Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Long Tân

docx6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Long Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Long Tân	 Thứ sáu, ngày 21 tháng 3 năm 2014
 Lớp: 4...... 	 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - Năm học 2013 - 2014
 Họ và tên: .......................................... Môn: Tiếng Việt (Viết) 
 Thời gian: 40 phút. 	
Điểm
Lời phê của giáo viên
1. Chính tả (Nghe - Viết): (5điểm)
 Bài:
2. Tập làm văn: (5điểm)
 Đề bài: Em hãy tả một cây cho bóng mát hoặc cây hoa mà em thích.
Bài làm
Trường TH Long Tân	 Thứ sáu, ngày 21 tháng 3 năm 2014
Lớp: 4....	 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - Năm học 2013 - 2014
Họ và tên: .................................. Môn: Tiếng Việt ( Đọc - Hiểu) 
 Thời gian: 40 phút. 	
ĐTT:
ĐH:
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề: Đọc - Hiểu (5 điểm)
 Đọc thầm bài vănsau:	Bài: Hoa học trò
 Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành: phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau
 Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
 Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. 
 	 Theo XUÂN DIỆU
 Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 7 dưới đây: 
Câu 1. Hoa phượng có màu gì? (0,5đ)
	A. Màu vàng.
	B. Màu đỏ.
	C. Màu tím. 
Câu 2. Mùa xuân lá phượng như thế nào? (0,5đ)
	A. Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
	B. Lá bắt đầu rụng.
	C. Ngon lành như lá me non.
 Câu 3. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? (0,5đ)
	A. Vì hoa phượng cho ta bóng mát.
B. Vì phượng có hoa màu đỏ.	
C. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
Câu 4. Nội dung của bài văn nói lên điều gì? (0,5đ)
A. Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và	 niềm vui của tuổi học trò.
	B. Nói về tuổi học trò.
	C. Tình cảm của tác giả với cậu học trò.
Câu 5.Tác dụng của dấu gạch ngang được in đậm trong đoạn văn sau đây là gì? (0,5đ)
	Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên hỏi bác sĩ:
	- Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.
	A. Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.
	B. Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
	C. Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
Câu 6. Câu: “Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)
	A. Ai là gì? 
	B. Ai làm gì? 
	C. Ai thế nào?
Câu 7. Trong các từ sau, từ đồng nghĩa với từ “Dũng cảm” là: (0,5đ)
	A. Mạnh khỏe. 
	B. Gan dạ. 
	C. Chăm chỉ.
Câu 8. Tìm và gạch chân một gạch dưới bộ phân chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu văn dưới đây: (0,5đ)
	Trong lớp, bạn Anh Đức là người học giỏi nhất.
Câu 9. Xác định và viết lại câu cầu khiến trong đoạn văn sau: (0,5đ)
	Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hương giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gióHương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
Câu 10. Em hãy đặt một câu cầu khiến với người khác: (0,5đ)
Hết
PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH LONG TÂN Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
 Long Tân, ngày 15 tháng 3 năm 2014
ĐÁP ÁN
 Kiểm tra giữa học kỳ II năm học 2013-2014
Môn Tiếng Việt - Lớp 4.
I. Phần Đọc: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Giáo viên cho học sinh kiểm tra rải đều trong các tiết Ôn tập.
2. Đọc – Hiểu: (5 điểm)
(Làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
B
A
C 
A
C
C
B
 Câu 8. Tìm và gạch chân một gạch dưới bộ phân chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu văn dưới đây: (0,5đ)
	Trong lớp, bạn Anh Đức là người học giỏi nhất.
Câu 9. Xác định và viết lại câu cầu khiến trong đoạn văn là: (0,5đ)
	Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
Câu 10. Em hãy đặt một câu cầu khiến với người khác: (0,5đ)
Linh ơi, đưa giùm tớ cái cặp.
Hoặc:
Mẹ về quê cho con gửi lời hỏi thăm sức khỏe ông, bà mẹ nhé!
 (Học sinh có thể viết những câu khác nhưng đảm bảo theo yêu cầu vẫn đạt 0,5 điểm)
 * Lưu ý: Nếu đầu câu không viết hoa, thiếu dấu câu hoặc sai dấu câu trừ 0,25 điểm cho toàn câu. Sai mẫu câu không tính điểm.
 II. Phần Viết: (10 điểm)
 1. Chính tả: (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài:
Bài: Hoa giấy
Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trờ càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời...Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.
	 Theo Trần Hoài Dương
* Hướng dẫn chấm:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn đạt 5 điểm.
- Sai âm đầu, vần, dấu thanh, danh từ riêng không viết hoa mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.
- Chữ viết không đúng quy định, sai độ cao, khoảng cách, không sạch sẽ trừ 1điểm toàn bài.
2.Tập làm văn: (5 điểm)
* Yêu cầu:
	Mở bài:
- Giới thiệu được cây em định tả là gì? Em thấy nó ở đâu? 
Thân bài:
- Tả bao quát được hình dáng của cây và các bộ phận của cây. 
- Nêu lợi ích của cây. 
Kết bài:
- Nêu được cảm nghĩ của bản thân về hình dáng và lợi ích của cây đó. 
* Biểu điểm:
 - Điểm 4,5 - 5: Thực hiện tốt các yêu cầu (thể loại, nội dung, hình thức). Lời văn diễn đạt gãy gọn, mạch lạc. Lỗi chung không đáng kể.
 - Điểm 3,5 - 4: Thực hiện đúng các yêu cầu nhưng lời văn còn khuôn sáo, liên kết câu chưa chặt chẽ.
 - Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thực hiện ở mức trung bình, nội dung còn đơn điệu, chỉ viết được một số ý ở mức độ chung chung.
 - Điểm 1,5 - 2: Các yêu cầu chưa được thực hiện đầy đủ. Câu văn rời rạc hoặc chỉ mới viết 1- 2 câu, hình thức trình bày chưa đúng.
 - Điểm 0,5 - 1: Không viết được hoặc viết không tròn câu, không đủ ý diễn đạt.
 Hết

File đính kèm:

  • docxDE KT TIENG VIET 4 GHKII 1314.docx