Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Hà

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Dương Hà
 Họ tên: .........................................................................................................
Lớp: 5 .................
đề kiểm tra giữa kì 1 
Năm học: 2007-2008 
Môn : Tiếng Việt 5 
Điểm: 
Đề chẵn
a/bài kiểm tra đọc
I-Đọc thầm và làm bài tập (30 phút): 
Đề bài: giọt sương
Giọt sương đêm long lanh
Nằm nghiêng trên phiến lá
Lắng tai nghe tiếng đêm
Của làng quê yên ả.
Sương nghe lời chị Gió
Thì thào trong vườn trăng
Sương nghe tiếng mầm xanh
Gọi nhau trong lòng đất.
Trăng chuyện trò thân mật
Với những vì sao đêm
Sương ghi trên lá mềm
Biết bao lời thương mến.
Rồi bình minh chợt đến
Sương tan theo ánh trời
Hoà mình vào lòng đất
Gọi sự sống muôn nơi.
 Phạm Thị út Tươi
Đọc thầm bài thơ trên sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1- Giọt sương đã nghe thấy tiếng trò chuyện của những ai?
Chị Gió
Chị Gió, mầm xanh, trăng, sao
Chị Gió, mầm xanh, trăng, sao, bình minh
2- Giọt sương nghe thấy tiếng chuyện trò đó vào lúc nào?
Chiều tối
Ban đêm
Sáng sớm
3- Trong bài thơ, giọt sương được nhân hoá bằng cách nào?
A.
Dùng những động từ chỉ hoạt động của con người để kể, tả về giọt sương.
B.
Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của con người để miêu tả giọt sương.
C.
Dùng đại từ chỉ người để chỉ giọt sương.
4- Em hiểu câu thơ: “Trăng chuyện trò thân mật với những vì sao đêm.” nghĩa là thế nào?
Trăng và các vì sao nói chuyện rất vui vẻ.
Trăng và các vì sao nói chuyện với nhau bằng những tình cảm chân thành, gắn bó với nhau.
Trăng và các vì sao nói chuyện với nhau rất hợp.
5- “Yên ả” có nghĩa là gì ?
Không một chút ồn ào, xáo động.
Rất yên tĩnh
Yên tĩnh, có cảm giác thanh bình, dễ chịu.
6- Từ “long lanh” thuộc loại từ nào?
A.
Danh từ
B.
Tính từ
C.
Động từ
7- Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
A.
Bình minh, sự sống, yên ả.
B.
Long lanh, yên ả, bình minh.
C.
Long lanh, yên ả, thì thào.
8 – Từ nào đồng nghĩa với từ “thì thào”?
A.
Thì thụt
B.
Thủ thỉ 
C.
Thì thầm
Trường Tiểu học Dương Hà
Họ tên: .........................................................................................................
Lớp: 5 .................
đề kiểm tra giữa kì 1 
Năm học: 2007-2008 
Môn : Tiếng Việt 5 
Điểm: 
Đề lẻ
a/bài kiểm tra đọc
I-Đọc thầm và làm bài tập (30 phút): 
Đề bài: giọt sương
Giọt sương đêm long lanh
Nằm nghiêng trên phiến lá
Lắng tai nghe tiếng đêm
Của làng quê yên ả.
Sương nghe lời chị Gió
Thì thào trong vườn trăng
Sương nghe tiếng mầm xanh
Gọi nhau trong lòng đất.
Trăng chuyện trò thân mật
Với những vì sao đêm
Sương ghi trên lá mềm
Biết bao lời thương mến.
Rồi bình minh chợt đến
Sương tan theo ánh trời
Hoà mình vào lòng đất
Gọi sự sống muôn nơi.
 Phạm Thị út Tươi
Đọc thầm bài thơ trên sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1- Giọt sương đã nghe thấy tiếng trò chuyện của những ai?
A.
Chị Gió, mầm xanh, trăng, sao
B.
Chị Gió, mầm xanh, trăng, sao, bình minh
C.
Chị Gió
2- Giọt sương nghe thấy tiếng chuyện trò đó vào lúc nào?
A.
Sáng sớm
B.
Ban đêm
C.
Chiều tối 
3- Trong bài thơ, giọt sương được nhân hoá bằng cách nào?
A.
Dùng đại từ chỉ người để chỉ giọt sương.
B.
Dùng những động từ chỉ hoạt động của con người để kể, tả về giọt sương.
C.
Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của con người để miêu tả giọt sương.
4- Em hiểu câu thơ: “Trăng chuyện trò thân mật với những vì sao đêm.” nghĩa là thế nào?
A.
Trăng và các vì sao nói chuyện với nhau bằng những tình cảm chân thành, gắn bó với nhau.
