Đề kiểm tra giữa học kì II năm học: 2011 – 2012 môn thi: sinh học lớp 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II năm học: 2011 – 2012 môn thi: sinh học lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT NGUYÊN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2011 – 2012 Môn thi: Sinh học Lớp 6 Thời gian làm bài: 45’ phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên:.................................................................. Lớp:............................................................................. Trường:........................................................................ Điểm ĐỀ BÀI Câu 1. (3 điểm) Trình bày cấu tạo của hạt? Tại sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô? Câu 2. (3,5 điểm) a) Vòng cơ ở túi bào tử của dương xỉ có tác dụng gì? Làm thế nào để nhận biết được một cây thuộc Dương xỉ? b) Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt? Câu 3. (3,5 điểm) Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán và bảo vệ nguồn nước ngầm như thế nào? Vì sao cần phải tích cực trồng cây, gây rừng? KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên: Lương Thị Thủy Đơn vị công tác: Trường THCS Vũ Nông Chuyên môn đào tạo: Hoá – Sinh Phụ trách ra đề môn: Sinh học 6 Điện thoại: 01654.696.696 Tên chủ đề Mức độ nhận biết Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TL TL TL Chủ đề 1 Quả và hạt Biết được cấu tạo của hạt. Thu hoạch đỗ đen và đỗ xanh. Số câu Số điểm 1.1 1,5 1.2 2 1 câu 3,5 điểm Chủ đề 2 Các nhóm thực vât: Rêu – Dương xỉ Nhận biết cây Dương xỉ và tác dụng vòng cơ ở túi bào tử của dương xỉ. Giải thích vì sao phải rêu chỉ sống được ở nơi ẩm ướt. Số câu Số điểm 2.a 1,5 2.b 1,5 1 câu 3 điểm Chủ đề 3 Vai trò của thực vật - Nhận biết được vai trò của thực vật trong hạn chế ngập lụt, hạn hán và bảo vệ nguồn nước ngầm. Vai trò của cây và rừng. Số câu Số điểm 3.1 2 3.2 1,5 1 câu 3,5 điểm Tổng số câu số điểm 1,5 câu 5 điểm 1 câu 3 điểm 0,5 câu 2 đểm 3 câu 10 điểm ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM SINH HỌC 6 Câu 1. * Cấu tạo của hạt: (1,5 điểm) Mỗi hạt cấu tạo gồm các bộ phận sau: Vỏ hạt (chức năng che chở bảo vệ). Phôi gồm: Rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm (sau phát triển thành cây con). Phôi nhũ chứa chất dinh dưỡng dự trữ (nuôi phôi phát triển) * Vì: Đỗ xanh và đỗ đen đều thuộc nhóm quả khô nẻ. (1 điểm) Nếu đợi đến lúc chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt sẽ rơi hết xuống đất, không thể thu hoạch được. (1 điểm) Câu 2. Vòng cơ có tác dụng bảo vệ cho bào tử. (0,5 điểm) Các cây Dương xỉ đều mang đặc tính chung là có lá non cuộn tròn lại, sinh sản bằng bào tử và túi bào tử ở đa số trường hợp tập chung thành đốm nằm ở mặt dưới của lá. (1 điểm) Vì cấu tạo của rêu chưa có rễ chính thức, chưa có bộ mạch dẫn ở thân, lá và cả ở rễ giả. Như vậy chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh. Việc lấy nước và muối khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt. Vì vậy rêu chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt và sống thành từng đám. (1,5 điểm) Câu 3. Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán và bảo vệ nguồn nước ngầm: Ở những nơi không có rừng, sau khi mưa lớn đất bị xói mòn theo nước mưa trôi xuống làm tắc dòng chảy, lấp dần lòng sông, lòng hồ..Nước không thoát kịp, tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt; mặt khác gây hạn hán tại chỗ vì đất không giữ được nước. (1 điểm) Nước mưa rơi xuống rừng sẽ được giữ lại một phần và thấm dần xuống các lớp dưới tạo thành dòng chảy ngầm, rồi sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành suối, sông…Đó là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. (1 điểm) * Cần phải tích cực trồng cây gây rừng để bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta. Các sản phẩm từ thực vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho các sinh vật trên Trái Đất. (1,5 điểm)
File đính kèm:
- de thi mon sinh hoc lop 6 ki II co ma tran hay.doc