Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 2 - Phòng GD&ĐT Lập Thạch
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 2 - Phòng GD&ĐT Lập Thạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT lập thạch Trường Tiểu học Bài kiểm tra định kì giữa học kì I Môn: Tiếng Việt (Bài đọc hiểu- luyện từ và câu ) ( Thời gian làm bài : 30 phút) Họ và tên: ...........................................................Lớp : 3...... Phần A: Đọc thầm Mùa hoa sấu Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đặt lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy. Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại. (Băng Sơn ) Phần B: Dựa vào nội dung bài đọc, chọn và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. 1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào ? A. Cây sấu ra hoa B. Cây sấu thay lá C. Cây sấu thay lá và ra hoa 2. Hình dạng hoa sấu như thế nào ? A.Hoa sấu nhỏ li ti B. Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu C. Hoa sấu thơm nhẹ 3. Mùi thơm hoa sâu như thế nào ? A. Hoa sấu thơm nhẹ,có vị chua B. Hoa sấu hăng hắc C. Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt. 4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh ? A. 1 hình ảnh. Đó là .......... B. 2 hình ảnh. Đó là ... .... ....................................................................................................................... C. 3 hình ảnh. Đó là ................................................... ................. Phòng GD&ĐT lập thạch Trường Tiểu học Bài kiểm tra định kì giữa học kì I Môn: Tiếng Việt (Bài đọc hiểu- luyện từ và câu ) ( Thời gian làm bài : 30 phút) Họ và tên: ...........................................................Lớp : 5...... Phần A: Đọc thầm Mùa thu ở đồng quê Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Nó không còn là hồ nước nữa, nó là một cái giếng không đáy, ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. Cò trắng đứng co chân bên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn chốn xa xăm, mơ màng nỗi nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành hàng trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ thuộc từ bao giờ: Trước sân ai tha thẩn Đăm đăm trông nhạn về Mây trời còn phiêu dạt Lang thang trên đồi quê Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến típ tắp chân đê. Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng quốc vàng lốm đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta nhớ những mùa thu đã qua (Nguyễn Trọng Tạo) Phần B: Dựa vào nội dung bài đọc, chọn và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. 1. Bức tranh phong cảnh mùa thu trong bài có những màu sắc nào ? A. vàng, đỏ, tím B. xanh, nâu, đỏ C. xanh, trắng, vàng 2. Bài văn miêu tả theo thứ tự nào ? A. Không gian B. Thời gian C. Cả không gian và thời gian 3. Những gì được Nguyễn Trọng Tạo miêu tả trong bức tranh phong cảnh mùa thu ở đồng quê ? A. hình ảnh, màu sắc B. hình ảnh, màu sắc, âm thanh C. hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương thơm. 4. Tên nào phù hợp nhất với nội dung trong bài ? A. Bầu trời mùa thu B. Mùa thu ở đồng quê C. Cánh đồng mùa thu 5. Những sự vật nào không được nhân hoá trong bài ? A. hồ nước B. con cò C. Sóng lúa 6. Những sự vật nào được so sánh trong bài ? A. Bầu trời, hồ nước B. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay C. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay, con đê 7. Từ nào đồng nghĩa với từ “ cố hương” ? A. quê cũ B. hương thơm C. Nhà cổ 8. “ Gieo ” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc ? A. Câu hát ấy đã gieo và lòng người những nỗi niềm thương cảm. B. Cánh đồng vừa mới được gieo hạt. C. đàn nhạn gieo vào sương sớm những tiếng kêu mát lành. 9. “thu ” trong “mùa thu” và “ thu ” trong “ thu chi ” quan hệ với nhau như thế nào ? A. Đồng âm B. Đồng nghĩa C. Nhiều nghĩa 10. Từ “ dịu dàng ” thuộc từ loại nào ? