Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng việt Lớp 2 - Năm học 2005-2006
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng việt Lớp 2 - Năm học 2005-2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọ tên:. Lớp 2. Thứ .ngày .. tháng . năm 2008 Phiếu Học tập Môn: Tiếng Việt( Thời gian: 40 phút) A. Đọc: Mùa nước nổi Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ, vì nước lên hiền hoà. Nước mỗi ngày một dâng lên. Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác. Rồi đến rằm tháng bảy. “Rằm tháng bảy nước nhảy lên bở”. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long. Đồng ruộng, vườn tược và cỏ cây như biết giữ lại hạt phù sa quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu. * Đọc thầm đoạn văn trên rồi khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào? a. ở miền Nam thuộc đồng bằng sông Cửu Long. b. ở miền Bắc thuộc đồng bằng sông Hồng. c. ở miền Trung. Câu 2: Con hiểu mùa nước nổi là: a. Nước đổ về rất dữ dội. b. Nước lên hiền hoà, mỗi ngày một dâng lên. Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác. c. Cả hai đáp án đều sai. Câu 3: Câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu “Rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ.” là: Nước nhảy lên bờ ở đâu? Nước nhảy lên bờ như thế nào? Nước nhảy lên bờ khi nào? Câu 4: Trong câu “Mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.” từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Như thế nào? Mưa. Sướt mướt. Ngày này qua ngày khác. Câu 5: Từ in đậm trong câu văn “Nước mỗi ngày một dâng lên.” là: Từ chỉ hoạt động- trạng thái. Từ chỉ sự vật. Từ chỉ đặc điểm- tính chất. Đáp án và thang điểm bài thi giữa kì II năm học 2005 – 2006 Môn: Tiếng Việt( Thời gian: 40 phút) A. Đọc: - Đọc đúng các tiếng, từ, ngắt nghỉ đúng, đúng tốc độ: 5 điểm. - Đọc thừa hoặc thiếu 1 từ trừ 0.25 đ. - Ngắt nghỉ không đúng 1 lỗi trừ 0.25đ. - Đọc nhanh hoặc chậm trừ 0.25 đ. * Đọc thầm đoạn văn trên rồi khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 5 đ. a Câu 1: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào? a. ở miền Nam thuộc đồng bằng sông Cửu Long. b. ở miền Bắc. c. ở miền Trung. Câu 2: Con hiểu mùa nước nổi là: b a. Nước đổ về rất dữ dội. b. Nước lên hiền hoà, mỗi ngày một dâng lên. Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác. c. Cả hai đáp án đều sai. Câu 3: Câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu “Rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ.” là: Nước nhảy lên bờ ở đâu? c Nước nhảy lên bờ như thế nào? Nước nhảy lên bờ khi nào? Câu 4: Trong câu “Mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.” từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Như thế nào? b Mưa. Sướt mướt. c. Ngày này qua ngày khác. a Câu 5: Từ in đậm trong câu văn “Nước mỗi ngày một dâng lên.” là: Từ chỉ hoạt động- trạng thái. Từ chỉ sự vật. Từ chỉ đặc điểm- tính chất. Khoanh vào 1 ý đúng 1 điểm, khoanh vào 2 ý trong đó có một ý đúng trừ 0.5 đ. Khoanh vào cả 3 ý không được điểm. khoanh sai không được điểm. Họ tên:. Lớp 2. Thứ .ngày .. tháng . năm 2005 Bài kiểm tra giữa kì II năm học 2005 – 2006 Môn: Tiếng Việt( Thời gian: 40 phút) B. Viết: 1. Chính tả: Nghe - viết: Mùa nước nổi Đồng ruộng, vườn tược và cỏ cây như biết giữ lại hạt phù sa quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu. 2. Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu về một loài chim mà con yêu thích. Đáp án và thang điểm bài thi giữa kì năm học 2005 – 2006 Môn: Tiếng Việt( Thời gian: 40 phút) B. Viết: 1: Chính tả: 5đ - Trình bày đúng, viết đúng chính tả 5 điểm. - Cứ sai 1 lỗi trừ 0.25 đ. Trình bày sai trừ 0.5 điểm. 2 Tập làm văn: 5 đ - Viết đúng đủ 4 đến 5 câu 4 điểm. Viết thiếu cứ 1 câu trừ 1 điểm. Tính 4 câu làm chuẩn. - Viết trình tự các câu văn hợp lý thêm 0.5 điểm.( theo trình tự : Tên loài chim định viết- Hình dáng- Hoạt động của con chim đó- Tình cảm của mình đối với nó.) - Câu văn có sáng tạo, hay thêm 0.5 điểm. Họ tên:. Lớp 2. Thứ .ngày .. tháng . năm 2006 Phiếu học tập Môn: Tiếng Việt( đọc- hiểu)( Thời gian: 40 phút) A. Đọc: Mùa xuân đến Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo mùa xuân tới. B. Đọc thầm đoạn văn trên rồi khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? a. Hoa mận vừa tàn. b. Bầu trời ngày thêm xanh. c. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Câu 2: Những loài chim được nhắc đến trong bài là: a. Chích choè, khướu, chào mào, cu gáy. b. Chim sâu. cu gáy, chào mào, chích choè, vàng anh. c. Chích choè, khướu, chào mào, cu gáy, chim sâu. . Câu 3: Câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu văn “Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến.” là: Mùa xuân đến ở đâu? Mùa xuân đến khi nào? Mùa xuân đến như thế nào? Câu 4: Trong câu “Những chú khướu lắm điều.” từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Như thế nào? Chú. Khướu. Lắm điều. Câu 5: Những từ: rực rỡ, nồng nàn, ngọt, thoảng qua, nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm trong bài là các từ: a. Chỉ sự vật b. Chỉ hoạt động- trạng thái. c. Chỉ đặc điểm- tính chất.
File đính kèm:
- tieng viet tuan 27.doc