Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Hướng Phú Thọ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Hướng Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌ VÀ TÊN : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp Năm. . . . Trường TH HƯỚNG THỌ PHÚ ĐỀ 1 BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Điểm: Môn: TIẾNG VIỆT - Khối 5. Năm học : 200 -200 Thời gian : 30 phút Ngày thi : Đọc thầm bài văn sau và làm các bài tập . Hành hương về vùng Đất Tổ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Mỗi người con đất Việt, dù đang sinh sống ở phương trời nào, hẳn không mấy người là không biết đến câu ca ấy. Thuở nhỏ, khi còn nằm trong nôi, tôi cũng đã được nghe mẹ mình ngân nga câu hát đó để vỗ về, đưa tôi vào giấc ngủ. Lớn lên, tôi càng thấu hiểu : đấy là cội nguồn, là mạch sống, là máu thịt quê hương. Ôi, đất Tổ của quê hương xứ sở. Đây là núi Hi Cương. Xung quanh là đồi núi lô nhô muôn hình muôn vẻ cùng chầu về đất Phong Châu. Tôi lần lượt đi thăm đền Hạ. Chính nơi đây, Lạc Long Quân đã lấy Âu Cơ đẻ ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Đền Trung là nơi vua Hùng thường làm việc, lo toan cho quốc gia hưng thịnh. Đền Thượng chính là nơi vua Hùng thứ sáu lập đàn cầu Trời xin cho Thiên tướng xuống giúp, đánh đuổi giặc Ân. Tại đây có đôi câu đối : “ Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà, non nước vẫn quay về đất Tổ . Văn minh đang buổi mới, con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông .” HOÀNG HUÂN Chú giải : Hành hương: đi lễ những nơi đất thiêng, những nơi thờ những bậc thần linh cứu nhân độ thế ( cứu giúp người đời ) hoặc những bậc vua hiền, tướng giỏi, những anh hùng nghĩa sĩ có công lớn với dân, với nước. Lập đàn : dựng đàn nơi cao để tế lễ, cầu xin. Lăng tẩm : lăng của các vua chúa và các công trình xây dựng khu vực. Núi Tản : núi Tản viên (núi Ba Vì ngày nay). Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng nhất hoặc điền từ thích hợp vào chỗ trống các câu hỏi sau : Câu 1 : Vì sao câu ca ở đầu bài được nhiều người biết đến ? a) Vì câu ca đó nhắc mọi người nhớ đến ngày mồng mười tháng ba. b) câu ca đó nhắc mọi người nhớ đến ngày vua Hùng dựng nước. c) Vì câu ca đó nhắc mọi người nhớ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, mồng mười tháng ba. Câu 2 : Những từ ngữ nào cho thấy câu ca ấy đã ăn sâu vào tâm hồn tác giả ? a) Câu hát đó để vỗ về, đưa tôi vào giấc ngủ. b) Cội nguồn, mạch sống, máu thịt quê hương. c) Đất Tổ, quê hương xứ sở. Câu 3 :Câu văn nào nói lên tính chất thiêng liêng của thế đồi núi nơi đây cùng hướng về đấtTổ ? a) Ôi, đất Tổ của quê hương xứ sở. b) Xung quanh là đồi núi lô nhô muôn hình muôn vẻ cùng chầu về đất Phong Châu. c) Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà, non nước vẫn quay về đất Tổ. Câu 4 : Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết lịch sử nào ? a) Sự tích Trăm trứng, Thánh Gióng . b) Sự tích Trăm trứng, Sơn Tinh -Thủy Tinh. c) Sự tích Trăm trứng, Bánh chưng, bánh giày. Câu 5 :Từ có gạch dưới trong câu 2 thay thế cho từ nào ở câu 1 trong đoạn văn sau đây : “Tôi lần lượt đi thăm đền Hạ. Chính nơi đây, Lạc Long Quân đã lấy Âu Cơ đẻ ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai.” Từ nơi đây ( câu 2 ) thay thế cho từ “. . . . . . . . . . . . . .”( câu 1) Câu 6 :Trong đôi câu đối ở cuối bài sự vật nào đã được nhân hóa? a) Lăng tẩm b) Núi Tản sông Đà c) Lăng tẩm, núi Tản sông Đà, non nước Câu 7 : Trong bài có mấy danh từ riêng chỉ tên sông, tên núi ? a) Có 1 danh từ riêng chỉ tên sông, tên núi là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b) Có 2 danh từ riêng chỉ tên sông, tên núi là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . c) Có 3 danh từ riêng chỉ tên sông, tên núi là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 9 : Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết câu sau theo cách lặp từ ngữ. Bữa cơm, Bé nhường hết thức ăn cho em. Hằng ngày,. . . . . . . . .