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ Phòng GD&ĐT lập thạch Trường Tiểu học Bài kiểm tra định kì giữa học kì I Môn: Tiếng Việt (Bài đọc hiểu- luyện từ và câu ) ( Thời gian làm bài : 30 phút) Họ và tên: ...........................................................Lớp : 4 ..... Phần A. Đọc thầm Núi Bà Đen Người ta bảo núi Bà Đen là một thắng cảnh của Tây Ninh thật không phải là quá đáng. Những buổi bình minh mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng . Hòn núi từ màu xám xịt đổi sang màu tím, từ màu tím đổi ra màu hồng, rồi từ màu hồng dần dần đổi màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó. Ngoài cánh rừng sâu và núi cao, núi Bà Đen còn chứa bao kì quan và di tích: nào gót chân Phật trên thạch bàn, nào suối vàng, hang gió, nào điện, cảnh cổ kính uy nghi. Đâu đâu cũng có thơ đề, phú vịnh của khách thập phương vãng lai. Nhưng phần đông khách thập phương đến viếng núi không phải vì hâm mộ thắng cảnh danh lam, mà chính vì họ kính phục uy linh của đức Bà Đen. Tục truyền ngày xưa khi Nguyễn ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, một hôm phải dừng chân lánh nạn bên núi, Đức Bà hiển linh cho chúa nằm mộng, chỉ con đường chúa thoát thân. Vì nhớ ơn ấy, sau khi phục quốc, chúa liền sắc phong cho bà chức “Linh Sơn Thánh Mẫu”. Chung quanh một di tích lịch sử, người ta thường hay thêu dệt những chuyện hoang đường để cho người đời sau thêm phần kính phục. Câu chuyện tục truyền trên đây cũng trong trường hợp đó. Phần B: Dựa vào nội dung bài đọc, chọn và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. 1. Núi Bà Đen thuộc vùng nào? A. Thành phố Tây Ninh B. Vùng biển Tây Ninh C. Vùng núi Tây Ninh 2. Núi Bà Đen gắn với huyền thoại về ai ? A. Nguyễn ánh B. Quang Trung C. Đức Bà 3. Những dòng nào miêu tả đúng những màu sắc của núi Bà Đen ? A. Đen, tím, xanh nhạt B. Xám xịt, tím sữa, hồng, vàng nhạt, xanh biếc C. Đỏ chói, vàng nhạt, xanh biếc 4. Núi Bà Đen có những kì quan, di tích nào ? A.Gót chân Phật, suối vàng,hang gió, điện thờ B. Rừng mơ, giếng ngọc, suối xanh C. Tượng phật, động sâu, chùa cổ kính 5. Phần lớn khách thập phương đến núi Bà Đen để làm gì ? A. Để xem lại nơi Nguyễn ánh bàn đào B. Để thăm danh lam, thắng cảnh C. Để tỏ lòng kính phục, ngưỡng mộ uy linh của Đức Bà “Linh Sơn Thánh Mẫu” 6. Tiếng “uy ” gồm những bộ phận nào ? A. Chỉ có vần B. Chỉ có vần và âm đầu C. Chỉ có vần và thanh 7. Dấu hai chấm trong câu: Ngoài cánh rừng sâu và núi cao, núi Bà Đen còn chứa bao kì quan và di tích: nào gót chân Phật trên thạch bàn, nào suối vàng, hang gió, nào điện, cảnh cổ kính uy nghi có tác dụng gì ? A. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước C. Cả hai tác dụng trên. 8. Câu văn: Vì nhớ ơn ấy, sau khi phục quốc, chúa liền sắc phong cho bà chức “Linh Sơn Thánh Mẫu” có: A. 1 động từ. Đó là : .............................................................................................. B. 2 động từ. Đó là : .............................................................................................. C. 3 động từ. Đó là : .............................................................................................. Phòng GD&ĐT lập thạch Trường Tiểu học Bài kiểm tra định kì giữa học kì I Môn: Tiếng Việt lớp 2 (Bài đọc hiểu- luyện từ và câu ) ( Thời gian làm bài : 30 phút) Họ và tên: ..................................................................................Lớp : 2 ..... Phần A. Đọc thầm Đôi bạn Búp bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, Búp Bê bỗng nghe thấy tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi : - Ai hát đấy ? Có tiếng trả lời : - Tôi hát đấy. