Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt cấp Tiểu học - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Xuân Dương

doc14 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt cấp Tiểu học - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Xuân Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
TRƯỜNG TH XUÂN DƯƠNG MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5
 Năm học: 2012 – 2013
 (Thời gian: 60 phút)
Họ và tên:.Lớp:
ĐIỂM
Họ tên, chữ kí GV
Đọc
Viết
Chung
A – KIỂM TRA ĐỌC:
I – Đọc thành tiếng (5 điểm)
 HS đọc một đoạn văn khoảng 120 chữ thuộc chủ đề đã học giữa kì II (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5, tập hai; ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu), sau đó trả lời 1 -2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – 20 phút
 Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng?
a. Vì họ phải ở trong phòng để chữa bệnh.
b. Vì họ ra khỏi phòng thì bệnh sẽ nặng thêm.
c. Vì cả hai người đều bị mắc bệnh rất nặng.
d. Vì cả hai người đều cao tuổi và bị ốm nặng.
2. Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài cửa sổ như thế nào?
a. Cuộc sống thật ồn ào, náo nhiệt
b. Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình
c. Cuộc sống thật yên ả, tĩnh lặng.
d. Cuộc sống thật nhộn nhịp, tấp nập.
3. Câu thứ ba của đoạn 2 (“người nằm trên giường kia.dạo mát quanh hồ.”) là câu ghép có các vế câu được nối theo cách nào?
a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
b. Nối bằng một quan hệ từ.
4. Các vế trong câu ghép “Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta qua đời.” được nối theo cách nào?
a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
b. Nối bằng quan hệ từ.
c. Nối bằng cặp quan hệ từ.
B – KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả nghe – viết (5 điểm) – 15 phút.
II – Tập làm văn (5 điểm) – 25 phút.
 Tả một người thân trong gia đình (hoặc họ hàng) của em.
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
TRƯỜNG TH XUÂN DƯƠNG MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4
 Năm học: 2012 – 2013
 (Thời gian: 60 phút)
Họ và tên:.Lớp:
ĐIỂM
Họ tên, chữ kí GV
Đọc
Viết
Chung
A – KIỂM TRA ĐỌC:
I – Đọc thành tiếng (5 điểm)
 HS đọc một đoạn văn khoảng 90 chữ thuộc chủ đề đã học giữa kì II (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 4, tập hai; ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu).
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – 20 phút.
VỜI VỢI BA VÌ
 Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sông. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.
 Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước, với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao VuaNổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo SếuXanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi HònRừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca - nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìn ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căn nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
 Theo VÕ VĂN TRỰC
Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Bài văn miêu tả cảnh đẹp Ba Vì vào mùa nào?
	a) Mùa xuân.	 b) Mùa hè.	 c) Mùa thu
2. Dòng nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì?
	a) Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, phơi 
 phới mùa hội, rừng trẻ trung.
	b) Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, rừng trẻ 
 trung.
	c) Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, 
 rừng trẻ trung.
3. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trong veo”?
	a) trong sáng	b) trong vắt	c) trong sạch
4. Bài văn có mấy danh từ riêng?
a) Chín danh từ riêng (Đó là)
b) Mười danh từ riêng (Đó là.)
c) Mười một danh từ riêng (Đó là)
5. Vị ngữ trong câu”Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.” Là những từ ngữ nào?
a) Khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
b) Mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
c) Như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
6. Chủ ngữ trong câu “Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” Là những từ ngữ nào?
 a) Từ Tam Đảo nhìn về phía tây.
 b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng.
 c) Vẻ đẹp của Ba Vì.
B – KIỂM TRA VIẾT.
1. Chính tả nghe – viết (5 điểm) – khoảng 15 phút.
II. Tập làm văn (5 điểm) – 25 phút.
 Em hãy tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả) mà em biết.
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
TRƯỜNG TH XUÂN DƯƠNG MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3
 Năm học: 2012 – 2013
 (Thời gian: 60 phút)
 Họ và tên:.Lớp:
ĐIỂM
Họ tên, chữ kí GV
Đọc
Viết
Chung
A – KIỂM TRA ĐỌC:
I – Đọc thành tiếng (6 điểm)