đi câu cá bóng về băm sả hoặc đi lượm vỏ đạn giặc ở ngoài gò về cho mẹ. ( Bé , em, thức ăn ) Câu 9 : Phân tích cấu tạo của câu ghép sau : “ Nếu tôi được đi thăm đền Hùng thì tôi sẽ rất vui sướng.” Chủ ngữ Vị ngữ Vế 1 : Vế 2 : Hai vế câu được nối với nhau bằng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .biểu thị quan hệ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mỗi câu đúng được 0,5 điểm, riêng câu 9 được 1 điểm. GV soạn : Phạm Thị Đẹp Trường TH Hướng Thọ Phú Thị xã Tân An – Long An ĐÁP ÁN Câu 1 : Vì sao câu ca ở đầu bài được nhiều người biết đến ? a) Vì câu ca đó nhắc mọi người nhớ đến ngày mồng mười tháng ba. b) câu ca đó nhắc mọi người nhớ đến ngày vua Hùng dựng nước. X c) Vì câu ca đó nhắc mọi người nhớ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, mồng mười tháng ba. Câu 2 : Những từ ngữ nào cho thấy câu ca ấy đã ăn sâu vào tâm hồn tác giả ? a) Câu hát đó để vỗ về, đưa tôi vào giấc ngủ. X b) Cội nguồn, mạch sống, máu thịt quê hương. c) Đất Tổ, quê hương xứ sở. Câu 3 :Câu văn nào nói lên tính chất thiêng liêng của thế đồi núi nơi đây cùng hướng về đấtTổ ? a) Ôi, đất Tổ của quê hương xứ sở. X b) Xung quanh là đồi núi lô nhô muôn hình muôn vẻ cùng chầu về đất Phong Châu. c) Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà, non nước vẫn quay về đất Tổ. Câu 4 : Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết lịch sử nào ? X a) Sự tích Trăm trứng, Thánh Gióng . b) Sự tích Trăm trứng, Sơn Tinh -Thủy Tinh. c) Sự tích Trăm trứng, Bánh chưng, bánh giày. Câu 5 :Từ có gạch dưới trong câu 2 thay thế cho từ nào ở câu 1 trong đoạn văn sau đây : “Tôi lần lượt đi thăm đền Hạ. Chính nơi đây, Lạc Long Quân đã lấy Âu Cơ đẻ ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai.” Từ nơi đây ( câu 2 ) thay thế cho từ “đền Hạ”( câu 1) Câu 6 :Trong đôi câu đối ở cuối bài sự vật nào đã được nhân hóa? a) Lăng tẩm b) Núi Tản sông Đà X c) Lăng tẩm, núi Tản sông Đà, non nước Câu 7 : Trong bài có mấy danh từ riêng chỉ tên sông, tên núi ? c) Có 3 danh từ riêng chỉ tên sông, tên núi là : núi Hi Cương, núi Tản, sông Đà. Câu 9 : Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết câu sau theo cách lặp từ ngữ. Bữa cơm, Bé nhường hết thức ăn cho em. Hằng ngày, Bé đi câu cá bóng về băm sả hoặc đi lượm vỏ đạn giặc ở ngoài gò về cho mẹ. Câu 9 : Phân tích cấu tạo của câu ghép sau : “ Nếu tôi được đi thăm đền Hùng thì tôi sẽ rất vui sướng.” Chủ ngữ Vị ngữ Vế 1 : tôi được đi thăm đền Hùng Vế 2 : tôi sẽ rất vui sướng Hai vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “Nếu . . . . . .thì . . . . .” biểu thị quan hệ Điều kiện –Kết quả. PGD TRƯỜNG TH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: TIẾNG VIỆT - Khối 5. Năm học : 200 -200 Ngày thi : -Thời gian : 50 phút BÀI KIỂM TRA VIẾT I- Viết Chính tả : (5 điểm) Bài viết : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tân An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. II- Tập làm văn : (5 điểm) a) Đề bài : Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em . Hết PGD TRƯỜNG TH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: TIẾNG VIỆT - Khối 5. Năm học : 200 -200 Ngày thi : -Thời gian : 50 phút BÀI KIỂM TRA VIẾT I- Viết Chính tả : (5 điểm) Bài viết : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tân An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. II- Tập làm văn : (5 điểm) a) Đề bài : Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em . Hết
File đính kèm:
- Tieng viet 5 GHKIIdoc.doc