B.
Trăng và các vì sao nói chuyện rất vui vẻ.
C.
Trăng và các vì sao nói chuyện với nhau rất hợp.
5- “Yên ả” có nghĩa là gì ?
A.
Không một chút ồn ào, xáo động.
B.
Rất yên tĩnh
C.
Yên tĩnh, có cảm giác thanh bình, dễ chịu.
6- Từ “long lanh” thuộc loại từ nào?
A.
Danh từ
B.
Động từ 
C.
Tính từ
7- Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
A.
Long lanh, yên ả, bình minh.
B.
Long lanh, yên ả, thì thào.
C.
Bình minh, sự sống, yên ả. 
8 – Từ nào đồng nghĩa với từ “thì thào”?
A.
Thì thụt
B.
Thì thầm 
C.
Thủ thỉ 
II- đọc thành tiếng lớp 5 (5 Điểm)
Nội dung: 
 - HS đọc 1 đoạn văn khoảng 130 chữ trong các bài sau:
+ Thư gửi các học sinh ( trang 4)
+ Những con sếu bằng giấy ( trng 36 )
+ Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai ( trang 54)
+ Những người bạn tốt ( trang 64 )
+ Kì diệu rừng xanh ( trang 75 )
 - Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV yêu cầu
Hình thức: GV làm phiếu để học sinh bốc thăm đọc.
Đánh giá:
Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm (Đọc sai dưới 2- 4 tiếng: 0,5điểm; sai 5 tiếng trở lên không cho điểm)
Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1điểm (mắc từ 2 đến 3 lỗi: 0,5điểm, mắc từ 4 lỗi trở lên: 0 điểm.
Tốc độ đọc (không quá 1 phút):1điểm (trên 1 đến 2 phút: 0,5điểm; quá 2 phút : 0điểm).
Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1đ ( giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5đ; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm; 0 đ)
Trả lời đúng câu hỏi do GV yêu cầu: 1điểm (Chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5điểm, sai hoặc không trả lời được: 0điểm)
B/Phần kiểm tra viết lớp 5
I/Chính tả (15phút)
1- Chính tả nghe viết:
Những cánh hoa.bay
Bướm sống gần như khắp thế giới, trừ Nam Cực lạnh giá và các đại dương. Đa số các loài bướm ưa sống ở vùng nhiệt đới, những nơi nhiều hoa, đầy nắng và các sườn đồi ấm, các vùng chí tuyến ấm áp quanh năm.
Màu sắc của bướm thích nghi theo kiểu kiếm ăn ban ngày hay ban đêm nên phân hoá thành bướm ngày sặc sỡ và bướm đêm xám, sẫm màu. Cánh bướm cái và bướm đực khác nhau về hoa văn, hoạ tiết và màu sắc.
Bài tập: Điền vào chỗ chấm
- s hay x: ..ửng .ốt; ..ắp .ếp.
II/ Tập làm văn (30 phút)
Đề bài: Em hãy tả lại ngôi nhà của em.
Hướng dẫn cách đánh giá cho điểm tiếng việt 5
A/ phần đọc
I - Đọc hiểu:
* Hướng dẫn đánh giá bài đọc hiểu: Toàn bài 5 điểm, 
 Lời giải đề chẵn:
Câu 1: ý B ( 0,5 điểm)
Câu 2: ý B ( 0,5 điểm)
Câu 3: ý A ( 0,75 điểm)
Câu 4: ý B ( 0,75 điểm) 
Câu 5: ý C ( 0,75 điểm)
Câu 6: ý B ( 0,5 điểm)
Câu 7: ý C ( 0,75 điểm)
Câu 8: ý C ( 0,5 điểm)
 Lời giải đề lẻ:
Câu 1: ý A ( 0,5 điểm)
Câu 2: ý B ( 0,5 điểm)
Câu 3: ý B ( 0,75 điểm)
Câu 4: ý A ( 0,75 điểm) 
Câu 5: ý C ( 0,75 điểm)
Câu 6: ý C ( 0,5 điểm)
Câu 7: ý B ( 0,75 điểm)
Câu 8: ý B ( 0,5 điểm)
II - Đọc thành tiếng: (Hướng dẫn ở phần trên)
B/ phần Kiểm tra viết
I/Chính tả: (5điểm)
Bài viết: (4 điểm)
Không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 4điểm
 (Mỗi lỗi chính tả sai lẫn phụ âm, vần thanh, không viết hoa: trừ 0,5điểm)
Bài tập: 1điểm ( Điền đúng mỗi chữ ghi 0,25đ)
sửng sốt; sắp xếp.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
II/ Tập làm văn ( 5 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Học sinh viết đúng yêu cầu của đề bài.
Đủ các phần đúng yêu cầu đã học; 
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
Lưu ý: Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm sau: 4,5đ-4đ-3,5đ-3đ-2,5đ-2đ-1,5đ-1đ-0,5đ

File đính kèm:

  • docDe doc hieu TV 5 GK 1.doc