Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Đắk Ang

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Đắk Ang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD NGỌC HỒI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II. NĂM 2008- 2009 
TRƯỜNG TH ĐẮK ANG MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5
 Thời gian làm bài : 40 phút
 ( Không kể thời gian giao đề.)
A. KIỂM TRA ĐỌC 
I. Đọc thành tiếng một trong các bài sau, kết hợp trả lời câu hỏi theo nội dung bài đọc:
Một vụ đắm tàu. STVT2/ lớp 5 trang 108
Con gái. STVT2/ lớp 5 trang 112
Thuần phục sư tử. STVT2/ lớp 5 trang 117
Tà áo dài Việt Nam. STVT2/ lớp 5 trang 122
Công việc đầu tiên. STVT2/ lớp 5 trang 126
Bầm ơi. STVT2/ lớp 5 trang 130
Út Vịnh. STVT2/ lớp 5 trang 136
Những cánh buồm. STVT2/ lớp 5 trang 140
Sang năm con lên bảy. STVT2/ lớp 5 trang 149
Lớp học trên đường STVT2/ lớp 5 trang 153
Nếu trái đất thiếu trẻ con. STVT2/ lớp 5 trang 157
II. Đọc thầm: 
1. Đọc thầm đoạn văn sau:
Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói đến cái đẹp, cái lớn quê mình. 
Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi. 
Như con chiên ngoan mơ về “ Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già Đá Chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên Pháo Đài. Tôi nhớ những dòng nước lấp lánh từ triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thong thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.....
 (Trích Tản văn Mai Văn Tạo)
2. Dựa vào nội dung bài đọc trả lời câu hỏi ,bằng cách khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất .
Câu 1: Em hãy chọn một đề bài thích hợp nhất cho đoạn văn trên:
A. Quê hương	B. Cảnh đẹp quê hương	C. Kỉ niệm về quê hương
Câu 2: Khi đi xa về làng tác giả thích nói đến cái gì của quê hương ?
A.Thích nói đến cái đẹp, kể với bà con láng giềng chuyện bốn phương .
B. Thích nói đến cái đẹp, cái lớn của quê mình.
C. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Tác giả yêu những gì của quê hương ?
A. Yêu cánh đồng, tiếng chuông chùa, ánh nắng chiều, màu đá xám đen, tấm phên xác xơ.
B. Yêu cánh đồng, tiếng chuông chùa, ngọn cỏ phất phơ, dòng nước lấp loáng, con người.
C. Yêu cánh đồng, tiếng chuông chùa, ánh nắng chiều, dòng sông, tấm phên xác xơ.
Câu 4: Trong câu văn:“Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh.” Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả:
A. Nhân hoá	B. So sánh	C. Nhân hoá và so sánh 
Câu 5: Tác giả mong gặp lại những gì của quê hương ?
A. Cây đa bến Miễu, cây me già Đá Chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên Pháo Đài .
B. Cây đa bến Miễu, dòng sông quê hương, người làng.
C. Cây me già Đá Chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên Pháo Đài, người làng.
Câu 6: Dấu phẩy trong câu:“Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh” có tác dụng gì:
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
B. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ trong câu.
C. Ngăn cách các chủ ngữ trong câu.
Câu 7: Câu ghép “Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá” các vế câu nối với nhau bằng cách nào:
