Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Đề số 30 - Năm học 2011-2012

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Đề số 30 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn:Tiếng Việt - Lớp 4
Họ và tên:.......................................
Lớp:........................................................
Điểm: Đọc: ............... 
 Viết: .................
TBC: ...............
Lời phê:
 A.KIỂM TRA ĐỌC
 1. Đọc thầm và làm bài tập: ( 4 điểm ) 
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ:
- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại: 
- Con vừa bảo gì ?
- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.
- Ai xui con thế ?
Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu :
- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con ... Con muốn học một nghề để kiếm sống ...
Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:
- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không ? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha :
- Mẹ ơi ! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn tóe lên như khi đốt cây bông.
	 (Theo Nam Cao)
	Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng nhất trong các câu trả lời dưới đây và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu.
Câu 1 : Cương xin học nghề rèn để làm gì?
Cương muốn trở thành kĩ sư luyện kim.
Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
Cương không muốn học, muốn đi làm kiếm tiền tiêu vặt.
Câu 2: Mẹ Cương phản đối như thế nào?
Không cho Cương đi làm mà phải đi học.
Không cho Cương đi làm mà ở nhà phụ giúp ba mẹ.
Không cho Cương đi làm vì nhà Cương là dòng dõi quan sang, mất thể diện gia đình, cho là Cương bị người khác xui khiến.
Câu 3 : Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
Cương nắm lấy tay mẹ, thiết tha: Nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp mới bị coi thường.
Cương khóc lóc, nài nỉ mẹ. 	
Cả hai ý trên.
Câu 4 : Bài văn muốn nói lên điều gì?
A. Ước mơ của Cương.	
B. Nghề nghiệp chân chính nào cũng đáng quý. 
C. Cương thương mẹ vất vả.
Câu 5: Trong bài có mấy danh từ riêng?
Một từ. Đó là .......
Hai từ. Đó là 
Ba từ. Đó là : ..
Câu 6: Tiếng ‘kiếm’  gồm những bộ phận cấu tạo nào ?
A.Chỉ có vần và thanh. B. Chỉ có âm đầu và vần	C. Có âm đầu, vần và thanh.
Câu 7: Trong câu: “Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”. Có mấy từ láy:
A. Một từ. Đó là 
B. Hai từ. Đó là..
C. Ba từ. Đó là.
Câu 8: Trong câu “ Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại. ” có danh từ riênglà:
A. Mẹ	 B. Cương	 C. con
 2. Đọc thành tiếng: 
	Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn khoảng 75 tiếng/ phút theo yêu cầu của GV và trả lời 1 câu hỏi theo nội dung đọc gồm các bài sau: 	Một người chính trực, Tre Việt Nam, Chị em tôi, Điều ước của vua Mi - đát (SGK tập 1 trang 36; trang 41; trang 59; trang 90)
B-KIỂM TRA VIẾT 
1. Chính tả : (5 điểm)
Nghe viết: Quê hương ( Từ Chị Sứ yêu Hòn Đất ..... vàng óng)
2.Tập làm văn:(5 điểm) 
Hãy viết một bức thư ngắn (từ 10 dòng) cho một người bạn ở xa để thăm hỏi và nói về tình hình học tập của em.

File đính kèm:

  • docLOP 4 - DE SO 30.doc