B. 14 NST. 	 	D. 35 NST.
Câu 6: Từ 10 tinh bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được
	 A. 10 tinh trùng.	C. 10 trứng.
 B. 10 thể cực.	D. 40 tinh trùng.
Câu 7: Theo nguyên tắc bổ sung, T liên kết với
T.	 	C. X.
G.	 	D. A.
Câu 8: Ở ruồi giấm, bộ NST lưỡng bội 2n bằng
8.	 	C. 46.	
14.	 	D. 56.
Câu 9: Đối tượng nghiên cứu công phu và hoàn chỉnh nhất của Men đen là
đậu xanh.	C. đậu Hà lan.
ruồi giấm.	D. cá chạch.
Câu 10: Theo Menđen, tính trạng đến F2 mới được biểu hiện gọi là gì? 
A. Tính trạng lặn.	C. Tính trạng trội.
B. Tính trạng trung gian.	D. Tính trạng tương ứng.
Câu 11: “Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”, 
là nội dung của
quy luật phân li.	C. phép lai phân tích.	
quy luật phân li độc lập.	D. khái niệm kiểu hình.
Câu 12: Quả lục, thân cao, hạt xanh, . Đây là ví dụ về
tính trạng.	C. màu sắc quả.
hình dạng cây.	D. cặp tính trạng tương phản.
Câu 13: Trong giảm phân, NST tự nhân đôi ở kì nào?
Kì trung gian trước lần phân bào I.	C. Kì giữa I.
Kì đầu I.	D. Kì trung gian trước lần phân bào II.
Câu 14: Quá trình giảm phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể?
Tế bào sôma.	C. Tế bào mầm.
Tế bào sinh dưỡng.	D. Tế bào sinh dục chín. 
Câu 15: Hình dưới minh họa cho kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa. 
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Câu16: Hình dưới minh họa cho kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
HẾT..
TRƯỜNG TH - THCS TÂN MINH	KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Họ và tên: 	MÔN: SINH HỌC 9 – Tiết 17
.................	Năm học: 2023 - 2024
Lớp: ......	Đề dự phòng
Điểm TL

Điểm tổng

Lời nhận xét của giáo viên
B. TỰ LUẬN: 6,0 điểm - Thời gian làm bài 30 phút 
Câu 1: (2,0 điểm)
Ở đậu Hà Lan, tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng.
a. Cho đậu Hà Lan hoa đỏ thuần chủng lai với đậu Hà Lan hoa trắng. Hãy viết sơ đồ 
lai để xác định kết quả của F1, F2.
b. Làm thế nào để xác định cây đậu Hà Lan hoa đỏ ở F2 là thuần chủng hay không thuần
chủng?
(Biết rằng tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định).
Câu 2: (1,5 điểm)
Trình bày quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật.
Câu 3: (1,0 điểm )
Vợ chồng ông B sinh được 3 người con gái. Vì thế, ông bà B thường hay cãi vã, đổ lỗi cho nhau về việc không sinh được con trai. 
 Theo em, trong chuyện này ai đúng – ai sai ? Bằng kiến đã học, giải thích ? 
Câu 4: (1,5 điểm) 
a. Một đoạn mạch ADN (gen) có cấu trúc như sau:
– A – T – X – G – A – T – G – G – T – A – 
b. Cho 1 đoạn ADN có số Nuclêôtit loại A = 600 (Nu); loại G = 900 (Nu).
- Tính số nuclêôtit loại T và tổng số Nu của phân tử ADN trên.
- Tính chiều dài của phân tử ADN trên.
..............................HẾT..............................
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: SINH 9 Đề dự phòng
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
A
D
C
C
C
D
D
A
C
A
B
A
A
D
B
C
II. Tự luận (6 điểm) 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
2,0 điểm


a. Quy ước gen: Gọi gen A quy định hoa đỏ.
 gen a quy định hoa trắng.
- Kiểu gen của P: + Cây hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen: AA.
 + Cây đậu Hà Lan hoa trắng có kiểu gen: aa.
- Sơ đồ lai: 
 Pt/c : Hoa đỏ (AA) x hoa trắng (aa)
 Gp: A a
F1: KG: Aa (100% hoa đỏ)
F1 x F1: Hoa đỏ (Aa) x hoa đỏ (Aa)
 G: 1A: 1 a 1A: 1 a
 F2: KG: 1AA : 2Aa : 1aa
 KH: 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng
b. Để biết cây đậu Hà Lan hoa đỏ có thuần chủng hay không ta sử dụng phép lai phân tích: lai với cây đậu hoa trắng.

