Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Quảng Thuận
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Quảng Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Quảng Thuận đề kiểm tra giữa kì II Họ và tên:......................... Môn: Tiếng Việt Lớp: ....... Năm học 2008 - 2009 Đề số 1: A. Kiểm tra đọc: I. Đọc thành tiếng (5 điểm): Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 90 chữ thuộc chủ đề đã học ở học kỳ II (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 4 - Tập 2; Ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bắt thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu). II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) - 30 phút. Vời vợi Ba Vì Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Động Mô, Ao Vua... nổi tiếng vẩy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu... xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn... rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. phơi phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn những hồ nước vòng quanh đảo cao hồ thấp là những con thuyền mỏnh mênh, những chiếc ca nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìn ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua từng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căn nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài. Theo Võ Văn Trực Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Bài văn trên miêu tả cảnh đẹp Ba Vì vào mùa nào? a) Mùa xuân. b) Mùa hè. c) Mùa thu. 2. Dòng nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì? a) Mướt mát rừng keo, xanh bát ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung. b) Mướt mát rừng keo, xanh bát ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, rừng trẻ trung. c) Mướt mát rừng keo, xanh bát ngát bạch đàn, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung. 3. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trong veo”? a) trong sáng b) trong vắt c) trong sạch 4. Bài văn có mấy danh từ riêng? a) Chín danh từ riêng (đó là: ............................................................................. ....................................................................................................................................) b) Mười danh từ riêng (đó là: .......................................................................... ....................................................................................................................................) c) Mười một danh từ riêng (đó là: .................................................................... ....................................................................................................................................) 5. Vị ngữ trong câu “Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài”, là những từ ngữ nào? a) khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài b) mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài c) như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài 6. Chủ ngữ trong câu “Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày”, là những từ ngữ nào? a) Từ Tam Đảo nhìn về phía tây b) vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng c) vẻ đẹp của Ba Vì 7. Trong đoạn văn thứ nhất (“Từ Tam Đảo... đến chân trời rực rỡ.”) Tác giả sử dụng mấy hình ảnh so sánh để miêu tả Ba Vì? a) Một hình ảnh (là: ........................................................................................) b) Hai hình ảnh (là: .........................................................................................) c) Ba hình ảnh (là: ...........................................................................................) 8. Bài văn trên có mấy kiểu câu em đã học? a) Một kiểu câu (là: .........................................................................................) b) Hai kiểu câu (là: ..........................................................................................) c) Ba kiểu câu (là: ............................................................................................) B. Kiểm tra viết I. Chính tả - Nghe - Viết (5 điểm) - 15 phút. Bài viết: Con chim chiền chiện (4 khổ thơ cuối: từ Chim ơi, chim nói ... đến Làm xanh da trời ...) SGK Tiếng Việt 4 - Tập 2, trang 148. II. Tập làm văn (5 điểm) - 25 phút. Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả) mà em biết. Trường Tiểu học Quảng Thuận đề kiểm tra giữa kì II Họ và tên:................................... Môn: Tiếng Việt Lớp: ................ Năm học 2008 - 2009 Kiểm tra đọc A- Đọc thầm Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá: -Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bìmh thường vậy sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thếcho đến bây giờ. - Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? - Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành thứ khác tôi cả. Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi! Bạn chỉ khéo bịa chuyện. - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi - những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến. B- Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1- Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào nói với nhau? a) Chim sâu và bông hoa b) Chim sâu và chiếc lá c) Chim sâu, bông hoa và chiếc lá 2- Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? a) Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường. b) Vì lá đem lại sự sống cho cây. c) Vì lá có lúc biến thành mặt trời. 3- Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a) Hãy biết quý trọng những người bình thường. b) Vật bình thường mới đáng quý. c) Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây. 4- Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hóa? a) Chỉ có chiếc lá được nhân hóa. b)Chỉ có chim sâu được nhân hóa. c) Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa. 5- Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây? a) nhỏ nhắn b) nhỏ xinh c) nhỏ bé 6- Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học ? a) Chỉ có câu hỏi, câu kể b) Chỉ có câu kể, câu khiến c) Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến 7- Trong câu chuyện trên có những kiểu câu nào ? a) Chỉ có câu Ai làm gì? b) Có hai kiểu câu Ai làm gì ?, Ai thế nào ? c) Có ba kiểu câu Ai làm gì ?, Aì là gì ?, Ai thế nào? 8- Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường là : a) Tôi b) Cuộc đời tôi c) Rất bình thường Kiểm tra Viết Chính tả Viết bài Con sẻ ( Từ: Con chó của tôi . đến hết) Tập làm văn: Tả một cây bóng mát mà em thích.
File đính kèm:
- De thi mon Tieng Viet Giu ki 2 0809.doc