Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 (Có đáp án) - Năm học 2009-2010

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 (Có đáp án) - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : 
Đề kiểm tra giữa học kỳ II - năm học 2009 - 2010
Lớp: 4A... 
Môn : Tiếng việt - lớp 4
Trường Tiểu học 
 Thời gian làm bài : 60 phút
i/. đọc hiểu – luyện từ và câu. Đọc bài văn sau: 
những chú chó con ở cửa hiệu
Một cậu bé xuất hiện trước cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?”.
Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con.”
Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”
Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, duy chỉ có một chú bị tụt lại sau khá xa. Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác? ”
Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua”.
Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu.”
Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và nói: “Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần 50 xu được không ạ?”
- Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó! – Người chủ cửa hàng khuyên. – Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa chư những con chó khác được đâu. 
Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó”.
Khoanh vào những chữ cái trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 
Cậu bé khách hàng chú ý đến chú chó con nào? 
A. Chú chó con lông trắng muốt. 
B. Chú chó con bé xíu như cuộn len. 
C. Chú chó con chậm chạp, hơi khập khiễng. 
Vì sao cậu bé không muốn người bán hàng tặng cho con chó đó cho cậu? 
A. Vì con chó đó bị tật ở chân.
B. Vì cậu cho rằng con chó đó cũng có giá trị ngang bằng những con chó mạnh khoẻ khác trong cửa hàng. 
C. Vì cậu không muốn mang ơn người bán hàng.
Tại sao cậu lại chọn mua con c hó bị tật ở chân?
A. Vì cậu thấy thương hại con chó đó.
B. Vì con chó đó rẻ tiền nhất. .
C. Vì con chó đó có hoàn cảnh giống ngư cậu, nên có thể chia sẻ được với nhau. 
Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 
A. Hãy yêu thương những người khuyết tật.
B. Hãy đối xử bình đẳng với người khuyết tật
C. Hãy chia sẻ và đồng cảm với người khuyết tật
D. Cả 3 ý trên. 
 5. Câu: “Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó!” là loại câu gì? 
A. Câu kể. 
B. Câu cảm. 
C. Câu khiến.
6. Trong câu: “Gương mặt cậu bé thoáng buồn.” bộ phận nào là chủ ngữ? 
A. Gương mặt 
B. Gương mặt cậu bé
C. Cậu bé
Từ giá trị trong câu: “Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà.” thuộc từ loại gì? 
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
8. Có những từ láy nào trong bài văn trên? 
A. rụt rè, chậm chạp, chạy nhảy
B. rụt rè, chậm chạp, khập khiễng
C. chậm chạp, khập khiễng, chạy nhảy.
9. Câu: “Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.” có mấy trạng ngữ? 
A. Một trạng ngữ
B. Hai trạng ngữ
C. Không có trạng ngữ nào.
“Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó!” – Người chủ cửa hàng khuyên – Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác. 
Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng gì? 
A. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đoạn đối thoại
B. Phần chú thích trong câu
C. Các ý trong một đoạn liệt kê. 
Tìm hai thành ngữ thuộc chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu. Đặt câu với một trong hai thành ngữ vừa tìm được? 
 12. Cho các từ: “nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài”. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong những dòng sau? 
giàu lòng....................................................
trọng dụng.................................................
thu phục ...................................................
d. lời khai của .....................................................
e. nguồn ....................................... dồi dào.
Ii/. chính tả (nghe – viết).
- Bài viết: Con sẻ /TV 4 tập 2 – Trang 90 – 91
- Đoạn viết: “Sẻ già lao đến cứu con..... trước tình yêu của nó.”
iIi/. tập làm văn: 
Mùa xuân về, vạn vật tốt tươi, cây cối đâm chồi, nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. Em hãy tả một cây hoa mà em yêu thích nhất và nêu cảm nghĩ của mình về cây hoa đó? 
đáp án và biểu điểm thi lớp 4 giữa học kỳ ii.
năm học 2009 – 2010
i/. đọc hiểu – luyện từ và câu. (5 điểm)
* Từ câu 1-10: 2 điểm. Mỗi câu đúng: 0,2 điểm
C - 0,2 điểm
B - 0,2 điểm
 3. C - 0,2 điểm
 4. D - 0,2 điểm
 5. C - 0,2 điểm
6. B - 0,2 điểm
7. B - 0,2 điểm
8. B - 0,2 điểm
9. B - 0,2 điểm
10. B - 0,2 điểm
11.– 1 điểm . 
Tìm đúng, đủ 2 thành ngữ theo yêu cầu: 0,5 điểm.
Đặt câu đúng với 1 trong 2 thànhngữ: 0,5 điểm
12. – 1 điểm. Mỗi từ điền đúng: 0, 2 điểm.
a. nhân ái	c. nhân tâm
b. nhân tài	d. nhân chứng
d. nhân lực
iI/. chính tả (5 điểm).
- Viết đúng, đủ nội dung bài viết yêu cầu. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, chữ không quá sai mẫu và cẩu thả: 5 điểm.
- Sai 3 lỗi: trừ 1 điểm. (Hai lỗi giống nhau trừ 1 lần điểm).
- Nếu bài viết trình bày xấu, chữ viết cẩu thả: trừ 0,5 điểm.
iiI/. tập làm văn (5 điểm).
- Viết đúng đề bài yêu cầu: “Tả một cây hoa mà em yêu thích nhất và nêu cảm nghĩ của mình về cây hoa đó”. Bài văn có bố cục rõ ràng, câu văn mạch lạc, đủ ý..... số câu tối thiểu: 12 – 15 câu trở lên. -> 4, 5 điểm
- Trong bài văn biết sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biết thể hiện cảm xúc chân thực, sâu sắc: 0,5 điểm. 
(Nếu bài văn chưa đủ bố cục - sơ sài, câu văn lủng củng, không mạch lạc: trừ số điểm tương ứng)
* Lưu ý: Trình bày bẩn, chữ xấu: Trừ 0,5 điểm.
	 Nếu thiếu quá 4 câu: trừ 0,5 điểm. 

File đính kèm:

  • docKT giua HKII.doc