 HS đọc một đoạn văn khoảng 70 - 80 chữ thuộc chủ đề đã học giữa kì II (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 3, tập hai tuần 19 đến tuần 27; ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu).
II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) – 20 phút.
 Đọc bài thơ dưới đây và trả lời theo yêu cầu.
TRĂNG SÁNG SÂN NHÀ EM
Ông trăng tròn sáng tỏ Hàng cây cau lặng đứng
Soi rõ sân nhà em Hàng cây chuối đứng im
Trăng khuya sáng hơn đèn Con chim quên không kêu
Ơi ông trăng sáng tỏ Con sâu quên không kêu
Soi rõ sân nhà em Chỉ có trăng sáng tỏ
 Soi rõ sân nhà em
 Trăng khuya sáng hơn đèn
 Ơi ông trăng sáng tỏ
 Soi rõ sân nhà em
 TRẦN ĐĂNG KHOA
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Bài thơ trên tả sự vật nào là chính?
a. Hàng cây cau b. Con sâu c. Ông trăng
2. Cảnh vật đêm trăng được miêu tả như thế nào?
a. Yên tĩnh b. Ồn ào c. Sôi động
3. Bài thơ tả ánh trăng vào thời điểm nào?
a. Chập tối b. Đêm khuya c. Gần sáng
4. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
a. Con chim quên không kêu
b. Hàng cây cau lặng đứng.
c. Trăng khuya sáng hơn đèn.
B – KIỂM TRA VIẾT:
I – Chính tả nghe – viết (5 điểm) – khoảng 15 phút.
II – Tập làm văn (5 điểm) – 25 phút.
 Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem.
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
TRƯỜNG TH XUÂN DƯƠNG MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2
 Năm học: 2012 – 2013
 (Thời gian: 60 phút)
 Họ và tên:.Lớp:
ĐIỂM
Họ tên, chữ kí GV
Đọc
Viết
Chung
A – KIỂM TRA ĐỌC:
I – Đọc thành tiếng (6 điểm)
 - HS đọc một đoạn văn khoảng 50 - 60 chữ thuộc chủ đề đã học giữa kì II (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 2, tập hai do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng).
 - Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu.
II - Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) – 20 phút.
CÔ GÁI ĐẸP VÀ HẠT GẠO
 Ngày xưa, ở một làng Ê-đê có cô Hơ Bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo.
 Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
 - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?
 Hơ Bia giận dữ quát:
 - Tao đẹp là do công mẹ công cha chứ đâu thèm nhờ đến các người.
 Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
 Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ Bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ Bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này qua mùa khác, da đen sạm. Thấy Hơ Bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ Bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
 Theo TRUYỆN CỔ Ê-ĐÊ
 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây
1. Vì sao thóc gạo lại bỏ Hơ Bia để đi vào rừng?
a. Vì thóc gạo thích đi chơi 
b. Vì Hơ Bia đuổi thóc gạo đi 
c. Vì Hơ Bia khinh rẻ thóc gạo
2. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ Bia?
a. Vì Hơ Bia không có gì để ăn 
b. Vì Hơ Bia biết lỗi và chăm làm
c. Vì thóc gạo nhớ Hơ Bia quá.
3. Từ nào trái nghĩa với từ lười biếng?
a. Lười nhác b. Nhanh nhẹn c. Chăm chỉ
4. Bộ phận gạch chân trong câu “Đêm khuya, chúng cùng nhau bỏ cả vào rừng.”trả lời cho câu hỏi nào?
a. Là gì? b. Làm gì? c. Như thế nào?
B – KIỂM TRA VIẾT
I – Chính tả nghe – viết (5 điểm) – 15 phút.
II – Tập làm văn:
 Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4,5 câu) để nói về một con vật mà em thích.
1. Đó là con gì, ở đâu?
2. Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật?
3. Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
TRƯỜNG TH XUÂN DƯƠNG MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 1
 Năm học: 2012 – 2013
 (Thời gian: 60 phút)
 Họ và tên:.Lớp:
ĐIỂM
Họ tên, chữ kí GV
Đọc
Viết
Chung
I – KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) – 35 phút
1. Đọc đúng đoạn văn sau:
CHIM SƠN CA
 Trưa mùa hè, nắng vàng như mật ong trải nhẹ trên khắp các cánh đồng cỏ. Những con sơn ca đang nhảy nhót trên sườn đồi. Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa. Bỗng dưng lũ sơn ca không hót nữa mà bay vút lên nền trời xanh thẳm. 
2. Em hãy tìm trong bài và đọc lên những chữ có dấu hỏi. 
3. Những con chim sơn ca đang nhảy nhót ở đâu?
4. Tìm những từ ngữ miêu tả tiếng hót của chim sơn ca.
II. Kiểm tra viết (10 điểm) – 25 phút
1. Chép đúng chính tả đoạn văn sau:
MÙA THU Ở VÙNG CAO
 Đã sang tháng tám. Mùa thu về, vùng cao không mưa nữa. Trời xanh trong. Những dãy núi dài xanh biếc. Nước chảy róc rách trong khe núi. Đàn bò đi ra đồi, con vàng, con đen.
2. Điền vào chữ in nghiêng: dấu hỏi hay dấu ngã?
a) suy nghi 
b) nghi ngơi 
c) vững chai 
d) chai tóc
3. Điền vào chỗ trống: ch hay tr?
a) Thong thả dắtâu
b) Trong iều nắng xế

File đính kèm:

  • docbai thi kiem tra dinh ki giua ki 2.doc
  • docDđáp án bieu diem KTĐK giua ki 2 nam 2013.doc