Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Tam Khương

doc10 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Tam Khương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN ĐỐNG ĐA
Trường tiểu học Tam Khương
&œ
KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Môn: Tiếng Việt Lớp 5
 Năm học 2013-2014
(Thời gian làm bài 90 phút)
 Họ và tên:........................................................................................... Lớp ..............	
A. KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm)
I. ĐỌC HIỂU: (5 điểm) Đọc thầm bài: “NGHĨA THẦY TRÒ”.
Sách Tiếng Việt lớp 5- Tập II –Trang 78/ 79
(Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây).
Câu 1: Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để làm gì?
 A. Để học chữ của thầy. B. Để mừng thọ thầy. 
 C. Đến thăm thầy. D. Để mượn sách của thầy.
Câu 2: Khi nghe thầy giáo Chu nói: “Bây giờ, nhân có đủ các môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng”. Thái độ của các môn sinh ra sao?
A. Các môn sinh thuyết phục thầy không cần phải làm vậy.
B. Các môn sinh lắc đầu không ai chịu đi.
C. Các môn sinh đồng thanh dạ ran.
Câu 3: Nội dung chính của bài văn trên nói về điều gì?
A. Cụ giáo Chu. B. Các môn sinh.
 C. Cảnh mừng thọ thầy. D. Nghĩa thầy trò.
Câu 4: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy chữ cho cụ từ thuở vỡ lòng, được thể hiện qua những mặt nào?
A. Lời nói.	
B. Hành động.	
C. Cả lời nói và hành động.
Câu 5: Những từ nào không đồng nghĩa với từ công dân?
a. công bằng b. dân chúng c. công chúng d. nhân dân e. công dân 
Câu 6: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: bảo vệ, bảo toàn, bảo mât, bí mật 
..phòng giam.
Hoạt động. trong vùng địch. 
Xây dựng vàTổ quốc.
..lực lượng.
 Câu 7: Xác định các vế câu trong các câu ghép sau:
Các bạn nhỏ mồ côi đã có một cái Tết ấm áp nhờ chúng ta tích cực làm từ thiện.
 Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập.
Câu 8: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau: 
Mưa càng lâu
 thì chúng tôi sẽ được bố mẹ cho đi nghỉ hè ở Cửa Lò. 
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG (5 điểm)
Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK các bài sau
Phong cảnh đền Hùng
Phân xử tài tình
Tiếng rao đêm
KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)
Chính tả : HS viết đoạn: Kĩ thuật tranh làng Hồ - càng ngắm càng ưa nhìn Tranh làng Hồ (TV5/2 - 88,89)
Tập làm văn: 
 Đề bài : Em hãy tả lại một người thân đang làm việc.
 HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
GIỮA HỌC KÌ II – KHỐI 5- NĂM HỌC 2013-2014
A. ĐỌC HIỂU: ( 10 điểm) 
 I. ĐỌC THẦM VÀ TRẮC NGHIỆM : ( 5 điểm)
(Khoanh tròn vào mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm).
1. B 2. C 3. D 4. B 5. A
6. a. bảo mật b. bí mật c. bảo vệ d. bảo toàn (0,5đ)
Câu 7: Xác định các vế câu trong các câu ghép sau: ( 1đ)
Các bạn nhỏ mồ côi đã có một cái Tết ấm áp nhờ chúng ta tích cực làm từ thiện.
 Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập.
Câu 8: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau: (1đ) 
Mưa càng lâu
 thì chúng tôi sẽ được bố mẹ cho đi nghỉ hè ở Cửa Lò. 
KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)
1. Chính tả : HS viết đoạn: Tranh làng Hồ
Thời gian viết trong vòng 20 phút.
Sai một lỗi - 0,5 điểm
Sai quá 10 lỗi bài viết của HS vẫn phải cho 0,5 điểm
2. Tập làm văn: 
 Đề bài : Em hãy tả lại một người thân đang làm việc.
Đầy đủ 3 phần MB - TB - KL; nêu được yêu cầu của đề bài; tả được hình dáng, hoạt động của người thân khi đang làm việc : 2,5 - 3 điểm
Câu văn có hình ảnh, diễn đạt rõ ràng, rành mạch, sai không quá 4 lỗi chính tả : 3,5 - 4 điểm
Bài viết sinh động, câu văn diễn đạt tình cảm , sử dụng tốt các biện pháp tu từ sai không quá 2 lỗi chính tả: 4,5 - 5 điểm
Bài viết sơ sài, thiếu một trong 2 yếu tố hình dáng hoặc hoạt động 1,5 - 2 điểm
Bài bố cục chưa rõ ràng, không đúng yêu cầu của đề 0,5 - 1 điểm
 Trường tiểu học Tam Khương
 Năm học: 2013 – 2014 
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 2 (đề số 2)
Môn Tiếng Việt – Lớp 5
Thời gian : 60 phút (ngày / 3 / 2014 )
KIỂM TRA ĐỌC
ĐỌC HIỂU
Đọc bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (STV5/2 - tr 83 - 84 )
Hãy khoanh vào đáp án đúng
Câu 1: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn lí do gì?
a/ Hội làng
b/ Mừng vụ mùa bội thu.
c/ Từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.