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ

2
1,5 điểm


Quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật:
- Các tế bào mầm thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc 1. 
- Noãn bào bậc 1 giảm phân, lần phân bào 1 tạo 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2.
- Noãn bào bậc 2 qua lần phân bào 2 tạo 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ 2 và tế bào có kích thước khá lớn gọi là trứng.
Kết quả: Từ 1 noãn bào bậc 1 qua giảm phân tạo 3 thể cực và 1 tế bào trứng.

0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
3
1,0 điểm


Bà B đúng, việc sinh con trai là do người bố quyết định. Giải thích : 
- Trong quá trình giảm phân: Mẹ chỉ cho 1 loại trứng 22A + X; Còn bố tạo ra 2 loại tinh trùng 22A + X và 22A + Y. 
- Trong quá trình thụ tinh, nếu tế bào trứng kết hợp với tinh trùng 22A + X của bố sẽ sinh con gái, nếu kết hợp với tinh trùng 22A + Y của bố sẽ sinh con trai 
Nên sinh con trai hay gái là do người bố quyết định.
0,25đ
0,25đ
0,5đ

4
1,5 điểm


a. Trình tự các đơn phân của mạch còn lại của gen :
- T – A – G – X – T – A – X – X – A – T– 
b. Tính số nuclêôtit loại : Theo NTBS : T = A =600 (Nu) 
 Tổng số Nu của gen trên : N = 2x(A+G) = 2x(200 + 900) = 3000(Nu)
- Chiều dài của đoạn phân tử ADN: L = N/2 x3,4 = 5100 (A0)

0,5đ
0, 25đ
0,5đ
0,25đ
(HS có thể trình bày theo cách khác đúng vẫn ghi điểm )
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN SINH 9
NĂM HỌC: 2023 - 2024
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Câu 1: Phép lai phân tích; quy luật phân li; quy luật phân li độc lập; tính trang; cặp tính trạng tương phản; thể dị hợp; thể đồng hợp;
Câu 2: Làm bài tập thuận về lai một cặp tính trạng. 
VD: Ở đậu Hà Lan, cây thân cao trội hoàn toàn so với cây thân thấp. Biết rằng tính trạng chiều cao của thân do một cặp gen quy định.
Viết sơ đồ lai để xác định kết quả ở F1, khi cho cây đậu Hà Lan thân cao lai với cây đậu
Hà Lan thân thấp. 
CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ
Câu 3: Nêu Diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên Phân ;
 Câu 4: Tính số lượng NST trong tế bào ở các kì ; tính số tế bào con kết thúc quá trình nguyên phân.
Câu 5: Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật
Tính số tế bào trứng; số tinh trùng qua quá trình phát sinh giao tử
Câu 6: Cơ chế xác định giới tính 
- Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người.
- Việc sinh con trai hay con gái ở người là do ai quyết định? Vì sao?
- Giải thích vì sao tỉ lệ nam: nữ ở trẻ sơ sinh xấp xỉ 1:1?
CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
Câu 7: Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN; hệ quả của NTBS. (chuẩn)
Câu 8: Tính được số Nu; chiều dài của ADN.
Ví dụ 1: Cho 1 đoạn ADN có các loại Nu: T = 900 (Nu); G = 600 (Nu)
a. Hãy tính số lượng Nu loại A, X và tổng số Nu của đoạn phân tử ADN đó.
 b.Tính chiều dài của ADN trên.
 c.Tính số chu kì xoắn của ADN.
 Ví dụ 2: Cho 1 đoạn mạch đơn của gen có trình tự như sau:
-A – T – G – X – X – G – T – T – X – G – G – X – X – A – T
a. Hãy viết trình tự các đơn phân của mạch còn lại của gen.
b. Tính số nuclêôtit mỗi loại và tổng số Nu của gen trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_9_nam_hoc_2023_2024_t.doc
Đề thi liên quan