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy. Búp Bê nói : - Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt. Theo Nguyễn Kiên Phần B: Dựa vào nội dung bài đọc, chọn và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. 1. Truyện này có đầu đề là “ Đôi bạn ” vì : A. Câu chuyện kể về Búp Bê và Dế Mèn cùng hát. B. Câu chuyện nói đến Búp Bê và những công việc Búp Bê làm. C. Câu chuyện kể về Búp Bê và tiếng hát của Dế Mèn. 2. Búp Bê làm việc suốt ngày, điều gì khiến Búp Bê hết mệt ? A. Búp Bê thích được làm việc. B. Búp Bê được nghe tiếng hát của Dế Mèn C. Búp Bê nghĩ rằng mình giúp nhiều việc cho gia đình. 3. Dế Mèn hát tặng Búp Bê vì : A. Dế Mèn muốn Búp Bê biết mình hát hay. B. Dế Mèn thấy Búp Bê vất vả nên muốn san sẻ. C. Dế Mèn rất hay hát 4. Trong câu “ Búp bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm.” có mấy từ chỉ hoạt động ? A. 2 từ. Đó là : ................................................................................. B. 3 từ. Đó là : .................................................................................. C. 4 từ. Đó là : .................................................................................... Phòng GD&ĐT lập thạch Trường Tiểu học . Bài kiểm tra định kì giữa học kì I Môn: Tiếng Việt lớp 1 (Bài kiểm tra đọc ) Họ và tên: .............................................................Lớp : 1.. 1. Đọc thành tiếng - Đọc các âm vần sau: g, ng, p, qu, âu , ua, ai, ây, ao , ươi. - Đọc các từ sau: ghi nhớ, nhảy dây, cá ngừ, giã giò, gửi thư. - Đọc câu văn Mẹ đi chợ mua táo, lê,bưởi. Bé về quê, bà cho bé chó , mèo , gà ri và thỏ. Đọc thầm và làm bài tập: Nối ô chữ cho phù hợp khẽ đu đưa Suối chảy rì rào Bé Lá nhảy dây Phòng GD&ĐT lập thạch Trường Tiểu học Bài kiểm tra định kì giữa học kì I Môn: Tiếng Việt lớp 1 (Bài kiểm tra viết ) (Thời gian làm bài : 30 phút) GV đọc cho học sinh nghe – viết 1. ua, ai, ơi, ui, ưi, eo, ay, ây, ia, ươi. ` 2. cái kéo, trí nhớ, qua đò, gà giò. 3. Bé vừa ngủ trưa Cây bưởi, cây na nhà em sai trĩu quả ( Không bắt buộc HS viết hoa). Đáp án biểu điểm môn Tiếng Việt lớp 1 I. Kiểm tra đọc: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: 7 điểm : (GV gọi từng HS lên chỉ và đọc, sau khi kiểm tra xong cả lớp, GV phát bài cho HS làm bài tập). * Đọc thành tiếng các âm vần ( 3 điểm) - Đọc đúng, to, rõ ràng đảm bảo thời gian quy định: 0,3 điểm/ âm hoặc vần - Đọc sai hoặc không đọc được ( dừng quá 5 giây/âm hoặc vần: không được điểm) *Đọc thành tiếng các từ ngữ (2 điểm) - Đọc đúng to rõ ràng đảm bảo thời gian quy định: 0,4 điểm/ từ ngữ - Đọc sai hoặc không đọc được ( dừng quá 5 giây/ từ ngữ): không được điểm) *Đọc thành tiếng các câu văn ( 2điểm): - Đọc đúng, to, rõ ràng, trôi chảy: mỗi câu: 1 điểm - Đọc sai hoặc không đọc được ( dừng quá 5 giây/ từ ngữ): không được điểm) 2. Đọc thầm và làm bài tập ( 3 điểm): - Nối đúng: 1 đ/ cặp từ ngữ. - Nối sai hoặc không nối được: 0 điểm. II. Kiểm tra viết: 10 điểm 1. Vần ( 4 điểm) - Viết đúng, thẳng dòng, đúng cỡ chữ: 0,4 điểm/vần - Viết đúng, không đều nét, không đúng cỡ chữ: trừ 0,2 điểm/vần. - Viết sai hoặc không viết được: không được điểm. 2. Từ ngữ ( 4 điểm ) - Viết đúng, thẳng dòng, đúng cỡ chữ: 0,5 điểm/chữ - Viết đúng, không đều nét, không đúng cỡ chữ: trừ 0,25 điểm/chữ. - Viết sai hoặc không viết được: không được điểm. 3. Câu ( 2 điểm) - Viết đúng các từ ngữ trong câu, thẳng dòng, đúng cỡ chữ: 1điểm /câu - Viết không đều nét, không đúng cỡ chữ: trừ 0,5 điểm/câu - Viết sai hoặc không viết được: không được điểm. Phòng GD&ĐT lập thạch Bài kiểm tra định kì giữa học kì I Môn: Tiếng Việt lớp 2 (Bài kiểm tra viết ) (Thời gian làm bài : 40 phút) I . Chính tả (nghe viết) Người thầy cũ Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ. II. Tập làm văn Dựa vào các câu hỏi sau, em hãy trả lời và viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 4 đến 5 câu nói về thầy giáo (hoặc cô giáo ) cũ của mình. 1. Cô giáo (hoặc thầy giáo ) lớp 1 của em tên là gì ? 