Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Nguyễn Văn Tam

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Nguyễn Văn Tam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:
Lớp: 4
đề khảo sát chất lượng giữa kỳ II - tiếng việt 4
1.Từ nào trái nghĩa với từ “đoàn kết”?
A. Hoà bình.
B. Chia rẽ.
C. Thương yêu.
2. Tiếng “nhân” trong từ nào dưới đây có nghĩa là người?
A. Nhân tài.
B. Nhân từ
C. Nhân ái.
3.Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?
“Cô hỏi: “sao trò không chịu làm bài” Nó cứ làm thinh, mãi sau nó mới bảo “thưa cô, con không có ba””.
A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu một sự liệt kê.
C. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
4.Câu sau có bao nhiêu từ phức?
Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền Hạnh là học sinh tiên tiến.
A. 4 từ
B. 6 từ
C. 18 từ
5.Dòng nào dưới đây nêu dúng nghĩa của tiếng “hiền” trong các từ: hiền tài, hiền triết, hiền hoà.
A. Người hiền lành và tốt tính
B. Người có đức hạnh và tài năng
C. Cả hai ý trên đều đúng.
6.Em hiểu nghĩa của câu “lá lành đùm lá rách” là như thế nào?
A. Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn.
B. Giúp đỡ san xẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
C. Người may mắn giúp đỡ người gặp bất hạnh.
7.Có mấy từ láy trong hai câu thơ sau?
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
A. 1 từ
B. 3 từ
C. 4 từ
8.Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ ghép tổng hợp?
A. Trái cây, xe máy, đường sữa, xe dạp, đường bộ
B. Tươi ngon, nhà cửa, bát đũa, bàn ghế, tình nghĩa.
C. Tàu hoả, đường biển, ôtô, dưa hấu, máy bay
9.Dòng nào dưới đay chỉ gồm từ láy?
A. Háo hức, cheo leo, mênh mông, chầm chậm.
B. Chắc khoẻ, monh manh, cheo leo, se sẽ.
C. Háo hức, cheo leo, lặng im, mênh mông, chầm chậm
10.Có bao nhiêu danh từ trong đoạn thơ sau?
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thì thầm tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
A. 7
B. 9 
C. 11
11.Người ngay thẳng không sợ bị nói xấu là nghĩa của thành ngư nào dưới đây?
A. Cây ngay không sợ chết đứng
B. Thẳng như ruột ngựa
C. Đói cho sạch, rách cho thơm.
12.Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho đúng với nghĩa của mỗi từ?
a. Tự trọng
1,Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
b. Tự tin
2, Quyết định lấy công việc, cuộc sống của mình
c. Tự kiêu
3, Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
d. Tự quyết
4, Tin vào bản thân mình.
13. Nối ý bên phải với ý bên trái sao cho phù hợp.
a. Danh từ chỉ hiện tượng.
1, Ông bà, cha mẹ, bác sĩ, công an.
b. Danh từ chỉ đơn vị.
2, Đạo đức, kỷ niệm, hi vọng, ký ức.
c. Danh từ chỉ khái niệm.
3, Dòng, đôi, cặp, bộ, đoàn
d. Danh từ chỉ người.
4, Mưa, gió, nắng, lụt, tuyết
Từ nào chứa tiếng “trung” với nghĩa là “ở giữa”.
A. Trung hậu.
B. Trung kiên
C. Trung tâm.
15.Dòng nào nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau?
	Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: “Bố khó thở lắm!”. Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc.
 A. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
 B. Dùng để đánh dấu những từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.
16.Có bao nhiêu động từ trong đoạn văn sau?
	Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa”. 
5 động từ.
B. 6động từ
C. 7 động từ
17.Thứ tự nào chỉ mức độ giảm dần của màu đỏ?
 A. Đỏ hơn son -> đỏ như son -> đỏ nhất -> đỏ hơn -> đỏ.
 B. Đỏ -> đỏ hơn -> đỏ nhất -> đỏ như son -> đỏ hơn son.
 C. Đỏ hơn -> đỏ -> đỏ nhất -> đỏ như son -> đỏ hơn son.
18Câu hỏi “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”. Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình hay hỏi người khác?
A. Tự hỏi mình
B. Hỏi người khác.
19.Có mấy câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau?
	Hàng trăm con voi đang tiiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc vòng vàng. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng.
B. 1
B. 2
C. 3
20.Có mấy câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau?
	Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám, mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.
B. 2
B. 3
C. 4
21.Dòng nào dưới đây gồm những từ dùng để miêu tả vẻ đẹp bên trong của con người?
A. Thuỳ mị, hiền diệu, hiền hậu, dịu dàng, đằm thắm, nết na.
B. Xinh đep, xinh tươi, xinh xinh, lộng lẫy, rực rỡ, thướt tha.
C. Tươi đẹp, thơ mộng, huy hoàng, tráng lệ, sặc sỡ, mĩ lệ.
22.Nối ý bên trái với ý bên phải để tạo thành câu kể Ai là gì?
Bạn Nam.	1. Là sứ giả của bình minh.
Chim công	2. Là người miền Trung.
Đại bàng.	3. Là một nghệ sĩ múa.
Gà trống.	4. Là dũng sĩ của rừng xanh.
23.Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm?
A. Can đảm, gan dạ, gan lì, táo bạo, bạc nhược, nhu nhược.
B. Can đảm, gan dạ, anh dũng, anh hùng, hèn hạ, hèn mạt.
C. Can đảm, gan dạ, gan lì, táo bạo, anh dũng, anh hùng.
24. Câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn sau đây dùng để làm gì?
	Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. 
A. Dùng để giới thiệu
B. Dùng để giới thiệu
C. Cả hai ý trên đều đúng.
25. Xác định chủ ngữ trong câu sau:
“ Những hạt mưa lất phất chỉ đủ mềm mại áo và mơn man tà áo của người qua đường”.
A. Những hạt mưa
B. Những hạt mưa lất phất
C. Hạt mưa

File đính kèm:

  • docDE KIEM DINH CL TIENG VIET LOP 4.doc