Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 2 (Kèm đáp án) - Năm học 2009-2010

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 2 (Kèm đáp án) - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD - ĐT 
 Trường Th 
đề kiểm tra định kì giữa học kì I
Năm học 2009 – 2010
 Môn: Tiếng việt - lớp 2 (Kiểm tra viết)
(Thời gian: 40 phút)
II. Kiểm tra viết
1. Chính tả (Nghe – viết: 15 phút)	
Chú bê con
	Chú mới chẵn ba tháng tuổi, còn nhỏ xíu, song đã biết lũn cũn chạy theo mẹ gặm cỏ ở lưng đồi. Trông bê con xinh tệ! Này nhé, đây là cái chóp mũi viền đen tuyền, lúc nào cũng mở khép sinh động.
2. Tập làm văn (25 phút)
	Viết đoạn văn (khoảng 4 đến 5 câu) nói về cô giáo ( hoặc thầy giáo ) cũ của em theo gợi ý sau: 
a. Cô giáo ( hoặc thầy giáo ) lớp 1 của em tên là gì?
b. Tình cảm của cô ( hoặc thầy ) đối với học sinh như thế nào?
c. Em nhớ nhất điều gì ở cô ( hoặc thầy )?
d.Tình cảm của em đối với cô giáo ( hoặc thầy giáo ) như thế nào?
Phòng GD - ĐT 
 Trường Th 
Bài kiểm tra định kì giữa học kì I
Năm học 2009 – 2010
 Môn: Tiếng việt - lớp 2 (Kiểm tra đọc) 
Điểm
Đọc:
Viết:
TV:
	Họ và tên:
	Lớp:.
	Ngày kiểm tra:.
I. Kiểm tra đọc
1. Đọc thành tiếng (6 điểm)
* Nội dung kiểm tra:
	- Mỗi học sinh đọc một đoạn văn trong các đoạn văn ở 5 bài tập đọc sau:
1. Bài: Phần thưởng	(TV2- Tập 1- Trang 13)
	Đoạn 1
2. Bài: Bạn của Nai nhỏ	(TV2- Tập 1- Trang 22)
	Từ đầu "......... đá to chặn lối"
3. Bài: Trên chiếc bè	(TV2- Tập 1- Trang 34)
	Từ đầu "..... một chiếc bè"
4. Bài: Chiếc bút mực	(TV2- Tập 1- Trang 40)
	Từ đầu "......... chẳng nói gì"
5. Bài: Người thầy cũ	(TV2- Tập 1- Trang 56)
	Đoạn: "Vừa tới cửa lớp .... phạt đấy ạ "
- HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
* Hình thức: - GV ghi tên bài, đánh dấu đoạn văn, số trang trong SGK vào phiếu cho HS bốc thăm và đọc thành tiếng.
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời.
2. Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm)
Cây thông
	Những cây thông dáng thẳng tắp, hiên ngang giữa trời đất, không sợ nắng mưa. Lá thông trông như một chiếc kim dài và xanh bóng. Mỗi khi gió thổi, cả rừng thông vi vu reo lên cùng gió, làm cho ta không khỏi mê say.
	Thông thường mọc trên đồi. ở những nơi đất đai khô cằn, thông vẫn xanh tốt như thường. Người ta trồng thông chủ yếu để lấy gỗ và nhựa. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu.
Dựa vào bài đọc, làm các bài tập sau:
1. Từ ngữ nào trong đoạn văn tả hình dáng cây thông?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Bộ phận nào của cây thông giống như chiếc kim dài?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. ở nơi đất khô cằn, cây thông như thế nào?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Vì sao nói cây thông là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
5. . Cho những từ sau: Cây thông; gỗ; gió; xanh tốt; thổi; reo lên.
Em hãy tìm và ghi lại những từ ngữ chỉ sự vật là đồ vật, cây cối. 
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
6. Dựa vào nội dung những câu cuối của bài đọc, em hãy viết một câu theo mẫu Ai là gì? để nói về giá trị của cây thông.
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Đáp án + biểu điểm (Môn Tiếng Việt – lớp 2)
1. Đọc thành tiếng (6 điểm) 
I. Kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng (6 điểm)
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm ( Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm, đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 11 đến 15 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 16 đến 20 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 20 tiếng: 0 điểm).
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu: 1 điểm ( có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm.
( Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngát nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên:
 0 điểm). 
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm ( đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0 điểm).
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm ( Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0, 5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: 0 điểm).
2. Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm) 
+ Câu 1; 2; 3; 4: HS trả lời đúng, viết thành câu mỗi câu được 0,5 điểm, nếu HS trả lời đúng nhưng không thành câu, mỗi câu trừ 0,25 điểm; Câu 5, câu 6, mỗi câu được 1 điểm
Đáp án
1. Từ thẳng tắp trong đoạn văn tả hình dáng cây thông.
2. Bộ phận lá cây của cây thông giống như chiếc kim dài.
3. ở nơi đất khô cằn, cây thông vẫn xanh tốt.
4. Cây thông là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý vì cây cho gỗ và nhựa.
5. Những từ ngữ chỉ sự vật là đồ vật, cây cối là cây thông, gỗ. 
6. Thông là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý.
III. Kiểm tra viết( 10 điểm) A. Chính tả (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,bị trừ 1 điểm toàn bài. 
B.Tập làm văn (5 điểm). - HS viết được đoạn văn theo gợi ý ở đề bài; câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ: 5 điểm.
 (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5-4-3,5-2-1,5-1-0,5).

File đính kèm:

  • docDe KT giua ki I TV2 Co dap an va bieu diem.doc