Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề số 20 - Năm học 2011-2012

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề số 20 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn:Tiếng Việt – Lớp 5
A-KIỂM TRA ĐỌC.
I. Đọc thành tiếng: Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn khoảng 100 chữ theo yêu cầu của GV trong thời gian khoảng 1 phút và trả lời 1 câu hỏi theo nội dung đọc gồm các bài sau: 
Bài ca về trái đất - SGK tập 1 trang 41;Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà SGK tập 1 trang 69; Kì diệu rừng xanh - SGK tập 1 trang 75; Cái gì quý nhất - SGK tập 1 trang 85 .
Giáo viên tự kiểm tra vào các tiết ôn tập theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng.
1I.Đọc hiểu:
	 Đọc thầm bài thơ sau:	 
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
	Trên sông Đà
	Một đêm trăng chơi vơi
	Tôi đã nghe tiếng Ba-la-lai-ca
	Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
	Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.
	Lúc ấy
	Cả công trường đang say ngủ
	Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
	Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Từ công trường thuỷ điện lớn đầu tiên.
	Quang Huy
Dựa vào nội dung bài thơ em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi:
Bài thơ miêu tả công trường thuỷ điện sông Đà vào thời điểm nào?
	A. bình minh	B. hoàng hôn	C. đêm trăng
Bài thơ miêu tả theo trình tự nào ?
A. không gian	B. thời gian	C. từ chi tiết đến bao quát	
Nội dung của bài thơ trên là:
A. Tả cảnh công trường sông Đà trong một đêm trăng đẹp và niềm tin vào tương lai tươi sáng của nhà máy thủy điện sông Đà. 	
B. Tả cảnh đẹp sông Đà đêm trăng.
C. Tả cảnh lao động trên công trường sông Đà.	
Câu thơ: “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. nhân hoá	B. so sánh	C. so sánh và nhân hoá
5. Các sự vật: công trường, tháp khoan, xe ủi, xe ben được nhân hoá bằng cách nào ?
	A. Dùng động từ chỉ hành động của người.
	B. Dùng tính từ chỉ đặc điểm của người.
	C. Dùng đại từ chỉ người.
6. Từ “dòng” trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
	A. Theo dòng chảy của thời gian, câu chuyện được lan truyền mãi.
	B. Những dòng điện truyền đi trăm ngã.
	C. Dòng suối ấy thật trong mát.
7. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “nhô” trong câu: “Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ”
	A. mọc	B. vươn	C. toả
 2. Đọc thành tiếng: (6 điểm - 40 phút) Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn khoảng 100 chữ theo yêu cầu của GV trong thời gian khoảng 1 phút và trả lời 1 câu hỏi theo nội dung đọc gồm các bài sau: 
Bài ca về trái đất - SGK tập 1 trang 41;Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà SGK tập 1 trang 69; Kì diệu rừng xanh - SGK tập 1 trang 75; Cái gì quý nhất - SGK tập 1 trang 85 .
B-KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả : (5 điểm - 15 phút) 
Nghe viết: Bầu trời mùa thu ( Từ đầu đến “.... mệt mỏi trong ao.” )
2.Tập làm văn:(5 điểm – 35 phút)
 	 Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.	

File đính kèm:

  • docLOP 5 - DE SO 20.doc