Câu 2: Sắp xếp thứ tự đúng việc lấy lửa trước khi thổi cơm trong hội thi.
 a/ Leo lên cây chuối bôi mỡ bong nhẫy 
 b/ Châm hương vào diêm cho cháy
 c/ Trống hiệu
 d/ Lấy nén hương cắm trên ngọn cây chuối
Câu 3: Họ nấu cơm thi như thế nào?
a/ Nấu trong bếp nhà ông trưởng họ
b/ Ngồi trên sân đình
c/ Người thi vừa đi vừa nấu cơm. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen uốn lượn trên sân đình.
Câu 4: Tại sao nói việc giật giải trong hội thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”?
a/ Vì đó là bằng chứng cho thấy đội thi tài giỏi, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý.
b/ Vì giải nhất có giá trị vật chất rất lớn
c/ Vì được cả làng đưa sang thi với làng khác.
Câu 5: Bài văn thể hiện tình cảm gì đối với nét đẹp cổ truyền trong văn hóa dân gian?
a/ Tình cảm trân trọng tự hào
b/ Tình cảm thành kính, thiêng liêng
c/ Tình cảm yêu thương
Câu 6: Các câu sau trong bài được liên kết với nhau bằng cách nào? Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng và điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
 Bằng cách lặp từ. Đó là từ 
 Bằng cách thay thế từ. Đó là từ 
Câu 7: Xác định các vế câu trong câu ghép sau
Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
Câu 8: Điền quan hệ từ thích hợp với mỗi câu ghép sau:
a/ Tiếng cười đem lại niềm vui cho mọi người ..nó còn là liều thuốc 
tốt cho sức khỏe.
b/ Tôi bị điểm kém .bố mẹ sẽ không tha thứ cho tôi.
Câu 9: Điền vế câu thích hợpđể hoàn chỉnh câu ghép sau:
Đang học, tiếng trống vừa vang lên
ĐỌC THÀNH TIẾNG (5 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi một trong các bài tập đọc sau:
- Lập làng giữ biển (TV5/2 - tr 36)
- Luật tục xưa của người Ê - đê (TV5/2 - tr 56)
- Tranh làng Hồ (TV5/2 - tr 88)
B. KIỂM TRA VIẾT
I. CHÍNH TẢ :
Học sinh viết đoạn “Từ sáng sớm .học trò theo sau” - bài Nghĩa thầy trò (TV5/2 - tr 79)
II. TẬP LÀM VĂN
Hãy tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
KIỂM TRA ĐỌC
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
1 - C
2 - A
3 - D
4 - B
C
A
A
A
Từ người
Điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 7: Xác định các vế câu trong câu ghép sau (0,5đ)
Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi 
VC1 VC 2
cơm.
Câu 8: Điền quan hệ từ thích hợp với mỗi câu ghép sau: (1đ)
a/ Tiếng cười không những đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là liều thuốc 
tốt cho sức khỏe.
b/ Tôi mà bị điểm kém thì bố mẹ sẽ không tha thứ cho tôi.
Câu 9: Điền vế câu thích hợpđể hoàn chỉnh câu ghép sau:(0,5đ)
Đang học, tiếng trống vừa vang lên
KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả : HS viết đoạn(5điểm) 
Thời gian viết trong vòng 20 phút.
Sai một lỗi - 0,5 điểm
Sai quá 10 lỗi bài viết của HS vẫn phải cho 0,5 điểm
2. Tập làm văn: (5điểm) 
 Đề bài : Hãy tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
Đầy đủ 3 phần MB - TB - KL; nêu được yêu cầu của đề bài; tả được hình dáng, đặc điểm của đồ vật, nêu được lí do em yêu thích đồ vật : 2,5 - 3 điểm
Câu văn có hình ảnh, diễn đạt rõ ràng, rành mạch, sai không quá 4 lỗi chính tả : 3,5 - 4 điểm
Bài viết sinh động, câu văn diễn đạt tình cảm , sử dụng tốt các biện pháp tu từ sai không quá 2 lỗi chính tả: 4,5 - 5 điểm
Bài viết sơ sài chưa nêu được hình dáng, đặc điểm hoặc lí do yêu thích 1,5 - 2 điểm
Bài bố cục chưa rõ ràng, không đúng yêu cầu của đề 0,5 - 1 điểm
Trường tiểu học Tam Khương
 Năm học: 2013 – 2014 
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 2 (đề số 3)
Môn Tiếng Việt – Lớp 5
Thời gian : 60 phút (ngày / 3 / 2014 )
KIỂM TRA ĐỌC
ĐỌC HIỂU
ĐỌC BÀI “Phân xử tài tình” (STV5/2 - tr ), dựa vào nội dung bài đọc
Hãy khoanh vào đáp án đúng:
Câu 1: Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
A. Tìm người làm chứng
B. Quan cho lính về nhà hai người đàn bà để điều tra chứng cứ.
C. Sai xé đôi tấm vải, chia đều cho hai người.
Câu 2: Tại sao quan cho rằng người khóc mới là chủ nhân của tấm vải?
