Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề số 21 - Năm học 2011-2012

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề số 21 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011 - 2012
 Môn:Tiếng Việt – Lớp 5. 
A. KIỂM TRA ĐỌC.
1. Đọc thầm và làm bài tập: TÌNH QUÊ HƯƠNG 
	Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
	Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
	Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.	Nguyễn Khải
	Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Những từ ngữ nào trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?
Đăm đắm nhìn theo	B. Sức quyến rũ
C. Nhớ thương mãnh liệt, day dứt	D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 2: Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
A. Tình yêu quê hương	B. Tình cảm giữa con người và con người
	C. Những kỉ niệm tuổi thơ	D. Những phong cảnh đẹp của quê hương 
Câu 3: Chủ ngữ trong câu: “Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm”
A. Ở mảnh đất ấy	B. Dì tôi
C. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên	C. Vài cái bánh rợm 
Câu 4: Từ làng mạc thuộc từ loại:
Danh từ	B. Động từ	C. Tính từ 	D. Quan hệ từ
Câu 5: Từ đồng nghĩa với quê hương là: 
A. Đất nước, tổ quốc, non sông	B. Đất nước, mênh mông, giang sơn
C. Giang sơn, non sông, hòa bình	D. Giang sơn, tươi đẹp, mênh mông 
Câu 6: Trong câu nào dưới đây, từ “mầm non” được dùng với nghĩa gốc?	
A. Bé học trường mầm non	 B. Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
	C. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.	 D. Cả a, b, c đều đúng 
Câu 7: Hai từ trái nghĩa với thương yêu là:
	A. Căm ghét, căm thù	B. Hòa bình, hữu nghị.
	C. Mến thương, yêu mến. 	D. Thương nhớ, mong đợi 
Câu 8: Cho hai câu sau: a/ Bố em mới trồng đậu.
b/ Thuyền đậu san sát trên bến sông. Từ “ đậu” trong hai câu trên là:
Từ đồng âm	B. Từ đồng nghĩa	C. Từ nhiều nghĩa	D. Từ quan hệ 
Câu 9: Dòng nào dưới đây ghi đúng các từ láy:
 A .nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, mặt đất. B. nho nhỏ, lim dim, hối hả, róc rách, lặng im.
 C. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, róc rách. D. mặt đất, lặng im, nhỏ bé, mắt nhắm, mưa phùn 
Câu 10: Trạng ngữ trong câu sau: “ Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột.” là: 
	A. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng 	B. Ở mảnh đất ấy 
 C. tháng giêng 	D. đi đốt bãi, đào ổ chuột 
2. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn khoảng 100 chữ theo yêu cầu của GV trong thời gian khoảng 1 phút và trả lời 1 câu hỏi theo nội dung đọc gồm các bài sau: Bài ca về trái đất SGK tập 1 trang 41; Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà SGK tập 1 trang 69; Kì diệu rừng xanh SGK tập 1 trang 75; Cái gì quý nhất SGK tập 1 trang 85 
B. KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả : (5 điểm)
Nghe viết: Mưa rào TV5-T1 trang 31 (Viết đoạn “ Một buổi .mưa thực rồi”)
2.Tập làm văn:(5 điểm )
Em hãy tả quang cảnh trường em sau cơn mưa rào. 

File đính kèm:

  • docLOP 5 - DE SO 21.doc