Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Chu Văn An

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Chu Văn An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Chu Văn An
Lớp: Năm/ 
Họ và Tên: ...
ĐIỂM
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
GIỮA HỌC KÌ I 
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM HỌC: 2013 - 2014
Thời gian: 80 phút
Đọc
Viết
Chung
KIỂM TRA ĐỌC: 
I . Đọc thành tiếng: ( 5 điểm)
HS đọc một đoạn văn khoảng 110 chữ thuộc chủ đề đã học ở GHKI (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5, tập một; ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu)
II . Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) – 30 phút
Tại sao chim bồ câu thành biểu tượng của hòa bình?
Theo Kinh Thánh, ngày xưa, trước khi xảy ra nạn đại hồng thủy, Thượng Đế chỉ báo riêng cho một người tốt là Nô-e để ông chuẩn bị một con thuyền lớn lánh nạn. Trận đại hồng thủy kéo dài 150 ngày, núi cao, nhà cửa, con người đều chìm trong biển nước. Chỉ riêng gia đình Nô-e cùng gia súc, gia cầm nhờ có chiếc thuyền nên thoát chết. Khi nước sắp rút, Nô-e thả chim bồ câu đi thám thính. Bồ câu chỉ lượn hết vòng rồi bay về. Nhờ thế, Nô-e biết rằng khắp nơi vẫn chìm ngập trong nước. Vài ngày sau, Nô-e lại thả bồ câu.Chim bay một lát rồi trở về, mỏ ngậm một nhành ô liu. Nô-e vui mừng biết là nước đã rút, cây cối đang hồi sinh, bèn đưa gia đình trở về.
 Từ câu chuyện đó, chim bồ câu và nhành ô liu trở thành dấu hiệu báo tin cuộc sống yên bình.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Đức chiếm thủ đô Pa-ri của nước Pháp, chúng giết hại một cậu bé cùng những chú chim bồ câu cậu đang nuôi. Họa sĩ Pi-ca-sô đã vẽ một chú chim bồ câu đang bay lượn để tưởng niệm cậu bé, thể hiện ước nguyện hòa bình. Năm 1950, Pi-ca-sô lại vẽ một chú bồ câu đang bay, mỏ ngậm nhành ô liu gửi tặng Đại hội hòa bình thế giới. Từ đó, chim bồ câu được chính thức công nhận là biểu tượng của hòa bình thế giới.
 Theo In-tơ-nét
* Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Gia đình Nô-e thoát chết trong trận đại hồng thủy nhờ: 
a. Chuẩn bị thuyền theo lời mách bảo của Thượng Đế.
b. Thả chim bồ câu đi thám thính.
c. Biết nơi cây cối đang hồi sinh.
d. Lánh nạn nơi không bị nạn đại hồng thủy tàn phá.
2. Nô-e thả chim bồ câu lần thứ nhất và biết được điều: 
 a. Trận đại hồng thủy kéo dài 150 ngày.
 b. Khắp nơi vẫn chìm ngập nước.
 c. Núi cao, nhà cửa, con người đều chìm trong biển nước.
 d. Cần phải cứu nhiều người đang bị nước nhấn chìm.
 3. Nô-e thả chim lần thứ 2, bồ câu ngậm nhành ô liu bay về báo hiệu về điều:
a. Khắp nơi vẫn ngập nước.
b. Nước đã rút bớt nhưng cây cối, nhà cửa bị tàn phá khủng khiếp.
c. Cuộc sống đã yên bình sau trận đại hồng thủy kéo dài 150 ngày. 
d. Nước đã rút, cây cối đã hồi sinh, cuộc sống yên bình đã trở về.
 4. Họa sĩ Pi-ca-sô vẽ bức tranh chim bồ câu thể hiện điều: 
 a. Câu chuyện về ông Nô-e và trận đại hồng thủy .
 b. Thể hiện ước nguyện hòa bình 
 c. Lòng căm thù phát xít Đức.
 d. Để chứng tỏ tài năng của bản thân mình.
Chim bồ câu được chính thức công nhận là biểu tượng của hòa bình thế giới khi: 
 a. Pi-ca-sô gửi tặng Đại hội hòa bình thế giới năm 1950 bức vẽ một chú bồ câu đang bay, mỏ ngậm nhành ô liu.
 b. Pi-ca-sô vẽ bức tranh bồ câu để tưởng niệm một cậu bé bị phát xít Đức giết hại.
 c. Pi-ca-sô đến dự Đại hội hòa bình thế giới, tổ chức năm 1950.
 d. Phát xít Đức chiếm thủ đô Pa-ri của nước Pháp, chúng giết hại một cậu bé cùng những chú chim bồ câu cậu đang nuôi.
 6. Dòng gồm cặp từ trái nghĩa: 
 a. Ước nguyện – ước mơ b. Nổi giận – tức giận
 c. Hủy diệt – hồi sinh d. Tưởng niệm – tưởng tượng
 7. Những từ ngữ nào dưới đây có thể dùng điền vào sau từ “đất nước” ? 
 a. vất vả	 b. thanh bình	c. học tập	d. nhân dân
 8. Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây có cặp từ “trái nghĩa”? 
 a. Kính thầy, yêu bạn 	 b. Năng nhặt chặt bị.
 c. Buồn ngủ gặp chiếu manh.	 d. Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
 9. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: 
 Từ câu chuyện đó, chim bồ câu và nhành ô liu trở thành dấu hiệu báo tin cuộc sống yên bình.
 10. Đặt câu với từ : Hòa bình: 
 ..........................................................................................................................................
II. KIỂM TRA VIẾT:
Chính tả: (5 điểm) – “Con kênh Mặt Trời” (Sách Tiếng việt lớp 5 tập 1 trang 62)
 2. Tập làm văn: Hãy tả con đường từ nhà em đến trường.
Chính tả: (5 điểm) – Con kênh Mặt Trời
 Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.
Theo Đoàn Giỏi
Chính tả: (5 điểm) – Con kênh Mặt Trời
 Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.
Theo Đoàn Giỏi
Chính tả: (5 điểm) – Con kênh Mặt Trời
 Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.
Theo Đoàn Giỏi
Chính tả: (5 điểm) – Con kênh Mặt Trời
 Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.
Theo Đoàn Giỏi
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 - GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2013 - 2014
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng (5 điểm)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
( Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm
 ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được; 0 điểm)
 II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
 HS khoanh tròn vào chữ cái đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
b
d
b
a
c
b
d
Câu 9: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: 
 Từ câu chuyện đó, chim bồ câu và nhành ô liu/ trở thành dấu hiệu báo tin cuộc sống yên bình.
 Câu 10. Đặt câu với từ : Hòa bình: HS đặt câu đúng yêu cầu 0,5 điểm.
 B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
 I. Chính tả ( 5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm 
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn , bị trừ 1 điểm toàn bài.
 II. Tập làm văn ( 5 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
+ Viết được bài văn tả con đường từ nhà đến trường, có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1,0 ; 0,5

File đính kèm:

  • docKT GHKI TV 20132014.doc