2. Tình cảm của cô giáo (hoặc thầy giáo )đối với học sinh như thế nào ? 3. Em nhớ nhất điều gì ở cô ( hoặc thầy) ? 4. Tình ccảm của em đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) như thế nào ? 5. Em thầm hứa điều gì với cô giáo (hoặc thầy giáo) ? Phòng GD&ĐT lập thạch Bài kiểm tra định kì giữa học kì I Môn: Tiếng Việt lớp 3 (Bài kiểm tra viết ) (Thời gian làm bài : 40 phút) I . Chính tả (nghe viết ) Rừng cọ quê tôi Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất. ... 2. Tập làm văn Em hãy viết đoạn văn (6 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến theo gợi ý sau: a) Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi? b) Người đó làm nghề gì? c) Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào? d) Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào? Phòng GD&ĐT lập thạch Bài kiểm tra định kì giữa học kì I Môn: Tiếng Việt lớp 5 (Bài kiểm tra viết ) (Thời gian làm bài : 40 phút) I . Chính tả (nghe viết Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam. Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng.Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng trắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xah biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu... Theo Thi Sảnh II. Tập làm văn – 5 điểm Viết một đoạn văn ( từ 12 đến 15 câu ) tả về ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong những năm qua. phòng GD&ĐT lập thạch Bài kiểm tra định kì giữa học kì I Môn: Tiếng Việt lớp 4 (Bài kiểm tra viết ) (Thời gian làm bài : 40 phút) I . Chính tả (nghe viết) – 5 điểm Vào nghề Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục “ Cô gái phi ngựa, đánh đàn” và mơ ước trở thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy. Em xin vào học nghề tại rạp xiếc. Ông giám đốc rạp xiếc giao cho em việc quét chuồng ngựa. Em ngạc nhiên rồi cũng nhận lời. II. Tập làm văn – 5 điểm Viếtt một bức thư ngắn ( khoảng 10 đến 12 dòng ) cho bạn hoặc người thân nói về mơ ước của em. Phòng GD&ĐT Lập thạch Hướng dẫn chấm bàI KTĐK Giữa kì I Môn : Tiếng Việt lớp 2,3,4,5 ( Bài kiểm tra đọc) Lớp 2. Mỗi câu HS khoanh và viết đúng cho 1 điểm. Câu 4: HS chỉ khoanh đúng – cho 0,5 điểm Cụ thể: Câu 1. ý C Câu 2. ý B Câu 3. ý B Câu 4. ý C ( làm việc, quét, rửa, nấu) Lớp 3. Mỗi câu HS khoanh và viết đúng cho 1 điểm. Câu 4: HS chỉ khoanh đúng – cho 0,5 điểm Cụ thể: Câu 1. ý C Câu 2. ý B Câu 3. ý A Câu 4. ý B ( - Những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như chiếc chuông tí hon. - Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi tưởng như vị nắng non ) Lớp 4. Mỗi câu HS khoanh và viết đúng cho 0,5 điểm. Câu 8 : HS chỉ khoanh đúng – cho 0,25 điểm Cụ thể: Câu 1. ý C Câu 2. ý C Câu 3. ý B Câu 4. ý A Câu 5. ý C Câu 6. ý B Câu 7. ý B Câu 8. ý C ( nhớ ơn, phục quốc, sắc phong) Lớp 5. Mỗi câu HS khoanh đúng cho 0,5 điểm. Cụ thể: Câu 1. ý C Câu 2. ý A Câu 3. ý C Câu 4. ý B Câu 5. ý A Câu 6. ý B Câu 7. ý A Câu 8. ý B Câu 9. ý A Câu 10. ý C Phòng GD&ĐT Lập thạch Hướng dẫn chấm bàI KTĐK Giữa kì I Môn : Tiếng Việt lớp 2,3,4,5 ( Bài kiểm tra viết) I. Chính tả (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,bị trừ 1 điểm toàn bài. - Viết không đúng tốc độ trừ 0,5 điểm/ 1 chữ thiếu. II.Tập làm văn (5 điểm). - HS viết được đoạn văn theo yêu cầu ở đề bài. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, GV có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 -3,5 – 2 -1,5 - 1 -0,5 ).
File đính kèm:
- HAC HAITVHDC.doc