A. Vì người đó rất đáng thương.	
B. Vì chỉ người nào bỏ công sức để làm ra tấm vải thì mới biết xót khi thành quả lao động bị phá hỏng.
C. Vì đó là biểu hiện của lòng trung thực.
Câu 3: Quan án đã dùng cách nào để tìm ra kẻ lấy cắp tiền của nhà chùa?
A. Quan đã cho tra khảo từng người một.
B. Quan cho mỗi người cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn vừa niệm Phật, ai gian dối Phật sẽ làm thóc trong tay kẻ đó nảy mầm.
C. Quan lệnh cho mọi người cầu khấn Đức Phật để tìm ra kẻ gian.
Câu 4: Tại sao quan án lại dùng cách trên để tìm ra kẻ lấy cắp tiền của nhà chùa?
A. Vì quan tin rằng thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.
B. Vì quan muốn kẻ gian hối hận mà nhận tội.
C. Vì quan tin rằng kẻ nào làm việc gian dối thì sẽ lo sợ và lộ mặt.
Câu 5: Từ nào không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại
A. An ninh
B. An toàn
C. An ủi
D. Bình an
Câu 6: Dùng từ hoặc cặp quan hệ từ phù hợp để nối các vế câu của câu ghép.
Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm.
.
Câu 7: Khoanh vào quan hệ từ nối các vế câu và gạch chéo tách CN - VN của từng vế câu trong câu ghép sau:
Quan lập tức cho bắt chú tiều vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.
Câu 8: Hai câu “Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.” liên kết với nhau theo cách nào?Đánh dấu x vào ô chỉ ý đúng
 Băng cách lặp từ ngữ. từ ngữ được lặp lại là: 
 Bằng cách thay thế từ ngữ, dùng từ thay thế từ 
Câu 9: Thêm vế câu và dấu câu hoặc quan hệ từ phù hợp để hoàn chỉnh câu ghép:
Thỏ thua Rùa.
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG(5 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi một trong các bài tập đọc sau:
- Trí dũng song toàn (TV5/2 - tr 25)
- Chú đi tuần (TV5/2 - tr 51)
- Tranh làng Hồ (TV5/2 - tr 88)
KIỂM TRA VIẾT
CHÍNH TẢ
Bài viết hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân (TV5/2 - tr 83)
Đoạn : từ đầu ..mỗi người một việc
TẬP LÀM VĂN
Đề bài: Em hãy tả thầy (cô) giáo đã để lại nhiều ấn tượng đẹp với em trong những năm học bậc Tiểu học
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
C
B
B
C
C
Điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 6: Dùng từ hoặc cặp quan hệ từ phù hợp để nối các vế câu của câu ghép.(0,5đ)
Nếu ai gian thì Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm.
vì
Câu 7: Khoanh vào quan hệ từ nối các vế câu và gạch chéo tách CN - VN của từng vế câu trong câu ghép sau:.(1đ)
Quan lập tức cho bắt chú tiểu chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.
Câu 8: Hai câu “Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.” liên kết với nhau theo cách nào?Đánh dấu x vào ô chỉ ý đúng.(0,5đ)
 Bằng cách lặp từ ngữ. từ ngữ được lặp lại là: 
x
 Bằng cách thay thế từ ngữ, dùng từ ông thay thế từ vị quan án
Câu 9: Thêm vế câu và dấu câu hoặc quan hệ từ phù hợp để hoàn chỉnh câu ghép:.(0,5đ)
Thỏ thua Rùa.
KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)
1. Chính tả : HS viết đoạn: (5điểm) 
Thời gian viết trong vòng 20 phút.
Sai một lỗi - 0,5 điểm
Sai quá 10 lỗi bài viết của HS vẫn phải cho 0,5 điểm
2. Tập làm văn: (5điểm) 
 Đề bài : Em hãy tả thầy (cô) giáo đã để lại nhiều ấn tượng đẹp với em trong những năm học bậc Tiểu học
Đầy đủ 3 phần MB - TB - KL; nêu được yêu cầu của đề bài; tả được hình dáng, tính nết của thầy cô giáo đối với HS - với mọi người, nêu được kỉ niệm hoặc ấn tượng của thầy cô giáo đối với em : 2,5 - 3 điểm
Câu văn có hình ảnh, diễn đạt rõ ràng, rành mạch, sai không quá 4 lỗi chính tả : 3,5 - 4 điểm
Bài viết sinh động, câu văn diễn đạt tình cảm , sử dụng tốt các biện pháp tu từ sai không quá 2 lỗi chính tả: 4,5 - 5 điểm
Bài viết sơ sài, thiếu một trong 2 yếu tố hình dáng hoặc tính nết hoặc kỉ niệm 1,5 - 2 điểm
Bài bố cục chưa rõ ràng, không đúng yêu cầu của đề 0,5 - 1 điểm

File đính kèm:

  • docKT GK2 TV.doc