A. Nối trực tiếp( không dùng từ nối ). 
B. Nối bằng một quan hệ từ.
C. Nối bằng một cặp quan hệ từ.
Câu 8: Trong câu “Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi” liên kết với câu đứng liền trước bằng cách nào?
A. Bằng cách thay thế từ ngữ.	 B. Bằng từ ngữ nối. 	 C. Bằng cách lặp từ ngữ.
Câu 9: Từ nào viết đúng chính tả?
A. Ngọc Hồi – Kon Tum	 B. Ngọc hồi – kon Tum C. Ngọc hồi – kon Tum
Câu 10: Từ đồng nghĩa với “giữ gìn” là từ:
A. Phá phách 	 B. Bảo vệ 	 C. Hủy hoại
B. Phần viết
 I. Viết chính tả( nghe - viết) (15 - 20 phút)- (GV đọc cho HS viết bài vào giấy ô li)
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
 Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng M ĩ thuật Đông Dương năm 1931 và sớm nổi danh từ trước Cách mạng tháng Tám với các bức tranh Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, Nước nhà độc lập, ông hăng hái tham gia công tác cách mạng bằng tài năng hội hoạ của mình. Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ông đi cùng bộ đội, dân công hoả tuyến, vẽ nhiều tranh và kí hoạ về họ. Đáng tiếc, chỉ trước ngày chiến thắng gần một tháng, người nghệ sĩ tài năng đã ngã xuống khi chưa đầy 50 tuổi.
Theo Từ điển các nhân vật lịch sử Việt Nam
II.Tập làm văn (35 phút) (Yêu cầu HS viết vào giấy ô li)
 Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Đọc hiểu + Luyện từ và câu( 5 điểm):
Câu
Đáp án
Điểm
1
C
0,5 điểm
2
B
0,5 điểm
3
A
0,5 điểm
4
B
0,5 điểm
5
A
0,5 điểm
6
B
0,5 điểm
7
A
0,5 điểm
8
C
0,5 điểm
9
A
0,5 điểm
10
B
0,5 điểm
 Mỗi câu làm đúng như đáp án ghi 0,5 điểm.
 Làm không đúng như đáp án không ghi điểm.
B.Phần viết:( 10 điểm )
1.Viết chính tả( 5 điểm)
 	- Điểm 4,5 - 5: HS viết đúng chính tả toàn bài, trình bày sạch sẽ, rõ ràng, chữ viết đẹp, đúng mẫu.
 	- Điểm 3,5 - 4: HS trình bày sạch sẽ, rõ ràng, chữ viết đúng mẫu sai từ 2 - 4 lỗi chính tả.
 	- Điểm 2,5 - 3: HS trình bày tương đối sạch sẽ, chữ viết dễ đọc, sai từ 4 - 6 lỗi chính tả.
 	- HS trình bày chưa sạch sẽ, chữ viết xấu, không đúng kỹ thuật trừ toàn bài 1 điểm.
* HS viết sai 2 lỗi khác nhau trừ 0,5 điểm, sai 4 lỗi cùng loại trừ 0,5 điểm. Tuỳ theo mức độ sai lỗi của HS để ghi điểm dưới 2,5.
2. Tập làm văn( 5 điểm):
*Điểm 4,5 -5: HS viết được bài văn theo các yêu cầu sau:
- Trình bày bài văn theo 3 phần.
- Cấu trúc chặt chẽ, độ dài từ 10 - 15 câu.
 - Bài viết đúng theo yêu cầu đề bài, biết chọn tả những đặc điểm riêng nổi bật để miêu tả.
- Dùng từ, viết câu đúng ngữ pháp, có hình ảnh, diễn đạt khá lưu loát.
- Chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả, trình bày bài sạch sẽ.
 *Điểm 3,5 - 4: 
 - HS viết được bài văn từ 7 - 10 câu, trình bày bài văn theo 3 phần. Miêu tả đúng theo yêu cầu đề bài, cấu trúc tương đối chặt chẽ, diễn đạt khá lưu loát, dùng từ, viết câu đúng ngữ pháp, có hình ảnh.
 - Chữ viết rõ ràng, không sai quá 2 lỗi chính tả.
*Điểm 2,5 - 3:
 - HS viết được bài văn từ 5 - 7 câu, miêu tả đúng theo yêu cầu đề bài trình bày bài văn theo 3 phần.
 - Chữ viết tương đối rõ ràng, không sai quá 3 lỗi chính tả.
 - Tuỳ theo mức độ làm bài của học sinh để ghi điểm 2,5; dưới 2

File đính kèm:

  • docKTDK CUOI KI II TV LOP 5.doc