Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 (Kèm đáp án)

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra định kì giữa học kì i
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 ( Phần kiểm tra Đọc )
Năm học: 2008 – 2009
A. Đọc thầm và làm bài tập( 5 điểm ) ( thời gian 20 phút )
Cái ao làng
Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.
Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗng gia gốc sần sùi, lá xanh tốt toả bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy, đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim...
Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắt bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà, chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.
Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lửng trên trời cao xanh ngắt.
Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều toả vờn mái dạ, khóm khoai nước bên hàng rào râm bụt, tiếng lợn ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lời ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc: 
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao ...
( Vũ Duy Huân )
Câu 1 ( 0.5 điểm ). Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng 
Đặc điểm chung của những cái ao làng là gì ?
A. Có nước trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng.
B. Có gió đùa giỡn lá sen xanh bồng bềnh trên mặt nước.
C. Là tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê.
Câu 2 ( 0.5 điểm). Vì sao cầu ao là dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương ?
Câu 3.( 0.5 điểm). Tuổi thơ của tác giả gắn bó với ao làng được miêu tả qua những hình ảnh nào ?
Câu 4 ( 1 điểm) Gạch bỏ từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa sau:
a. Lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp loé
b. Oi ả, oi nồng, nóng nực, ồn ã.
Câu 5 ( 0.5 điểm) Câu :“ Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng ” thuộc kiểu câu kể gì ?
Câu 6 (1 điểm) Đặt hai câu để phân biệt từ “ chiếu ” là từ đồng âm, trong đó một câu có từ “chiếu” là danh từ, một câu có từ “chiếu” là động từ .
Câu 7 (1 điểm). Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ “ đầu ” trong đó một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển.
B. Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
 Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 110 tiếng trong thời gian 1 phút và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc đó.
1. Thư gửi các học sinh ( TV5 – Tập 1 – Trang 4 ) 
 Đọc đoạn 1 + Trả lời câu hỏi 1.
2.. Nghìn năm văn hiến ( TV5 – Tập 1 - Trang 15 ) + Trả lời câu hỏi 1.
3. Những con Sếu bằng giấy ( TV5 – Tập 1 – Trang 36 ) + Trả lời câu hỏi 4.
4. Bài ca về trái đất ( TV5 – Tập 1 - Trang 41 ) + Trả lời câu hỏi 3.
5. Kỳ diệu rừng xanh ( TV5 – Tập 1 - Trang 75 ) + Trả lời câu hỏi 4.
6. Cái gì quý nhất ( TV5 – Tập 1- Trang 85 ).
 Đọc đoạn: “ Cuộc tranh luận .. hết bài ” + Trả lời câu hỏi 3 .
Trường Thành, ngày tháng 11 năm 2008
 Tm. Hội đồng ra đề
Trường Tiểu học .
Họ tên HS: ..................................................Lớp: ......	
Điểm
Bài kiểm tra định kì giữa học kì i
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 ( Phần kiểm tra Đọc )
Năm học: 2008 - 2009
 A. Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm ) ( thời gian 20 phút )
 Bài: “ Cái ao làng ” ( Tiếng Việt 5 – Tập 1 – Trang 11 )
Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.
Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗng gi
gốc sần sùi, lá xanh tốt toả bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy, đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim...
Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắt bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà, chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.
Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lửng trên trời cao xanh ngắt.
Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều toả vờn mái dạ, khóm khoai nước bên hàng rào râm bụt, tiếng lợn ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lời ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc: 
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao ... ( Vũ Duy Huân )
Câu 1 ( 0.5 điểm ). Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :
Đặc điểm chung của những cái ao làng là gì ?
A. Có nước trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng.
B. Có gió đùa giỡn lá sen xanh bồng bềnh trên mặt nước.
C. Là tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê.
Câu 2 ( 0.5 điểm). Vì sao cầu ao là dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương ?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3.( 0.5 điểm). Tuổi thơ của tác giả gắn bó với ao làng được miêu tả qua những hình ảnh nào ?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4 ( 1 điểm) Gạch bỏ từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa sau:
a. Lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp loé
b. Oi ả, oi nồng, nóng nực, ồn ã.
Câu 5 ( 0.5 điểm) Câu :“ Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng ” thuộc kiểu câu kể gì ?
............................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6 (1 điểm) Đặt hai câu để phân biệt từ “ chiếu ” là từ đồng âm, trong đó một câu có từ “chiếu” là danh từ, một câu có từ “chiếu” là động từ .
