Đề kiểm tra giữa học kì II năm học: 2011 – 2012 môn thi: Sinh Học 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II năm học: 2011 – 2012 môn thi: Sinh Học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT NGUYÊN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2011 – 2012 Môn thi: Sinh học Lớp 7 Thời gian làm bài: 45’ phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên:.................................................................. Lớp:............................................................................. Trường:........................................................................ Điểm ĐỀ BÀI Câu 1. (3 điểm) Hãy nêu đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư về: Môi trường sống, da, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sự sinh sản, sự phát triển cơ thể, đặc điểm nhiệt độ cơ thể? Ếch sẽ ra sao nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới? Câu 2. (2 điểm) Hệ thần kinh và giác quan của thằn lằn có đặc điểm gì? Tại sao máu đi nuôi cơ thể của thằn lằn ít bị pha hơn so với ếch? Câu 3. (3 điểm) Hệ tuần hoàn của chim có cấu tạo như thế nào? Giải thích tại sao túi khí lại góp phần điều hòa thân nhiệt của chim? Câu 4. (2 điểm) Thỏ mẹ mang thai bao nhiêu ngày? Hệ tiêu hóa của thỏ có cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống ăn thực vật? KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên: Lương Thị Thủy Đơn vị công tác: Trường THCS Vũ Nông Chuyên môn đào tạo: Hoá – Sinh Phụ trách ra đề môn: Sinh học 7 Điện thoại: 01654.696.696 Tên chủ đề Mức độ nhận biết Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TL TL TL Chủ đề 1 Lớp lưỡng cư – Lớp bò sát Biết được đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư. Đặc điểm hệ thần kinh và giác quan của thằn lằn. Hiếu được vì sao máu thằn lằn ít bị pha hơn so với máu ếch Vận dụng sự hô hấp của ếch để giải thích hiện tượng. Số câu Số điểm 1.a; 2.1 3 2.2 1 1.b 1 2 câu 5 điểm Chủ đề 2 Lớp chim Biết hệ tuần hoàn của chim. Giải thích túi khí góp phần điều hòa thân nhiệt của chim Số câu Số điểm 3.1 1,5 3.2 1,5 1 câu 3 điểm Chủ đề 3 Lớp thú Biết số ngày thỏ mẹ mang thai. Hiểu được hệ tiêu hóa của thỏ thích nghi với đời sống ăn thực vật. Số câu Số điểm 4.1 0,5 4.2 1,5 1 câu 2 điểm Tổng số câu số điểm 2 câu 5 điểm 1 câu 3 điểm 1 câu 2 đểm 4 câu 10 điểm ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM SINH HỌC 7 Câu 1. (3 điểm) Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư về: Môi trường sống, da, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sự sinh sản, sự phát triển cơ thể, đặc điểm nhiệt độ cơ thể: (2 điểm) Lưỡng cư là động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi, hô hấp bằng phổi và da Có hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha. Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái. Là động vật biến nhiệt. b) Nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới: Ếch sẽ chết sau một thời gian vì oxi hòa tan trong nước rất ít. (1 điểm) Câu 2. (2 điểm) Hệ thần kinh và giác quan của thằn lằn có đặc điểm: (1 điểm) - Não trước và tiểu não phát triển liên quan với đời sống và hoạt động phức tạp. Tai có màng nhĩ nằm sâu trong một hốc nhỏ, chưa có vành tai. Mắt có mí, cử động rất linh hoạt, có tuyến lệ. Ngoài 2 mí trên dưới, mắt thằn lằn còn có mí thứ 3 mỏng rất linh hoạt. Máu đi nuôi cơ thể của thằn lằn ít bị pha hơn so với ếch: Vì tim của thằn lằn có vách ngăn tạm thời ở tâm thất. (1 điểm) Câu 3. (3 điểm) Hệ tuần hoàn của chim có cấu tạo: Tim có cấu tạo hoàn thiện với dung tích lớn so với cơ thể. Tim 4 ngăn, gồm 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái (chứa máu đỏ tươi) và nửa phải (chứa máu đỏ thẫm), máu không bị pha trộn. Mỗi nửa tim tâm nhĩ và tâm thất thông với nhau, có van giữ cho máu chỉ chảy theo một chiều. (1,5 điểm) Các túi khí, ngoài tác dụng góp phần vào thông khí ở phổi, còn giúp cho sự điều hòa thân nhiệt. Bộ lông cản sự thoát nhiệt nhưng nhờ có hệ thống túi khí len lỏi khắp cơ thể, đã thu nhiệt để thải ra ngoài qua hơi thở. Khi chim hoạt động càng mạnh, bay càng nhanh, nhiệt sản ra càng nhiều, sẽ thoát ra ngoài theo nhịp thở. (1,5 điểm) Câu 4. (2 điểm) Thỏ mẹ mang thai 30 ngày. (0,5 điểm) Hệ tiêu hóa của thỏ có cấu tạo để thích nghi với đời sống ăn thực vật: - Trong hệ tiêu hóa, ruột tịt (manh tràng) của thỏ rất lớn, là nơi tiêu hóa chủ yếu thức ăn Xenlulozo nhờ có mặt của hệ vi sinh vật phong phú (tiêu hóa sinh học). Sống trong môi trường và nhiệt độ thuận lợi, vi sinh vật phát triển rất mạnh lại là nguồn cung cấp lượng protein lớn cho cơ thể. (1,5 điểm)
File đính kèm:
- de thi sinh hoc lop 7 Ki II co ma tran hay.doc