Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Cát Linh

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Cát Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm
Họ và tên....................................................	
Lớp.......Trường tiểu học Cát Linh
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
KIỂM TRA ĐỌC
(Thời gian 30 phút)
I- Đọc thầm và làm bài tập
Giọt sương kiều diễm
	Có giọt sương kiều diễm 	Khoe mãi không biết chán
	Tính đỏng đảnh, kiêu kì	Bỗng, nắng ập đến rồi
	Chẳng coi ai ra gì	Đang khoác lác liên hồi
	Luôn nghĩ mình đẹp nhất.	Sương thấy mình tan chảy
	Sương bảo chị Cỏ Mật:	Cỏ cây càng lộng lẫy 
	- Đấy, chị cứ nhìn xem	Hạt sương càng nóng ran
	Không có tôi đậu lên	Có phải thấy bẽ bàng
	Chị làm sao lấp lánh?	Mà giọt sương trốn biệt?
	Sương còn bảo chị Nấm:
	- Nếu tôi không đánh đu 
	Vành nón chị rất thô
	Chứ làm sao duyên dáng? 
	Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
	1/ Trong bài thơ trên giọt sương được miêu tả bằng cách nào?
	A . Chỉ bằng biện pháp so sánh.
	B . Chỉ bằng biện pháp nhân hoá. 
	C . Bằng biện pháp so sánh và nhân hoá.
	2/ Em hiểu thế nào là tính tình đỏng đảnh?
	A . Có điệu bộ, cử chỉ, cách nói năng như không cần biết đến ai.
	B . Hay cáu gắt, mắng mỏ người khác.
	C . Thích chải chuốt, trang điểm.
	3/ Có thể thay từ “bẽ bàng” trong câu “Có phải thấy bẽ bàng / Mà giọt sương trốn biệt?” bằng từ nào cùng nghĩa?
	A . E lệ
	B . Bẽn lẽn
	C . Hổ thẹn
	4/ Bài thơ giúp em hiểu điều gì?
	A . Đừng trốn khi mắc lỗi.
	B . Đừng kiêu ngạo, phải biết tự đánh giá đúng bản thân mình.
	C . Hãy yêu thương mọi người.
	5/ Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
	A . Kiều diễm, đỏng đảnh, kiêu kì, nóng ran
	B . Lấp lánh, duyên dáng, khoác lác, cỏ cây
	C . Duyên dáng, khoác lác, lộng lẫy, bẽ bàng
6/ Trong câu “Vành nón chị rất thô.”, bộ phận nào là chủ ngữ?
vành nón chị
nón chị
chị
	7/ Dấu hai chấm (:) được sử dụng ở khổ thơ 2 và 3 có tác dụng gì?
	A . Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.
	B . Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
	C . Đánh dấu chỗ xuống dòng.
II. Đọc thành tiếng một đoạn trong các bài sau và trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu: 
1- Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59)
2- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Trang71)
3- Ga-vrốt ngoài chiến luỹ (Trang 80)
4- Con sẻ (Trang 90)
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
KIỂM TRAVIẾT
(Thời gian 55 phút)
I-Chính tả (15 - 20phút)
Bài: Hoa sầu đâu (Trang 50 - Tiếng Việt 4/tập 2)
Đoạn viết: “Vào khoảnghoa mộc.”	
II - Tập làm văn	 (30 -35 phút)
Em hãy tả một cây bóng mát hoặc một cây hoa ở sân trường (vườn trường) em .
Biểu điểm:
Tiếng Việt viết: 10đ
-Chính tả: 5đ ( một lỗi chính tả trừ 0,5 đ - 
Viết xấu , sai kích thước toàn bài trừ 1đ )
 -Tập làm văn: 5đ (Nội dung đủ: 3đ
Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả: 1đ
Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch: 1đ)
 Tiếng Việt đọc: 10đ 
 - Bài đọc thầm và trả lời câu hỏi : 5 đ
 ( Câu 1,2,3,4 mỗi câu 0,5đ; Câu5,6,7mỗi câu 1đ)
 -Bài đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: 5đ (Đọc 4đ ; trả lời đúng 1đ )
 Cách tính điểm
Điểm Tiếng Việt = (Tiếng Việt viết + Tiếng Việt đọc) :2 (lấy điểm nguyên)

File đính kèm:

  • docKTDK GIUA HK2 0910 MON TIENG VIET LOP 4.doc