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Câu 7 (1 điểm). Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ “ đầu ” trong đó một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
B. Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
 Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một trong các bài sau:
1. Thư gửi các học sinh ( TV5 – Tập 1 – Trang 4 )Đọc đoạn 1 + Trả lời câu hỏi 1.
2.. Nghìn năm văn hiến ( TV5 – Tập 1 - Trang 15 ) + Trả lời câu hỏi 1.
3. Những con Sếu bằng giấy ( TV5 – Tập 1 – Trang 36 ) + Trả lời câu hỏi 4.
4. Bài ca về trái đất ( TV5 – Tập 1 - Trang 41 ) + Trả lời câu hỏi 3.
5. Kỳ diệu rừng xanh ( TV5 – Tập 1 - Trang 75 ) + Trả lời câu hỏi 4.
6. Cái gì quý nhất ( TV5 – Tập 1- Trang 85 ).
 Đọc đoạn: “ Cuộc tranh luận .. hết bài ” + Trả lời câu hỏi 3 .
Họ tên GV coi ........................................ Họ tên GV chấm................................
Hướng dẫn chấm môn tiếng việt giữa học kì I
Lớp 5 - Phần kiểm tra đọc.
Năm học 2008 - 2009
A. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm.
Câu 1: 0.5 điểm. Khoanh đúng vào ý C.
Câu 2: 0,5 điểm. 
- Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà, chuyện làng xóm.
- Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.
Câu 3: 0.5 điểm. 
- Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. 
- Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lửng trên trời cao xanh ngắt.
Câu 4: 1 điểm. 
a. Lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp loé 0.5 điểm.
b. Oi ả, oi nồng, nóng nực, ồn ã. 0.5 điểm.
Câu 5: 0.5 điểm. Thuộc kiểu câu kể Ai là gì ?
Câu 6: 1 điểm.
- Đặt đúng câu có từ chiếu là danh từ cho 0.5 điểm.
- Đặt đúng câu có từ chiếu là động từ cho 0.5 điểm.
Câu 7: 1 điểm.
- Đặt đúng câu phân biệt nghĩa của từ đầu theo nghĩa gốc cho 0.5 điểm.
- Đặt đúng câu phân biệt nghĩa của từ đầu theo nghĩa chuyển cho 0.5 điểm.
B . Đọc thành tiếng: 5 điểm.
a. Đọc: 4 điểm. 
- Đọc phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi phù hợp, tốc độ đọc đảm bảo, đọc to, rõ ràng, diễn cảm cho 4 điểm.
- Tuỳ theo mức độ sai sót có thể cho các mức độ điểm: 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 - 0.
b.Trả lời câu hỏi: 1 điểm. 
- Học sinh trả lời đúng nội dung câu hỏi mà giáo viên đã ra cho 1 điểm.
- Tuỳ theo mức độ trả lời của học sinh có thể cho các mức độ điểm: 0,75- 0,5 - 0,25 - 0.
Thư gửi các học sinh ( TV5 – Tập 1 – Trang 4 )
 Đọc đoạn 1 + Trả lời câu hỏi 1.
Nghìn năm văn hiến ( TV5 – Tập 1 - Trang 15 ) + Trả lời câu hỏi 1.
Những con Sếu bằng giấy ( TV5 – Tập 1 – Trang 36 ) + Trả lời câu hỏi 4.
Bài ca về trái đất ( TV5 – Tập 1 - Trang 41 ) + Trả lời câu hỏi 3.
Kỳ diệu rừng xanh ( TV5 – Tập 1 - Trang 75 ) + Trả lời câu hỏi 4.
Cái gì quý nhất ( TV5 – Tập 1- Trang 85 ).
 Đọc đoạn: “ Cuộc tranh luận .. hết bài ” + Trả lời câu hỏi 3 .
Đề khảo sát chất lượng giữa học kì I - Năm học 2008 - 2009
Môn : Tiếng việt - Lớp 5 ( Phần kiểm tra viết )
 ( Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian chép đề )
I. chính tả ( 5 điểm ) ( Thời gian: 20 phút )
 1. Bài viết ( 4 điểm ): “ Kì diệu rừng xanh ” ( TV5 - Tập 1 - Trang 75 )
 Viết đoạn: “ Sau một hồi ........... thần bí ”
Bài tập ( 1 điểm ) 
a. Tìm 2 thành ngữ ( tục ngữ ) có cặp từ trái nghĩa.
b. Tìm 2 từ láy vần có âm cuối là: ng.
II. Tập làm văn ( 5 điểm ) ( Thời gian 40 phút )
 Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
 Hướng dẫn chấm môn tiếng việt giữa học kì I 
Lớp 5 - Phần Kiểm tra viết 
 Năm học 2008 - 2009
I. Chính tả: 5 điểm.
 1. Bài viết: 4 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, đúng kĩ thuật, chữ viết trình bày sạch đẹp: 4 điểm.
- Tuỳ các lỗi trong bài viết giáo viên có thể cho các mức điểm 3.5 – 3 - 2.5 – 2 - 1.5 – 1 - 0.5 - 0.
	- Lỗi phụ âm đầu, vần, thanh, viết hoa không đúng quy định 3 lỗi trừ 1 điểm.
	- Chữ viết không đúng kĩ thuật trừ cả bài không quá 2 điểm.
2. Bài tập: 1 điểm.
a. 0.5 điểm - Tìm đúng mỗi thành ngữ ( tục ngữ ) có cặp từ trái nghĩa cho 0,25 điểm. 
b. 0.5 điểm - Tìm đúng mỗi từ láy vần có âm cuối là ng cho 0,25 điểm.
II. Tập làm văn: 5 điểm.
 a. Mở bài: 0,5 điểm. 
- Giới thiệu được thời gian tả ngôi trường vào thời điểm nhất định. Hoặc tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi theo thời gian.
b. Thân bài: 4 điểm
- Tả bao quát được cảnh đẹp nổi bật của trường.
- Tả chi tiết từng phần của cảnh trường như sân trường, lớp học, vườn trường... Chú ý tả làm nổi bật vẻ đẹp của ngôi trường em có xen kẽ tả một số hoạt động của thầy và trò để bài văn thêm sinh động, gợi tả, gợi cảm. Chú ý sử dụng các biện pháp nhân hoá và so sánh khi tả cảnh.
c. Kết luận: 0,5 điểm 
- Nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường.
Lưu ý: Bài đạt 5 điểm viết đúng yêu cầu của đề, diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh. Câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ đúng. Học sinh có thể mở bài và kết bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng nhưng phải ngắn gọn, hấp dẫn và có sự sáng tạo. Không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm 4.5 – 4 - 3.5 – 3 - 2.5 – 2 - 1.5 – 1 - 0.5.

File đính kèm:

  • docDE KTDK GIUA KI I TIENG VIET 5.doc